châu Á

Châu Á là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu.

châu Á
Bản đồ thế giới chỉ ra châu Á về mặt địa lý

Châu Á chiếm 8.6% tổng diện tích bề mặt Trái Đất (chiếm 29.9% diện tích mặt đất) và có 4 tỉ người, chiếm 60% dân số hiện nay của thế giới.

Sự phân chia ranh giới giữa châu Á và châu Phi là eo đất Suez (mặc dù bán đảo Sinai, một phần của Ai Cập, nằm về phía đông của kênh đào này thông thường về mặt địa lý-chính trị được coi là một phần của châu Phi). Ranh giới giữa châu Á và châu Âu chạy qua eo biển Dardanelles, biển Marmara, eo biển Bosphorus, tới Biển Đen, dãy núi Caucasus, Biển Caspi, dọc theo dãy núi Ural tới Biển Kara ở Kara, Nga. Khoảng 60% của dân số thế giới sinh sống ở châu Á.

Châu Á, khi được xem xét theo khía cạnh chính trị, bao gồm một phần của đại lục Á-Âu và các quần đảo gần kề trong Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và thông thường không bao gồm Nga. [ Đọc tiếp ]

Một quả ngư lôi đánh trúng chiếc thiết giáp hạm West Virginia
Trận tấn công Trân Châu Cảng (hay Chiến dịch Hawaii theo cách gọi của Bộ Tổng tư lệnh Đế quốc Nhật Bản) là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, dẫn đến việc Hoa Kỳ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ hai. Trận đánh này được trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á, chống lại Anh Quốc, Hà Lan và Hoa Kỳ. Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ sáu tàu sân bay Nhật Bản. Trận tấn công đã đánh chìm bốn thiết giáp hạm Hoa Kỳ (hai chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho bốn chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại ba tàu tuần dương, ba tàu khu trục và một tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương. Các trạm phát điện, xưởng tàu, xưởng sửa chữa và các kho chứa nhiên liệu và ngư lôi, cùng các bến tàu dành cho tàu ngầm và tòa nhà sở chỉ huy (cũng là nơi đặt bộ phận tình báo) đã không bị đánh trúng. Thiệt hại về phía Nhật Bản nhỏ, chỉ mất 29 máy bay và bốn tàu ngầm bỏ túi, với 65 người thương vong.

Cuộc tấn công là một sự kiện lớn trong Thế chiến thứ hai. Nó đã diễn ra trước khi có bất cứ một lời tuyên chiến chính thức nào được đưa ra, cả trước khi phần cuối cùng trong một thông điệp gồm 14 phần được chuyển hoàn tất đến Bộ Ngoại giao ở Washington, D.C.. Tòa Đại sứ Nhật Bản ở Washington đã được chỉ thị phải chuyển giao thông điệp này ngay trước thời điểm trù định cho cuộc tấn công ở Hawaii. Cuộc tấn công, và đặc biệt là bản chất “bất ngờ” của nó, là hai nhân tố khiến cho công chúng Mỹ thay đổi quan điểm từ những người theo chủ nghĩa biệt lập (Isolationism) như vào những năm giữa thập niên 1930 sang ủng hộ việc Mỹ tham chiến. Tiếp theo Hoa Kỳ, Anh và các thuộc địa của Anh, chính phủ Hà Lan và một loạt các quốc gia Mỹ Latinh cũng tuyên chiến với Nhật. Về phía phe Trục, ngày 11 tháng 12, Đức Quốc xã và Ý cũng tuyên chiến với Mỹ lấy cớ là Mỹ đã phá vỡ “sự trung lập”. Theo đó, Romania, Hungary, Bulgaria và Slovakia cũng tuyên chiến với Mỹ. Việc Đức nhanh chóng tuyên chiến với Mỹ mà không bị thúc ép bởi bất kỳ cam kết nào với Nhật Bản đã lập tức khiến Mỹ can dự vào Mặt trận Châu Âu và Nhật Bản không đưa ra một lời tuyên chiến chính thức nào trước khi tấn công khiến Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố rằng: “Ngày 7 tháng 12 năm 1941 sẽ mãi là một ngày ô nhục”.

Xem thêm...


Cờ của Gruzia
Gruzia (tiếng Gruzia: საქართველო, chuyển tự thành Sakartvelo) là một quốc gia Âu Á tại vùng Caucasus phía bờ đông Biển Đen. Nước này có biên giới phía bắc giáp với Nga, phía nam với Thổ Nhĩ KỳArmenia, phía đông với Azerbaijan. Đây là một quốc gia liên lục địa, nằm tại điểm nối Đông ÂuTây Á.

Lãnh thổ Gruzia hiện đại ngày nay từng liên tục có người sinh sống từ đầu Thời đồ đá. Trong thời cổ điển các quốc gia giai đoạn sớm được coi là tiền thân dẫn tới sự thành lập nhà nước Gruzia cũng như văn hoá và bản sắc quốc gia nước này là Colchis và Iberia đã nổi lên. Quá trình du nhập của Thiên chúa giáo diễn ra đầu thế kỷ thứ 4 và được thống nhất trong một chế độ quân chủ duy nhất năm 1008, Gruzia đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và suy tàn cho tới khi bị chia thành nhiều thực thể chính trị nhỏ trong thế kỷ 16. Đế quốc Nga đã dần dần chiếm các vùng đất của Gruzia từ năm 1801 tới 1866. Một nhà nước Cộng hoà Dân chủ Gruzia xuất hiện và tồn tại ngắn ngủi sau Cách mạng Nga 1917 (1918-1921) – sụp đổ sau cuộc xâm lược của những người Bolshevik. Gruzia bị sáp nhập vào Liên bang Xô viết năm 1922. Gruzia giành lại độc lập từ Liên xô năm 1991 và, sau một giai đoạn nội chiến và khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, tới cuối thập niên 1990 tình hình Gruzia hầu như đã ổn định. Cuộc Cách mạng hồng không đổ máu năm 2003 đã thiết lập một chính phủ cải cách ủng hộ phương Tây và đang có kế hoạch gia nhập NATO cũng như nỗ lực đưa các vùng đất chủ trương ly khai trở lại dưới quyền kiểm soát của Gruzia. Những nỗ lực đó đã làm xói mòn quan hệ với Nga, một phần vì sự hiện diện hiện tại của quân đội Nga. Tới năm 2007, hầu hết các lực lượng vũ trang Nga đã rút đi, căn cứ cuối cùng của Nga tại Batumi dự kiến sẽ rút năm 2008.

Địa hình Gruzia đa dạng từ kiểu núi cao tại Dãy Caucasus tới cận nhiệt đới dọc bờ Biển Đen, khiến nước này trở thành một địa điểm hấp dẫn du lịch. Nông nghiệp -- đặc biệt là truyền thống sản xuất rượu – đã xuất hiện từ thời tiền sử, và vẫn chiếm một phần quan trọng trong nền quốc gia. Những phát triển kinh tế gần đây của đất nước này đã ngang tầm phát triển chung của các quốc gia vùng Âu Á.

Gruzia là một quốc gia đại diện dân chủ, được tổ chức như một nhà nước cộng hoà bán tổng thống nhất thể. Gruzia hiện là một thành viên của Liên hiệp quốc, Hội đồng Châu Âu, Cộng đồng các quốc gia độc lập, Tổ chức Thương mại Thế giới và Tổ chức Hợp tác Kinh tế Biển Đen, và đang xin gia nhập Liên minh Châu Âu và NATO.

Xem thêm...

châu Á
Tìm hiểu về quốc gia này
qua hình ảnh và tập tin tại
Commons Wiki


Ả Rập Saudi · Ai Cập · Afghanistan · Armenia · Ấn Độ · Azerbaijan · Bahrain · Bangladesh · Bhutan · Brunei · Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất · Campuchia · Gruzia · Indonesia · Iran · Iraq · Israel · Jordan · Kazakhstan · Hàn Quốc · Kuwait · Kyrgyzstan · Lào · Liban · Malaysia · Maldives · Mông Cổ · Myanmar · Nepal · Nga · Nhật Bản · Oman · Pakistan · Philippines · Qatar · Singapore · Cộng hòa Síp · Sri Lanka · Syria · Tajikistan · Thái Lan · Bắc Triều Tiên · Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa · Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) · Đông Timor (Timor-Leste) · Thổ Nhĩ Kỳ · Turkmenistan · Uzbekistan · Việt Nam · Yemen




châu Á
Một bức ảnh về sóng thần năm 2004 tại Ao Nang, Thái Lan

Động đất Ấn Độ Dương năm 2004, được biết đến trong cộng đồng khoa học như là Cơn địa chấn Sumatra-Andaman, là trận động đất xảy ra dưới đáy biển lúc 00:58:53 UTC (07:58:53 giờ địa phương) ngày 26 tháng 12 năm 2004. Trận động đất kích hoạt một chuỗi các đợt sóng thần chết người lan tỏa khắp Ấn Độ Dương, những con sóng cao 30 m (100 ft) tàn phá các cộng đồng dân cư sinh sống ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và những nơi khác, cướp sinh mạng 225 000 người thuộc 11 quốc gia.

Xem thêm...


Dòng chảy của Dương Tử qua Trung Quốc
Sông Dương Tử (扬子江 , Yángzǐ Jiāng hay Yangtze Kiang; Hán-Việt: Dương Tử Giang), còn có tên gọi phổ biến hơn là Trường Giang (Tiếng Trung: 长江; phồn thể: 長江; pinyin: Cháng Jiāng; Wade-Giles: Ch'ang Chiang), là con sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông Ninchâu Phi, sông AmazônNam Mỹ.

Sông Trường Giang dài khoảng 6.385 km, bắt nguồn từ phía tây Trung Quốc - tỉnh (Thanh Hải) và chảy về phía đông đổ ra Đông Hải, Trung Quốc. Thông thường sông này được coi như điểm phân chia giữa hai miền Hoa bắc và Hoa nam Trung Quốc, mặc dù sông Hoài (淮河) cũng đôi khi được coi như vậy.

Xem thêm...


châu Á
Cùng tham gia viết các bài viết về Châu Á.

Bài viết chọn lọc Hãy giúp chúng tôi phát triển các bài viết chọn lọc liên quan đến Châu Á:







Bài viết bị rút sao Hãy giúp chúng tôi hồi phục những bài viết từng là bài viết chọn lọc nhưng đã bị rút sao: Tết Nguyên đán • Yuri Gagarin • Đập Tam Hiệp • Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa • Trung Quốc • Moskva • H'Mông • Xứ tuyết • Nga • Hàn Quốc  • Tên người Việt Nam
Châu Á trên Wikinews Châu Á trên Wikiquote Châu Á trên Wikibooks Châu Á trên Wikisource Châu Á trên Wiktionary Châu Á trên Wikiversity Châu Á trên Wiki Commons
Tin tức Danh ngôn Sách Văn kiện Từ điển định nghĩa Tài liệu giáo dục Hình ảnh và âm thanh
châu Á
châu Á
châu Á
châu Á
châu Á
châu Á
châu Á

Chủ đề con:


Chủ đề liên quan:


Tags:

Bắc bán cầuChâu lụcTrái ĐấtĐông bán cầu

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Nguyễn Doãn AnhĐặng Thùy TrâmMê KôngPPhù NamMai vàngTHà NộiCàn LongTim CookHoàng tử béHôn lễ của emDanh sách quốc gia theo diện tíchNúi Bà ĐenLê Thanh Hải (chính khách)Bạc LiêuBạch LộcVõ Nguyên GiápGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2020Donald TrumpHưng YênTháp RùaÔ nhiễm môi trườngRaphinhaViệt Nam thời tiền sửĐồng bằng sông HồngDanh sách cầu thủ Real Madrid CFPhong trào Cần VươngThanh gươm diệt quỷChương Nhược NamTrấn ThànhT1 (thể thao điện tử)Mạch nối tiếp và song songGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Lang LiêuCao BằngBộ Quốc phòng (Việt Nam)Lương Duy CươngMai (phim)Danh mục các dân tộc Việt NamKylian MbappéLệnh Ý Hoàng quý phi17 tháng 4Rừng mưa AmazonShopeeDanh sách nhà vô địch cúp châu Âu cấp câu lạc bộHồ Mẫu NgoạtSự kiện Tết Mậu ThânLương Tam QuangKhang HiGia KhánhĐà LạtÝ thức (triết học)Borussia DortmundGoogle DịchXử Nữ (chiêm tinh)Jennifer PanTháp EiffelChủ tịch Quốc hội Việt NamLễ hội Chol Chnam ThmayNgười một nhàJadon SanchoQuảng BìnhBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamChuyến bay 474 của Vietnam AirlinesNhà Tây SơnNhà nước PalestinePhạm Minh ChínhNhà thờ chính tòa Đức Bà Sài GònTết Nguyên ĐánĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCUng ChínhGoogleẢ Rập Xê ÚtThomas EdisonMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamHàm PhongNho giáo🡆 More