đế Chế

Đế quốc thông thường là chỉ các quốc gia lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng quốc tế sâu rộng, thống trị nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn hoặc chi phối được nhiều quốc gia.


Cổng tri thức Đế quốc

Theo định nghĩa của các nhà sử học Marxist thì đế quốc là quốc gia đi xâm lược các nước khác, thống trị các nước chiếm được, tiến hành vơ vét của cải, khai thác tài nguyên và bóc lột sức lao động dân bản xứ. Đế quốc là một nước thống trị nhiều nước, và các nước bị thống trị được gọi là thuộc địa. Trường phái Marxist chỉ trích rất nặng nề đối với "đế quốc" nhất là giai đoạn đối đầu ý thức hệ trong thế kỷ XX.

Theo cách lý giải của những nhà sử học tư bản phương Tây thì đế quốc là tập hợp nhiều quốc gia, trong đó có một quốc gia nắm vai trò lãnh đạo cả hệ thống. Đế quốc theo quan niệm này không phải là một nước, mà là một hệ thống. Những nhà sử học thuộc trường phái này mặc dù thừa nhận sự tiêu cực của đế quốc nhưng vẫn mô tả mặt tích cực của nó, như sự lây lan của văn minh phương Tây với nhiều tiến bộ.

Quan niệm thống nhất giữa hai trường phái sử học đối với "đế quốc" thì quan hệ giữa nước thống trị và bị trị trong hệ thống đế quốc đó là bất bình đẳng. Vì nếu sự bất bình đẳng không tồn tại thì hệ thống sẽ được gọi là "liên bang".

Bài viết chọn lọc

đế Chế
Đế quốc Anh bao gồm những lãnh thổ tự trị, những thuộc địa, những quốc gia tự trị và nhiều lãnh thổ khác được điều hành và quản lý bởi liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, đế quốc Anh khởi nguồn với những thuộc địa ngoại quốc và cảng giao thương được thành lập bởi Anh cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17. Trong thời kỳ đỉnh cao, đây là đế quốc lớn nhất trong lịch sử, trong hơn một thế kỷ, nó là siêu cường hàng đầu trên thế giới. Tính tới năm 1922, đế quốc Anh có dân số khoảng 458 triệu người, chiếm 1/8 dân số thế giới và bao phủ diện tích hơn 13,000,000 dặm vuông (33,000,000 km2): xấp xỉ một phần tư tổng diện tích toàn cầu. Những di sản về văn hóa, ngôn ngữ của đế quốc Anh được truyền bá rộng rãi. Tại đỉnh cao của quyền lực, đế quốc Anh thường được ví với câu nói "mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh".

Trong suốt thời kỳ khai phá ở thế kỷ 15 và 16, Tây Ban NhaBồ Đào Nha đi tiên phong trong phong trào khai phá thuộc địa của châu Âu và trong quá trình đó đã xây dựng nên một đế chế rộng lớn. Chứng kiến sự thịnh vượng những đế quốc này dành được, Anh, Pháp và Hà Lan bắt đầu xây dựng thuộc địa và những mạng lưới giao thương tại châu Mỹ và châu Á. Những cuộc chiến tranh với PhápHà Lan trong thế kỷ 17 và 18 đã giúp Anh trở thành một cường quốc thuộc địa thống trị ở Bắc MỹẤn Độ. Sau khi bị mất mười ba thuộc địa sau cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ năm 1783 đã giáng một đòn mạnh vào Anh Quốc, cuộc chiến đã tước đi của Anh Quốc phần lớn những thuộc đia đông dân nhất. Bất chấp bước thụt lùi, sự chú ý của Anh sau đó chuyển sang châu Phi, châu ÁThái Bình Dương. Sau thất bại của Napoleon năm 1815, Anh Quốc đã tận hưởng một thế kỷ thống trị không có đối thủ, đồng thời mở rộng phạm vi trên khắp toàn cầu. Nhiều thuộc địa của dân da trắng được trao quyền tự trị, một vài trong số đó được phân lại là quốc gia tự trị.


Nhân vật lịch sử

đế Chế
Càn Long 乾隆 hay Thanh Cao Tông (清高宗) (25 tháng 9, 1711 tức năm Khang Hi thứ 50—7 tháng 2, 1799 tức năm Gia Khánh thứ 4), họ Ái Tân Giác La, húy Hoằng Lịch, là người con trai thứ tư của Hoàng đế Ung Chính và là Hoàng đế thứ năm của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Thời kỳ trị vì của ông kéo dài 60 năm từ 11 tháng 10, 1736 đến 1 tháng 9, 1795, và là thời cực thịnh về kinh tế và quân sự của nhà Thanh. Vào thời này, lãnh thổ nhà Thanh kéo dài đến Châu thổ sông IliTân Cương, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng đến tối đa: khoảng 11.000.000 km², so với 9.000.000 km² hiện tại. Ông bắt chước cách thức cai trị của ông nội mình là Khang Hy, người mà ông rất ngưỡng mộ.

Khi còn trẻ, Càn Long đã khiến Khang Hy ngạc nhiên về rất nhiều lĩnh vực, nhất là về văn học nghệ thuật. Khang Hi đã cho rằng Càn Long có thể sẽ là xứng đáng trở thành Hoàng đế kế vị nhà Thanh sau Ung Chính.

Lúc lên ngôi, Càn Long có mở một số cuộc viễn chinh và đã thất bại, ông cũng thu nạp nhiều phi tần, tuần du các nơi, kết nạp lộng thần tham ôHòa Thân...

Năm 1796, ông nhường ngôi cho con là Vĩnh Diễm, lên làm Thái thượng hoàng, giữ vững quyền chính. Năm 1799 ông mất, hưởng thọ 87 tuổi. Thụy hiệu đầy đủ của ông là Pháp Thiên Long Vận Chí Thành Tiên Giác Thể Nguyên Lập Cực Phu Văn Phấn Vũ Khâm Minh Hiếu Từ Thần Thánh Thuần hoàng đế (法天隆運至誠先覺體元立極敷文奮武欽明孝慈神聖純皇帝).


Hình ảnh chọn lọc

đế Chế


Hoàng đế Napoleon của Pháp trong chiến dịch Bắc Ý


Đại đế

đế Chế

Alexandros III của Macedonia, được biết rộng rãi với cái tên Alexandros Đại đế, (tiếng Hy Lạp: Μέγας Αλέξανδρος, Megas Alexandros, gọi theo tiếng Hán-ViệtA Lịch Sơn Đại đế) (Tháng 7 năm 356 TCN – 11 tháng 6 năm 323 TCN), là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia (336 – 323 TCN), nhưng ít giành thời gian cho việc trị quốc tại quê nhà Macedonia. Trong suốt triều đại của ông, người chiến binh này chủ yếu giành thời gian cho các cuộc chinh phạt, và được xem là một trong những vị tư lệnh thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới mà ông biết trước khi qua đời; ông thường được xem là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử. Vì những chiến công hiển hách và ảnh hưởng lớn lao của ông đối với lịch sử thế giới, vị vua trẻ tuổi xứ Macedonia trở nên nổi tiếng với cái tên là Alexandros Đại Đế.

Tiếp sau khi thống nhất các thành bang Hy Lạp cổ đại dưới sự cai trị của vua cha Philipos II, Alexandros chinh phục Đế chế Ba Tư, bao gồm cả Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, BactriaLưỡng Hà và mở rộng biên cương đế chế của ông đến xa tận Punjab. Chiến thắng của ông trước quân Ba Tư trong trận Gaugamela - chiến thắng quyết định thứ ba của ông trước vua Ba Tư Darius III - được xem là chiến công hiển hách nhất trong thời kỳ cổ đại; không những thế ông còn đánh tan tác người Scythia - một dân tộc bách chiến bách thắng thời cổ đại. Alexandros thực hiện một chính sách hòa hợp: ông đưa cả những người ngoại quốc (không phải người Hy Lạp hay người Macedonia) vào chính quyền và quân đội của mình, ông khuyến khích hôn nhân giữa quân của mình với người nước ngoài và chính ông cũng lấy vợ ngoại quốc.(Xem thêm...)


Thể loại

Tham gia

Chủ đề Đế chế đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:

  • Sửa chữa và bổ sung cho các bài sơ khởi trong thể loại (trợ giúp):
  • Viết hay dịch bài mới bằng cách gõ tên bài mới vào trường rối ấn nút Viết trang mới (trợ giúp).
    đế Chế

đế Chế đế Chế đế Chế đế Chế


Chủ đề liên quan

Tags:

Đế quốc

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Người TrángPhạm Mạnh HùngTô HoàiChuỗi thức ănAnh hùng dân tộc Việt NamTô LâmTiền GiangFormaldehydeGấu trúc lớnBố già (phim 2021)Hồng BàngVladimir Vladimirovich PutinKhang HiBabyMonsterĐỗ Đức DuyCúp bóng đá châu ÁDanh sách Chủ tịch nước Việt NamCầu Châu ĐốcThủ dâmLâm ĐồngNúi lửaChủ nghĩa cộng sảnĐà LạtManchester United F.C.Phan Văn GiangTrần Quốc TỏQuảng BìnhGMMTVDanh sách tỷ phú thế giớiKylian MbappéTình yêuVũ Đức ĐamCúp bóng đá U-23 châu Á 2022Chiến dịch Tây NguyênCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamTư tưởng Hồ Chí MinhTrần Sỹ ThanhViệt Nam Cộng hòaThành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)Bảng xếp hạng bóng đá nam FIFATập Cận BìnhNhà LýDanh sách tỉnh Việt Nam có giáp biểnCúp bóng đá U-23 châu ÁTào TháoMona LisaPhong trào Dân chủ Đông Dương (1936–1939)Hồ Quý LyQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamLê Thánh TôngMã MorseVụ án NayoungNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamNinh BìnhWilliam ShakespeareBitcoinĐạo hàmThái NguyênCandiruBộ bài TâyNúi Bà ĐenNhà giả kim (tiểu thuyết)Từ Hi Thái hậuHồ Hoàn KiếmLiverpool F.C.Kim ĐồngChữ HánHọ người Việt NamThuận TrịBTSHướng dươngDanh sách quốc gia theo diện tíchNhà Tây SơnVũ trụNgân hàng Nhà nước Việt NamViệt Nam Dân chủ Cộng hòaAnhHoa🡆 More