hà Nội

Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích và thứ hai về dân số với 6,449 triệu người.

Thành phố Hà Nội

Văn Miếu-Quốc Tử Giám

Thuộc đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay.

Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay có diện tích 3.324,92 km², gồm một thị xã, 10 quận và 18 huyện ngoại thành. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả quốc gia. Năm 2007, GDP của thành phố tăng khoảng 12,1%, tổng giá trị xuất khẩu đạt trên 4 tỷ USD, tổng thu ngân sách khoảng 45.709 tỷ đồng. Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại học lớn. Làm mới

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tức bảo tàng Louis Finot của EFEO trước đây
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tức bảo tàng Louis Finot của EFEO trước đây

Viện Viễn Đông Bác cổ là một trung tâm nghiên cứu của Pháp về Đông phương học, chủ yếu tại thực địa. Được chính thức thành lập vào năm 1900, Viện Viễn Đông Bác cổ có trụ sở đầu tiên ở Việt Nam và tiến hành các nghiên cứu, khảo cổ trên bán đảo Đông Dương. Do chiến tranh, năm 1957, Viện Viễn Đông Bác cổ phải rời Hà Nội tới Campuchia, và tiếp đó rời Phnôm Pênh về Paris năm 1975. Hiện nay, Viện Viễn Đông Bác cổ thuộc Bộ Giáo dục đại học và Nghiên cứu Pháp, có 17 trung tâm nghiên cứu tại 12 quốc gia châu Á.

Trong hơn một thế kỷ tồn tại, Viện Viễn Đông Bác cổ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về Đông phương học. Tạp chí nghiên cứu Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient (Tập san Viện Viễn Đông Bác cổ, viết tắt BEFEO), đã trở nên quen thuộc trong phần danh mục tham khảo của nhiều sách, bài viết về khảo cổ và lịch sử Á châu. Viện Viễn Đông Bác cổ cũng có những ảnh hưởng quan trọng đối với các sử gia Việt Nam thế kỷ 20. [ Đọc tiếp ]


Văn Miếu-Quốc Tử Giám, biểu tượng văn hóa Hà Nội
Văn Miếu-Quốc Tử Giám, biểu tượng văn hóa Hà Nội

Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích và thứ hai về dân số với 6,472 triệu người. Nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay.

Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay có diện tích 3.324,92 km², gồm một thị xã, 10 quận và 18 huyện ngoại thành. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả quốc gia. Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng. Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại học lớn. [ Đọc tiếp ]

3.025 × 2.241 điểm ảnh
Bản đồ Hà Nội sau khi mở rộng.

Bài viết mới

Tags:

Giáo dụcHuếHà NộiLiên bang Đông DươngLý Thái TổLịch sử Việt NamMinh MạngMiền Bắc Việt NamNhà Hậu LêNhà LýNhà MạcNhà NguyễnNhà TrầnNhà Tây SơnPhápQuy hoạch đô thịThăng LongViệt NamVăn hóaXây dựngĐồng bằng sông Hồng

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Số nguyênXung đột Israel–PalestineLiếm âm hộMinh Thành TổAn Dương VươngNgaVõ Thị SáuBiến đổi khí hậuVụ án cầu Chương DươngTắt đènCleopatra VIIChữ NômVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandQuốc hội Việt NamInter MilanNhà TốngMinecraftLý Thường KiệtKhông gia đìnhFlorian WirtzVạn Lý Trường ThànhThích Nhất HạnhDanh sách thủy điện tại Việt NamHồng KôngKhởi nghĩa Lam SơnMùi cỏ cháyLGBTTrương Mỹ HoaTrần Cẩm TúTrần Hồng Hà (chính khách)Byeon Woo-seokHoàng Hoa ThámHiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁChiến tranh Nguyên Mông – Đại ViệtNguyễn Văn LongBình ThuậnZaloDanh sách địa danh trong One PieceNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamPhong trào Đồng khởiThanh BùiĐảng Cộng sản Việt NamBắc GiangVăn phòng Quốc hội (Việt Nam)Khu phi quân sự vĩ tuyến 17Nguyễn DuIndonesiaHùng VươngHoa KỳTiếng Trung QuốcDanh sách nhân vật trong One PieceMỹ TâmDuyên hải Nam Trung BộCharles DarwinTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamThành VaticanLịch sử Chăm PaNguyễn Ngọc TưĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamKylian MbappéĐài Tiếng nói Việt NamGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2020Kỷ lục và số liệu thống kê Giải bóng đá Ngoại hạng AnhBộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt NamLý Chiêu HoàngChiến tranh biên giới Việt Nam – CampuchiaChế Lan ViênThám tử lừng danh ConanGiải vô địch bóng đá châu ÂuTrần Thái TôngHải PhòngLương Tam QuangLý Hiển LongBình PhướcTô Vĩnh DiệnKitô giáoĐồng bằng sông Hồng🡆 More