Gừa

Gừa hay còn gọi Si quả nhỏ, (danh pháp khoa học: Ficus microcarpa) là một loài thực vật có hoa trong họ Dâu tằm (Moraceae).

Loài này được L.f. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1782.

Gừa
Gừa
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Họ (familia)Moraceae
Chi (genus)Ficus
Loài (species)F. microcarpa
Danh pháp hai phần
Ficus microcarpa
L.f.
Gừa
Danh pháp đồng nghĩa
Gừa
Cây gừa ở Vườn bách thảo Maui Nui, Maui

Nguồn gốc, mô tả Gừa

Loài gừa có nguồn gốc ở Đông Nam Châu Á, từ Ấn Độ, Lào, Campuchia, Sri Lanka, Malaysia, đến Indonesia. Ở Việt Nam, cây này thường gặp mọc hoang ở vùng có thủy triều, mọc dựa bờ sông suối, kênh rạch. Cây cũng được trồng trong chậu, trồng làm cây cảnh ở một số nơi.

Đây là loài có thân gỗ, cao 15-20 m, có rễ phụ mọc ra từ thân và các cành trên cao. Các rễ này mọc dài ra, đâm xuống đất để hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Sau khi tiếp đất, các rễ phụ ngày càng to ra, trông như các khúc thân chống xuống đất làm cho cây thêm vững chắc.

Lá mọc so le, dày láng, dài 10-15 cm, rộng 5–6 cm, chóp nhọn hoặc tròn, cuống lá dài 1,5-3,5 cm; lá kèm có lông trắng lúc non. Quả loại sung ở nách lá, đường kính khoảng 1 cm, không cuống, khi chín màu vàng có sọc đỏ. Mùa hoa quả tháng 5 – 6 hàng năm.

Công dụng làm thuốc Gừa

Cây gừa còn được dùng làm thuốc. Thu hái lá và rễ phụ quanh năm, rửa sạch, chặt nhỏ rồi phơi khô để dùng dần. Theo Đông y Việt Nam, nó có vị hơi đắng và se, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, làm ra mồ hôi và lợi tiểu. Rễ phụ dùng chữa cảm mạo, sốt cao, viêm amydan, đau nhức khớp xương, chấn thương do đòn ngã.

Ở Vân Nam (Trung Quốc), dùng gừa trị viêm phế quản, phong thấp, sởi không mọc, gãy xương. Ngày dùng 15-30 g, dạng thuốc sắc. Lá dùng chữa cúm, viêm khí quản, ho gà, sốt rét, viêm ruột cấp, lỵ. Ngày dùng 10-12 g, dạng thuốc sắc.

Một số bài thuốc có cây gừa:

    - 1. Dự phòng cúm: Lá gừa, lá bạch đàn, đều 30g, sắc uống.
    - 2. Viêm ruột cấp, lỵ: Lá gừa tươi 500g, sắc nước, chia 2 lần uống trong ngày.
    - 3. Viêm khí quản mạn: Lá gừa tươi 75g, vỏ quýt 18g, sắc nước, chia 3 lần uống sáng, trưa, chiều. Liên tục trong 10 ngày.

Hình ảnh Gừa

Xem thêm

Chú thích

Liên kết ngoài

Tags:

Nguồn gốc, mô tả GừaCông dụng làm thuốc GừaHình ảnh GừaGừa1782Dâu tằmMoraceaeThực vật có hoa

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân đầu ngườiManchester City F.C.Radio France InternationaleMưa sao băngXHamsterLưu BịDeclan RiceViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁHalogenBuôn Ma ThuộtGia LongBộ đội Biên phòng Việt NamHiệp định Genève 1954Phạm TuyênNhà ThanhMinh Lan TruyệnNguyễn DuLê Quý ĐônĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtTiếng AnhDanh sách nhân vật trong DoraemonAtlético MadridDanh sách Tổng thống Hoa KỳThanh Hải (nhà thơ)H'MôngMặt TrờiMa Kết (chiêm tinh)Phú QuốcNam CaoThần NôngSông HồngGiỗ Tổ Hùng VươngFSeventeen (nhóm nhạc)Lê Minh KháiBorussia DortmundSóng thầnQuỳnh búp bêQuan hệ ngoại giao của Việt NamCăn bậc haiVõ Văn ThưởngHứa Quang HánJude BellinghamSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Trần Tuấn AnhThế vận hội Mùa hè 2024Giải bóng đá Ngoại hạng AnhDanh sách di sản thế giới tại Việt NamTrần Quốc VượngKhánh HòaLịch sử Chăm PaHội họaHồ Quý LyNhật BảnDoraemonCông (vật lý học)YCông nghệ thông tinHoàng Anh Tuấn (huấn luyện viên bóng đá)Văn LangỦy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamPhật giáoNhà NguyễnCậu bé mất tíchThegioididong.comNhật ký Đặng Thùy TrâmThomas EdisonNick VujicicNepalĐịa lý châu ÁKim Ngưu (chiêm tinh)NgườiDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânPhạm Minh ChínhTắt đènXXXPhong trào Cần VươngCúp bóng đá U-23 châu Á 2022🡆 More