Cộng Đồng Năng Lượng Nguyên Tử Châu Âu

Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (tiếng Anh: European Atomic Energy Community viết tắt là EAEC hoặc Euratom) là một tổ chức quốc tế bán độc lập, nhưng hoàn toàn do Cộng đồng châu Âu là Ba trụ cột của Liên minh châu Âu kiểm soát.

Các thành viên hiện nay của EAEC.
Các thành viên hiện nay của EAEC.
Tổng quan
Thủ phủBruxelles
Ngôn ngữ chính thức23
KiểuTổ chức quốc tế
Lịch sử
'
Thành lập1958
1 tháng 1 năm 1958
• Hiệp ước Hợp nhất
1 tháng 7 năm 1967
Thành viênCác nước thành viên Liên minh châu Âu
Hoàn toàn do Liên minh châu Âu kiểm soát

Tổ chức này được thành lập ngày 25.3.1957 cùng với Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) bởi Các hiệp ước Roma, được các Cơ quan hành pháp của Cộng đồng Kinh tế châu Âu tiếp quản năm 1967, nhưng vẫn tiếp tục tồn tại riêng rẽ hợp pháp ngay cả sau khi Các cộng đồng châu Âu được hòa nhập vào Liên minh châu Âu như một trụ cột vào năm 1993.

Lịch sử Cộng Đồng Năng Lượng Nguyên Tử Châu Âu

Việc Cấm vận Dầu năm 1967 đã cắt giảm phần lớn tiếp liệu năng lượng cho châu Âu, khiến cho tình trạng thiếu hụt năng lượng trở nên trầm trọng. Do đó Nghị viện châu Âu đã đề nghị mở rộng năng lực của Cộng đồng Than Thép châu Âu để bao gồm cả các nguồn năng lượng khác. Tuy nhiên Jean Monnet, kiến trúc sư và Chủ tịch của Cộng đồng Than Thép châu Âu, lại muốn có một Cộng đồng riêng biệt nhắm vào Năng lượng nguyên tử. Louis Armand được trao trách nhiệm nghiên cứu triển vọng sử dụng Năng lượng hạt nhânchâu Âu. Báo cáo của ông ta kết luận là việc triển khai năng lượng hạt nhân là cần thiết để bù đắp cho việc thiếu năng lượng bởi cạn kiệt các mỏ than và để giảm việc phụ thuộc vào các nước sản xuất dầu. Tuy nhiên các nước BeneluxĐức lại thiết tha về việc thiết lập một thị trường chung tổng quát, mặc dù bị Pháp phản đối vì chính sách bảo hộ nền công nghiệp trong nước của mình, và Jean Monnet nghĩ rằng đó là một nhiệm vụ quá lớn và khó khăn. Cuối cùng, Monnet đề nghị thiết lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử và Các cộng đồng kinh tế riêng biệt để giàn hòa cả hai nhóm.

Hội nghị liên chính phủ về Thị trường chung và Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu tại Lâu đài Val Duchesse (Bỉ) năm 1956 đã soạn thảo các nét chính cần thiết của các hiệp ước mới. Euratom sẽ tăng cường việc hợp tác trong lãnh vực hạt nhân, và cùng với Cộng đồng kinh tế châu Âu, dự phần vào Nghị viện châu Âu và Tòa án Cộng đồng châu Âu của Cộng đồng Than Thép châu Âu, nhưng không dự phần vào các quyền hành pháp của nó. Euratom phải có Ủy ban riêng của mình, ít quyền hành hơn Cơ quan quyền hành cấp cao của Cộng đồng Than Thép châu Âu và Hội đồng châu Âu. Ngày 25.3.1957, Hiệp ước Roma được "6 nước bên trong" ký kết và ngày 1.1.1958 bắt đầu có hiệu lực.

Để tránh lãng phí các tài nguyên, các cơ quan hành pháp được thiết lập bởi Hiệp ước Roma này đã hợp nhất với nhau năm 1965 bởi Hiệp ước Hiệp nhất (Meger Treaty). Các cơ chế của Cộng đồng Kinh tế châu Âu sẽ chịu trách nhiệm về việc điều hành Cộng đồng Kinh tế châu Âu và Euratom, với tất cả ba cơ chế thời đó gọi là Các cộng đồng châu Âu, mặc dù mỗi cơ chế đều tồn tại riêng cách hợp pháp. Năm 1993, Hiệp ước Maastricht lập ra Liên minh châu Âu, gộp các Cộng đồng nói trên vào trụ cột của Cộng đồng châu Âu, còn Euratom vẫn giữ tư cách pháp nhân riêng hợp pháp.

Hiến pháp châu Âu định củng cố mọi hiệp ước trước kia và tăng cường tính trách nhiệm dân chủ trong các hiệp ước đó. Euratom đã không thay đổi theo cùng cách của các hiệp ước khác và vì thế Nghị viện châu Âu đã cấp ít quyền hành cho tổ chức này. Tuy nhiên, lý do mà tổ chức này đã không thay đổi cũng chính là lý do mà Hiến pháp để cho nó tách riêng khỏi các phần còn lại của Liên minh vì e ngại các ý kiến chống hạt nhân trong số các cử tri (khi bỏ phiếu)..

Mục tiêu và các thành tựu Cộng Đồng Năng Lượng Nguyên Tử Châu Âu

Các mục tiêu của Euratom là thiết lập một thị trường đặc biệt cho năng lượng hạt nhân và phân phối năng lượng này thông qua Cộng đồng, đồng thời phát triển và bán năng lượng hạt nhân thặng dư cho các nước ngoài Cộng đồng. Dự án chính hiện nay của cơ quan này là tham gia vào Lò phản ứng thực nghiệm Nhiệt hạch quốc tế (International Thermonuclear Experimental Reactor, (ITER)) được tài trợ dưới phần hạt nhân của "Chương trình khung thứ 7" (FP7). Euratom cũng đưa ra một cơ chế vay tiền để tài trợ các dự án năng lượng hạt nhân trong Liên minh châu Âu.

Trong nội quy, điều 37 của Hiệp ước thành lập Euratom, thể hiện việc ban hành pháp luật tiên phong liên quan tới các nghĩa vụ bó buộc mọi nước trong Cộng đồng phải tôn trọng tình trạng môi trường và bảo vệ con người

Các chủ tịch của Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu Cộng Đồng Năng Lượng Nguyên Tử Châu Âu

Năm ủy viên của Ủy ban chỉ do 3 chủ tịch lãnh đạo, khi cơ quan này có quyền hành xử độc lập (1958-1967), tất cả đều là người Pháp;

  • Louis Armand 1958-1959 - Ủy ban Armand
  • Étienne Hirsch 1959-1962- Ủy ban Hirsch
  • Pierre Chatenet 1962-1967- Ủy ban Chatenet

Tham khảo

Liên kết ngoài


Bản mẫu:European Union topics

Tags:

Lịch sử Cộng Đồng Năng Lượng Nguyên Tử Châu ÂuMục tiêu và các thành tựu Cộng Đồng Năng Lượng Nguyên Tử Châu ÂuCác chủ tịch của Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu Cộng Đồng Năng Lượng Nguyên Tử Châu ÂuCộng Đồng Năng Lượng Nguyên Tử Châu ÂuCộng đồng châu ÂuLiên minh châu ÂuTiếng AnhTổ chức quốc tế

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Xuân QuỳnhSinh sản vô tínhTô HoàiBảng chữ cái tiếng AnhInter MilanĐại dịch COVID-19 tại Việt NamÔ nhiễm môi trườngBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamLe SserafimBình DươngDương Tử (diễn viên)Loạn luânChiến tranh thế giới thứ haiVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandĐà NẵngTrương Mỹ LanBài Tiến lênTôn giáo tại Việt NamNewJeansFormaldehydeNgười TàyTitanic (phim 1997)SécVachirawit Chiva-areeThuận TrịThiếu nữ bên hoa huệTriết họcCà MauNguyễn Thị Kim NgânB-52 trong Chiến tranh Việt NamBill GatesHạ LongSóc TrăngGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Sân bay quốc tế Long ThànhGallonTây Ban NhaTrí tuệ nhân tạoAnh trai Say HiNhư Ý truyệnLiverpool F.C.LàoKim Bình Mai (phim 2008)Tưởng Giới ThạchQuân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamTrạm cứu hộ trái timTrịnh Công SơnVõ Tắc ThiênBến TreNgaDân số thế giớiHà LanBiển ĐôngVũ Trọng PhụngLương CườngQuần thể di tích Cố đô HuếTrần Cẩm TúThuật toánMin Hee-jinTây NinhLệnh Ý Hoàng quý phiBộ đội Biên phòng Việt NamSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Hồn Trương Ba, da hàng thịtParis Saint-Germain F.C.Quân đoàn 4, Quân đội nhân dân Việt NamChiếc thuyền ngoài xaChiến tranh Nguyên Mông – Đại ViệtDanh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân đầu ngườiĐài Tiếng nói Việt NamBố già (phim 2021)José MourinhoViễn PhươngCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtCan ChiBắc KinhQuân đội nhân dân Việt NamĐại Việt🡆 More