Cầu Hữu Nghị Trung-Triều

Cầu hữu nghị Trung-Triều (đổi tên từ Áp Lục giang đại kiều năm 1990) nối giữa hai thành phố Đan Đông, Trung QuốcTân Nghĩa Châu, Triều Tiên. Cầu được Nhật Bản xây dựng từ tháng 4 năm 1937 đến tháng 5 năm 1943 khi họ đang cai quản Triều TiênMãn Châu quốc, để bắc qua sông Áp Lục. Đây là một trong số ít các đường tiến và rời khỏi Triều Tiên, cầu cho phép ô tô và tàu hỏa đi qua. Người đi bộ không được phép qua cầu.

Cầu hữu nghị Trung-Triều
Cầu Hữu Nghị Trung-Triều
Vị tríĐan Đông,
 • Liêu Ninh
 • Cầu Hữu Nghị Trung-Triều Trung Quốc

Sinuiju,
 • Pyongan Bắc
 • Cầu Hữu Nghị Trung-Triều Bắc Triều Tiên
Tuyến đườngđường bộđường sắt
Bắc quasông Áp Lục
Tọa độ40°6′54″B 124°23′34″Đ / 40,115°B 124,39278°Đ / 40.11500; 124.39278
Tên chính thức中朝友谊桥
조중우의교
Thông số kỹ thuật
Vật liệuThép
Tổng chiều dài940,8 m (3.087 ft)
Vị trí

Khoảng 60 m (66 yd) về phía hạ lưu vẫn còn một cây cầu cũ hơn được xây từ tháng 5 năm 1909 đến tháng 10 năm 1911. Đây là một cây cầu xoay có 12 nhịp trên trụ cầu bằng đá. Tổng chiều dài của cầu là 944,2 m (3.098 ft). Nhịp thứ 4 có thể được tách ra và xoay 90° theo chiều ngang để cho phép các tàu cao có thể đi qua. Cả hai chiếc cầu đều bị máy bay Hoa Kỳ ném bom trong chiến tranh Triều Tiên. Từ tháng 11 năm 1950 đến tháng 2 năm 1951, Hoa Kỳ đã sử dụng bom hạng nặng B-29 và B-17 và máy bay ném bom hạng nặng F-80 liên tục tấn công vào cầu để cắt nguồn viện trợ của Trung Quốc cho Bắc Triều Tiên. Các cây cầu đã được sửa chữa nhiều lần. Cây cầu xây năm 1911 được phép phá hủy còn cây cầu xây năm 1943 được sửa chữa và sử dụng trong giai đoạn cuối của cuộc chiến. Bắc Triều Tiên tuyên bố rằng họ không muốn xây dựng lại cây cầu gãy để cho Hoa Kỳ không thể phủ nhận sự thật rằng họ đã phá hủy nó. Bốn nhịp cầu của cây cầu cũ bên phía Trung Quốc vẫn được giữ lại và nó được đặt cái tên "cầu gãy" (断桥, đoạn kiều).

Đoạn cầu bên phía Trung Quốc của cầu cũ có các công viên và phố đi dạo, tạo thành một khu cảnh vật sông Áp Lục. Đây là một địa điểm du lịch lớn tại Trung Quốc và được xếp hạng AAAA theo sự phân chia du lịch của Trung Quốc. Các tàu du lịch rời bờ sông cho phép du khách chiêm ngưỡng cả hai cây cầu và cảnh Đan Đông từ mặt sông, tàu cũng có thể đến gần bờ sông của Triều Tiên. Bốn nhịp còn lại của cây cầu cũ trở thành một điểm du lịch vào năm 1993. Lối đi cho người đi bộ được xây dọc theo chiều dài cho phép du khách xem những thiệt hại mà bom Mỹ đã gây ra. Cầu Gãy cũng cho phép du khách ngắn nhìn Sinuiju bên phía Triều Tiên qua sông. Năm 2006, Cầu Gãy đã trở thành một di tích văn hóa theo quyết định của Quốc vụ viện Trung Quốc.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Paris Saint-Germain F.C.Phạm Phương Thảo (ca sĩ)Chủ nghĩa Marx–LeninTắt đènNguyễn Ngọc NgạnLiếm dương vậtLê Đại HànhCúp bóng đá châu ÁPhong trào Dân chủ Đông Dương (1936–1939)EthanolĐắk LắkDoraemon (nhân vật)Thánh GióngTrần Đăng Khoa (nhà thơ)Võ Văn ThưởngQuân khu 2, Quân đội nhân dân Việt NamCông NguyênChuyến đi cuối cùng của chị PhụngFC Bayern MünchenHuy CậnCarlo AncelottiCúp bóng đá U-23 châu Á 2022Đại tướng Quân đội nhân dân Việt NamMinh Thái TổHưng YênVạn Lý Trường ThànhTô LâmCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhBùi Công Chức (thiếu tướng)Điện BiênHiếp dâmMôi trườngHoaPháp thuộcThái LanMarcel SabitzerNông Đức MạnhNgày Thống nhấtNhà nước PalestineBánh giầyChiến dịch Điện Biên PhủNhật BảnThổ Nhĩ KỳKim Bình Mai (phim 2008)Danh sách tỷ phú thế giớiNew ZealandSông HồngChí PhèoDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiNgân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt NamDani CarvajalNhà Lê sơNguyễn Minh TúXHamsterVụ án cầu Chương DươngQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamBảy hoàng tử của Địa ngụcMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamBảng chữ cái tiếng AnhVũ khí hạt nhânNam CaoChính phủ Việt NamNguyễn Thị ĐịnhĐứcHà LanTỉnh thành Việt NamHoa KỳGoogleNinh ThuậnChùa HươngTu viện máuThành Cổ LoaĐỗ MườiDonald TrumpChiến tranh thế giới thứ nhấtTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCXích Quỷ🡆 More