ai Cập Cổ Đại


Cổng tri thức Ai Cập cổ đại

Chào mừng các bạn đến với chủ đề Ai Cập cổ đại trên Wiki Tiếng Việt. Như các bạn đã biết, Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh phát triển, có khởi đầu từ rất sớm. Nó là thời kỳ đầu tiên trong hơn 5000 năm của lịch sử Ai Cập.

Các bài viết liên quan đến Ai Cập cổ đại trên Wikipedia được Dự án Ai Cập cổ đại phát triển.

Các bài viết dưới đây được lấy từ những bài viết khá tốt về Ai Cập cổ đại.


Nền văn minh, vương quốc Ai Cập cổ đại

ai Cập Cổ Đại
Tượng Nhân sư lớnQuần thể kim tự tháp Giza là những biểu tượng nổi bật nhất của nền văn minh Ai Cập cổ đại.

Ai Cập cổ đại là một nền văn minh cổ đại nằm ở Đông Bắc châu Phi, tập trung dọc theo hạ lưu của sông Nile thuộc khu vực ngày nay là đất nước Ai Cập. Đây là một trong sáu nền văn minh phát sinh một cách độc lập trên thế giới. Nền văn minh Ai Cập được thống nhất lại vào năm 3150 TCN (theo trình tự thời gian của bảng niên đại Ai Cập) với sự thống nhất chính trị của Thượng và Hạ Ai Cập dưới thời vị pharaon đầu tiên (Narmer, thường được gọi là Menes). Lịch sử của Ai Cập cổ đại đã trải qua một loạt các thời kỳ vương quốc ổn định, và các giai đoạn hỗn loạn giữa chúng được gọi là các giai đoạn chuyển tiếp: Cổ Vương quốc thời kỳ Sơ kỳ Đồ đồng, Trung Vương quốc tương ứng giai đoạn Trung kỳ Đồ Đồng và Tân Vương quốc ứng với Hậu kỳ Đồ đồng.

Ai Cập đạt đến đỉnh cao của quyền lực của nó vào giai đoạn Tân Vương quốc, trong thời kỳ Ramesside, vào thời điểm đó nó sánh ngang với đế quốc Hittite, đế quốc Assyria và đế chế Mitanni, trước khi bước vào giai đoạn dần suy yếu. Ai Cập đã bị xâm chiếm hoặc chinh phục bởi một loạt các cường quốc nước ngoài, chẳng hạn như người Canaan/Hyksos, Lybia, người Nubia, Assyria, Babylon, Ba Tư dưới triều đại Achaemenid, và người Macedonia trong thời kỳ chuyển tiếp thứ ba và cuối thời kỳ Ai Cập cổ đại. Sau khi Alexander Đại Đế qua đời, một trong những tướng lĩnh của ông, Ptolemy I Soter, đã tuyên bố ông là vị vua mới của Ai Cập. Triều đại Ptolemy gốc Hy Lạp này đã cai trị Ai Cập cho đến năm 30 TCN khi nó rơi vào tay đế quốc La Mã và trở thành một tỉnh La Mã.

Sự thành công của nền văn minh Ai Cập cổ đại một phần đến từ khả năng thích ứng của nó với các điều kiện của thung lũng sông Nile cho sản xuất nông nghiệp. Từ việc có thể dự đoán trước lũ lụt và việc điều tiết thủy lợi ở khu vực thung lũng màu mỡ đã tạo ra nhiều nông sản dư thừa, giúp nuôi dưỡng một lượng dân số đông hơn, tạo điều kiện phát triển xã hội và văn hóa. Với việc có nhiều nguồn lực dư thừa, nhà nước đã tập trung vào việc khai thác khoáng sản ở các thung lũng và các khu vực sa mạc xung quanh, cũng như việc sớm phát triển một hệ thống chữ viết độc lập, tổ chức xây dựng tập thể và các dự án nông nghiệp, thương mại với khu vực xung quanh, và xây dựng một đội quân nhằm mục đích đánh bại kẻ thù nước ngoài và khẳng định sự thống trị của Ai Cập. Thúc đẩy và tổ chức những hoạt động này là một bộ máy quan lại gồm các ký lục ưu tú, những nhà lãnh đạo tôn giáo, và các quan lại dưới sự kiểm soát của một pharaon, người đảm bảo sự hợp tác và đoàn kết của toàn thể người dân Ai Cập dưới một hệ thống tín điều tôn giáo tinh vi.

Những thành tựu của người Ai Cập cổ đại bao gồm khai thác đá, khảo sát và kỹ thuật xây dựng hỗ trợ cho việc xây dựng các công trình kim tự tháp, đền thờ, và cột tháp tưởng niệm; một hệ thống toán học, một hệ thống thực hành y học hiệu quả, hệ thống thủy lợi và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, những tàu thủy đầu tiên được biết đến trên thế giới, Ai Cập đã để lại một di sản lâu dài. Nghệ thuật và kiến ​​trúc của nó đã được sao chép rộng rãi, và các cổ vật của nó còn được đưa tới khắp mọi nơi trên thế giới. Những tàn tích hùng vĩ của nó đã truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng của du khách và nhà văn trong nhiều thế kỷ. Sự quan tâm mới hình thành dành cho những cổ vật và các cuộc khai quật trong thời kỳ cận đại ở châu Âu và Ai Cập dẫn đến việc khai sinh ra ngành Ai Cập học để nghiên cứu nền văn minh Ai Cập và một sự đánh giá đúng đắn hơn đối với di sản văn hóa của nó.


Pharaon

ai Cập Cổ Đại
Mặt nạ xác ướp của Pharaon Tutankhamun, một biểu tượng cho Ai Cập cổ đại

Hatshepsut

Hatshepsut (hoặc Hatchepsut, phát âm /hætˈʃɛpsʊt/), (khoảng 1508-1458 TCN), con gái của pharaon Thutmosis I cũng như vợ và em gái của pharaon Thutmosis II, trị vì Ai Cập trong khoảng 1479-1458 TCN thuộc Vương triều 18 sau khi Thutmosis II mất. Hatshepsut được đánh giá là một trong những nữ vương quyền lực nhất trong lịch sử thế giới cổ đại. Bà trị vì trong 21 năm, lâu hơn bất cứ vị nữ pharaon trong lịch sử và để lại một loạt những công trình và tác phẩm điêu khắc ấn tượng, trong đó có lăng mộ Djeser-Djeseru của bà, một kiệt tác về kiến trúc. Bà đã lên ngôi năm 1479 TCN làm nhiếp chính cho cậu con trai nhỏ của Thutmosis II và thứ phi Iset là Thutmosis III (10 tuổi) lên ngôi và Hatshepsut đã đồng cai trị với ông. Sau khi Hatshepsut mất, Thutmosis III đã đập phá lăng mộ của Hatshepsut nhằm mục đích xoá bỏ hình ảnh Hatshepsut trong tâm trí người Ai Cập. Xác ướp của bà đã được nhà Ai Cập học Zahi Hawass tìm thấy vào tháng 6 năm 2007. Xem tiếp


Thutmosis III

Thutmosis III (sinh 1486 TCN và mất ngày 4 tháng 3 năm 1425 TCN; còn gọi là Thutmose hoặc Tuthmosis III, nghĩa là "Con của Thoth") là vị pharaon thứ sáu của Vương triều thứ Mười tám (Tân Vương quốc).

Thutmosis là con trai của pharaon Thutmosis II và một thứ phi tên là Isis. Hoàng hậu, tức vợ cả của Thutmosis II có tên là Hatshepsut. Bởi vì Thutmosis III rõ ràng còn là một đứa trẻ khi ông lên ngôi, nên mẹ kế của ông là Hatshepsut, người cũng là dì của ông, nắm quyền điều hành chính sự. Có lẽ là Hatshepsut đã dành lấy ngai vàng và là nhà cai trị duy nhất của toàn Ai Cập trong những năm thứ 2 đến thứ 7. Khoảng thời gian mà Thutmosis III phải chịu lép vế trước mẹ kế của mình vẫn đang gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu. Nhiều thư tịch cổ đưa ra bằng chứng rằng vương triều của Hatsheput kết thúc muộn nhất vào năm thứ 22 và sau đó Thutmosis III đã trở thành nhà cai trị duy nhất của Ai Cập. ...Xem tiếp


Các Thời kỳ Ai Cập

ai Cập Cổ Đại
Các vùng lãnh thổ của của Vương quốc Ai Cập cổ đại trong thời kỳ Cổ Vương quốc, chỉ ra Hai Vùng Đất.

Thời kỳ Cổ Vương quốc Ai Cập

Cổ Vương quốc Ai Cập là một thời kỳ của Ai Cập cổ đại được đặt cho một khoảng thời gian trong thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên khi Ai Cập lần đầu đạt đỉnh cao của nền văn minh - một trong ba thời kỳ được gọi là "Vương quốc" (tiếp theo là Trung Vương quốc và Tân Vương quốc) mà đánh dấu là những điểm cao của nền văn minh ở vùng thung lũng hạ sông Nile. Thuật ngữ này được đưa ra bởi các nhà sử học ở thế kỷ XVIII và sự phân biệt giữa Cổ Vương Quốc và Thời kỳ Sơ vương triều không phải là một vốn đã được công nhận bởi người Ai Cập cổ đại. Không chỉ vị vua cuối cùng của Thời kỳ Sơ vương triều liên quan đến hai vị vua đầu tiên của Cổ vương quốc, mà "kinh đô", nơi ở của hoàng gia, vẫn được giữ ở Ineb-Hedg, người Ai Cập cổ đại gọi là Memphis. Lý giải cơ bản cho một sự tách biệt giữa hai giai đoạn là sự thay đổi mang tính cách mạng trong kiến trúc kèm theo những tác động về xã hội Ai Cập và nền kinh tế của các dự án xây dựng quy mô lớn.

Cổ Vương quốc thường được xem là kéo dài trong khoảng thời gian từ vương triều thứ Ba đến vương triều thứ Sáu (2686-2181 TCN). Nhiều nhà Ai Cập học, cũng xem vương triều Memphite thứ Bảy và thứ Tám thuộc Cổ Vương quốc như là một sự tiếp nối của sự quản lý tập trung ở Memphis. Trong khi Cổ Vương quốc là một khoảng thời gian an ninh nội bộ và thịnh vượng, nó được theo sau bởi một khoảng thời gian của sự bất hoà và suy giảm tương đối văn hóa được gọi bởi nhà Ai Cập học là Thời kỳ Trung gian đầu tiên. Trong Cổ Vương quốc, các vua của Ai Cập (không được gọi là pharaon cho đến Tân Vương quốc) đã trở thành một vị Thánh sống, người cai trị tối cao và có thể yêu cầu riêng cho bản thân và sự giàu có của các đối tượng của mình. Rất nhiều tài liệu tham khảo đã xem các vua của Cổ Vương quốc là các pharaon, chúng xuất phát từ sự phổ biến của chữ "pharaon " để mô tả bất kỳ và tất cả các vị Vua Ai cập Cổ đại.

Dưới thời vua Djoser, vị vua đầu tiên của vương triều thứ Ba của Cổ Vương quốc, thủ đô hoàng gia của Ai cập được chuyển tới Memphis, nơi Djoser thành lập triều đình của ông. Một kỷ nguyên mới của việc xây dựng được bắt đầu tại Saqqara dưới vương triều của ông. Kiến trúc sư của vua Djoser, Imhotep được cho là có đóng góp lớn cho sự phát triển của tòa nhà bằng đá và với quan điểm kiến trúc mới — kim tự tháp bậc thang. Thật vậy, Cổ Vương quốc có lẽ được biết đến nhiều nhất với số lượng lớn các kim tự tháp được xây dựng để chôn cất các pharaon vào thời kỳ này. Vì lẽ đó, Cổ Vương quốc Ai Cập thường được gọi với danh hiệu "Thời đại của các Kim tự tháp". ...Xem tiếp

Vương triều thứ Mười tám của Ai Cập

Vương thứ Mười tám của Ai Cập cổ đại (còn gọi là Vương triều đặc biệt) (khởi đầu 1543-1292 TCN) là vương triều nổi tiếng nhất của Ai Cập cổ đại. Nó có một số vị pharaon nổi tiếng, bao gồm Tutankhamun, ngôi mộ của ông đã được tìm thấy bởi Howard Carter vào năm 1922. vương triều này cũng được biết đến như là Vương triều Thutmosid trong thời gian cai trị của bốn vị pharaon ầu tiên (tiếng Anh: Thoth bore him).

Vị vua nổi tiếng nhất của vương triều đặc biệt bao gồm Hatshepsut (1479 TCN–1458 TCN), người ta vẫn nói bà là một nữ pharaon người bản địa, thuộc dòng họ của Akhenaten (1353-1336 TCN), được ví như là "kẻ dị giáo pharaon " nữ hoàng, Nefertiti.

Vương triều đặc biệt là vương triều đầu tiên của Tân Vương quốc Ai cập, khoảng thời gian mà nền văn minh Ai Cập cổ đại đạt đến đỉnh cao quyền lực. ...Xem tiếp


Kim tự tháp Ai Cập

Kim tự tháp Kheops

Kim tự tháp Kheops hay kim tự tháp Kê ốp, kim tự tháp Khufu hoặc Đại kim tự tháp Giza (29°58′41″B 31°07′53″Đ / 29,97806°B 31,13139°Đ / 29.97806; 31.13139), là một trong những công trình cổ nhất và duy nhất còn tồn tại trong số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Các nhà Ai Cập học nói chung đã đồng ý rằng kim tự tháp được xây trong khoảng thời gian 20 năm từ khoảng năm 2560 TCN. Mọi người cũng cho rằng Đại kim tự tháp được xây dựng làm lăng mộ cho pharaon Kheops (chuyển tự từ tiếng Hy Lạp Χέωψ; tiếng Ai Cập: Khufu) thuộc Triều đại thứ tư thời Ai Cập cổ đại, vì thế nó đã được gọi là Kim tự tháp Kheops. Vị tể tướng của Kheops là Hemiunu được cho là kiến trúc sư của Đại Kim tự tháp này. ...Xem tiếp

Dự án Ai Cập cổ đại

Các bài viết trong chủ đề Ai Cập cổ đại được Dự án Ai Cập cổ đại quản lý. Đây là dự án mới thành lập nên rất cần sự tham gia đóng góp, phát triển bài viết của các bạn.

Bạn có thể tham gia tạo bài mới bằng công cụ tạo bài hữu ích dưới đây:


Rất cảm ơn sự đóng góp từ các bạn.


Nguồn nội dung

  1. Nguồn thông tin được lấy trực tiếp từ các bài viết khá tốt về Ai Cập cổ đại.

Tags:

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024Boeing B-52 StratofortressChuột lang nướcQuảng Ngãi17 tháng 4Phổ NghiĐen (rapper)Trần Quốc ToảnLê Minh HưngVăn Miếu – Quốc Tử GiámCarlo AncelottiThibaut CourtoisJennifer PanDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo ngày trở thành tiểu bangNhà ChuHarry PotterTrần Hưng ĐạoThác Bản GiốcPhạm Quý NgọFormaldehydeMặt trận Tổ quốc Việt NamBao Thanh Thiên (phim truyền hình 1993)Đội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitVăn CaoYKylian MbappéErling HaalandQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamMarcel SabitzerNguyễn Đình ChiểuChâu ÂuFansipanDragon Ball – 7 viên ngọc rồngUng ChínhBố già (phim 2021)Thế hệ ZMyanmarStephen HawkingPeanut (game thủ)Nhà ThanhQuan hệ tình dụcĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamBạch LộcTập Cận BìnhOrange (ca sĩ)Điện Biên PhủHùng Vương thứ XVIIIThích Nhất HạnhOusmane DembéléHồi giáoGeometry DashVụ đắm tàu RMS TitanicLoạn luânĐà NẵngRadio France InternationaleTrương Mỹ HoaNúi Bà ĐenĐạo Cao ĐàiMai (phim)Quy NhơnVõ Thị SáuQuy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpLý Thái TổGiải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2025Washington, D.C.Hà LanTranh Đông HồTriệu Lệ DĩnhThổ Nhĩ KỳDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiNinh BìnhWikipediaJérémy DokuĐại ViệtChủ nghĩa tư bảnQuốc gia Việt Nam🡆 More