quân Sự


edit 

Chào mừng

Cổng thông tin Quân Sự

quân Sự

Hiện nội dung chọn lọc mới...
edit 

Bài viết chọn lọc

Các vùng chiến sự chính trong Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
Các vùng chiến sự chính trong Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979

Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979 là cuộc chiến ngắn nhưng bạo liệt khi Trung Quốc đem quân đánh vào Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc vào ngày 17 tháng 2 năm 1979. Được phía Việt Nam gọi là Chiến tranh biên giới phía Bắc, 1979, phía Trung Quốc gọi là Chiến tranh phản kích tự vệ trước Việt Nam (Đối Việt tự vệ phản kích chiến), và nhiều nhà nghiên cứu coi là một phần của Chiến tranh Đông Dương lần 3, Chiến tranh biên giới Việt - Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ “dạy cho Việt Nam một bài học” của Đặng Tiểu Bình, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Trung-Việt được chính thức bình thường hóa.

edit 

Bạn có biết

SMS Goeben
SMS Goeben
edit 

Hình ảnh nhân vật chọn lọc

edit 

Hình ảnh chọn lọc

quân Sự
Một vài lính thuộc lục quân Liên Xô canh gác bức tường Berlin
edit 

Nhân vật chọn lọc

Chân dung Thành Cát Tư Hãn
Chân dung Thành Cát Tư Hãn

Thành Cát Tư Hãn, sinh ra với tên Thiết Mộc Chân khoảng năm 1155/1162/1167 và mất ngày 18 tháng 8 năm 1227, là Hãn vương của Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập của Mông Cổ năm 1206. Là một nhà lãnh đạo lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất như là một vị lãnh đạo đã loại bỏ hàng thế kỷ của các cuộc giao tranh và mang lại sự ổn định về chính trị và kinh tế cho khu vực Á-Âu trong lãnh thổ của ông, mặc dù với những tổn thất to lớn đối với những người chống lại ông. Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, đại hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc (1271–1368) sau khi lật đổ triều đại nhà Nam Tống. [ Đọc tiếp ]

edit 

Những trận đánh

Ảnh chụp Trân Châu Cảng từ một máy bay Nhật cho thấy các thiết giáp hạm Mỹ vào lúc mở đầu trận đánh. Vụ nổ ở giữa bức ảnh là một quả ngư lôi đánh trúng chiếc thiết giáp hạm USS West Virginia.
Ảnh chụp Trân Châu Cảng từ một máy bay Nhật cho thấy các thiết giáp hạm Mỹ vào lúc mở đầu trận đánh. Vụ nổ ở giữa bức ảnh là một quả ngư lôi đánh trúng chiếc thiết giáp hạm USS West Virginia.

Trận tấn công Trân Châu Cảng là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng ngày Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, dẫn đến việc Hoa Kỳ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ hai. Trận đánh này được trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á, chống lại Anh Quốc, Hà Lan và Hoa Kỳ. Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ sáu tàu sân bay Nhật Bản.

Trận tấn công đã đánh chìm bốn thiết giáp hạm Hoa Kỳ và gây hư hỏng cho bốn chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại ba tàu tuần dương, ba tàu khu trục và một tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương. Thiệt hại về phía Nhật Bản nhỏ, chỉ mất 29 máy bay và bốn tàu ngầm bỏ túi, với 65 người thiệt mạng hoặc bị thương.

Cuộc tấn công là một sự kiện lớn trong Thế chiến thứ hai. Nó đã diễn ra trước khi có bất cứ một lời tuyên chiến chính thức nào được đưa ra, cả trước khi phần cuối cùng trong một thông điệp gồm 14 phần được chuyển hoàn tất đến Bộ Ngoại giao ở Washington, D.C.. Tòa Đại sứ Nhật Bản ở Washington đã được chỉ thị phải chuyển giao thông điệp này ngay trước thời điểm trù định cho cuộc tấn công ở Hawaii. Cuộc tấn công, và đặc biệt là bản chất “bất ngờ” của nó, là hai nhân tố khiến cho công chúng Mỹ thay đổi quan điểm từ chính sách tự cô lập như vào những năm giữa thập niên 1930 sang ủng hộ việc Mỹ tham chiến. [ Đọc tiếp ]

edit 

Chủ đề và các thể loại chính

edit 

Các dự án Wiki

edit 

Những điều bạn có thể làm

Chủ đề Quân sự đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:

  • Sửa chữa và bổ sung cho các bài sơ khởi trong thể loại (trợ giúp):
  • Viết hay dịch bài mới bằng cách gõ tên bài mới vào trường rối ấn nút Viết trang mới (trợ giúp).
    quân Sự

quân Sự quân Sự quân Sự quân Sự


edit 

Chủ đề liên quan

Tags:

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Giải bóng đá Ngoại hạng AnhNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamĐường chín đoạnChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Đài LoanVườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngTrương Tấn SangWashington, D.C.BayArenaĐào Minh QuânKinh thành HuếQuần đảo Hoàng SaChelsea F.C.Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamMai HoàngGia KhánhChu vi hình trònLGBTCách mạng Tháng TámQuy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpTô LâmMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamLê Thánh TôngCông an nhân dân Việt NamChiến tranh Iran-IraqJeremie FrimpongFacebookNho giáoTrạm cứu hộ trái timNhà nước PalestineVụ án cầu Chương DươngĐường dây 500 kV Bắc - NamVladimir Vladimirovich PutinViệt Nam Dân chủ Cộng hòaHậu Lương Thái TổInter MilanĐiện BiênPhan Đình TrạcHoàng Thùy LinhKylian MbappéVõ Nguyên GiápTrang ChínhNguyễn Văn NênYouTubeXVideosDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiLưu DungEmiliano MartínezSteve JobsÔ nhiễm môi trườngMonkey D. LuffyPhim khiêu dâmBồ Đào NhaLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhSơn Tùng M-TPThủy triềuLudwig van BeethovenKhổng TửDân số thế giớiBao Thanh Thiên (phim truyền hình 1993)Nhà giả kim (tiểu thuyết)Nguyễn Chí ThanhPhú YênHọc viện Kỹ thuật Quân sựSóc TrăngKiên GiangArya bàn bên thỉnh thoảng lại trêu ghẹo tôi bằng tiếng NgaNúi Bà ĐenKim LânQuảng TrịVĩnh LongFBắc GiangSaigon PhantomTrần Nhân TôngTình yêuPhong trào Cần Vương🡆 More