Công Ước Khung Liên Hợp Quốc Về Biến Đổi Khí Hậu

Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change, UNFCCC hoặc FCCC) là một hiệp ước quốc tế về môi trường được đàm phán tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED), thường được gọi là Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất diễn ra tại Rio de Janeiro từ ngày 3 đến 14 tháng 6 năm 1992.

Mục tiêu của hội nghị là "ổn định các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu".

Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu
{{{image_alt}}}
Logo UNFCCC
Ngày thảo9 tháng 5, 1992
Ngày kí4–14 tháng 6, 1992
20 tháng 6, 1992 – 19 tháng 6, 1993
Nơi kíRio de Janeiro, Brazil
Thành phố New York, Mỹ
Ngày đưa vào hiệu lực21 tháng 3 năm 1994
Điều kiện50 quốc gia phê chuẩn
Bên kí165
Người phê duyệt197 (tất cả các quốc gia thành viên LHQ, cùng với nhà nước Palestine, Niue, quần đảo CookLiên minh châu Âu)
Người gửi lưu giữTổng thư ký Liên Hợp Quốc
Ngôn ngữTiếng Ả rập, tiếng Anh, Pháp, Trung, Nga, Tây Ban Nha

Bản thân công ước này không ràng buộc giới hạn phát thải khí nhà kính cho các quốc gia đơn lẻ và không bao gồm cơ chế thực thi. Do đó công ước này là không bắt buộc về mặt pháp lý. Thay vào đó công ước cung cấp một bộ khung cho việc đàm phán các hiệp ước quốc tế cụ thể (gọi là "nghị định thư") có khả năng đặt ra những giới hạn ràng buộc về khí nhà kính.

UNFCCC được mở ra để ký kết từ 9 tháng 5 năm 1992, sau khi một Ủy ban Đàm phán Liên chính phủ xây dựng văn bản của công ước khung như một báo cáo theo sau cuộc họp tại New York từ ngày 30 tháng 4 đến 9 tháng 5 năm 1992. Nó bắt đầu có hiệu lực ngày 21 tháng 3 năm 1994. Tính đến tháng 5 năm 2011 UNFCCC đã có 195 bên tham gia.

Các bên tham gia Công ước gặp mặt hằng năm từ năm 1995 tại Hội nghị các bên (COP) để đánh giá tiến trình đối phó với biến đổi khí hậu. Năm 1997, Nghị định thư Kyoto được ký kết đã tạo ra những nghĩa vụ ràng buộc pháp lý cho các quốc gia phát triển nhằm cắt giảm khí thải nhà kính của họ. Các thỏa thuận Cancun năm 2010 tuyên bố rằng sự ấm lên toàn cầu trong tương lai cần được giới hạn dưới 2,0 °C (3,6 °F) tương đương với mức tiền công nghiệp. COP 20 sẽ diễn ra tại Peru năm 2014.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Hiệp ướcHội nghị Thượng đỉnh Trái ĐấtKhí nhà kínhRio de Janeiro

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Nhà Hậu LêBTSNVIDIABến Nhà RồngNgân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁDế Mèn phiêu lưu kýTwitterFormaldehydeHợp sốNATODanh sách nhân vật trong One PieceQuốc kỳ Việt NamChiến cục Đông Xuân 1953–1954TikTokAldehydeDanh sách quốc gia xã hội chủ nghĩaTrần Quốc ToảnPhổ NghiChủ tịch Quốc hội Việt NamTrần Tuấn AnhBan Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamĐắk LắkWashington, D.C.Lê Thánh TôngViêm da cơ địaTrần Thanh MẫnNgũ hành!!FansipanTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (phim)Vịnh Hạ LongHai Bà TrưngGiải bóng đá Ngoại hạng AnhNguyễn Văn NênTrí tuệ nhân tạoBang Si-hyukNgân hàng Nhà nước Việt NamTriệu Lộ TưLão HạcĐà LạtỦy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamOne PieceQuân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt NamCầu Châu ĐốcCục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caoLê Khả PhiêuHoài LinhHoaKim Bình Mai (phim 2008)Nhà giả kim (tiểu thuyết)Dark webVụ án Hồ Duy HảiPhạm Văn ĐồngHợp chất hữu cơLịch sửNgày Quốc tế Lao độngKhởi nghĩa Hai Bà TrưngNhà LýHưng YênHổLưu Quang VũThám tử lừng danh ConanNguyễn Thị Kim NgânLiên minh châu ÂuĐồng bằng sông HồngCăn bậc haiẤm lên toàn cầuVòng loại Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024Cúp FAByeon Woo-seokChung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Dấu chấm phẩyĐồng NaiLàoVinamilk🡆 More