Bùi Cường: đạo diễn, diễn viên, nghệ sĩ ưu tú Việt Nam

Bùi Cường (23 tháng 4 năm 1945 – 3 tháng 8 năm 2018) là một nam diễn viên điện ảnh, đạo diễn điện ảnh người Việt Nam.

Ông được biết đến với vai diễn Chí Phèo trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

Nghệ sĩ Nhân dân
Bùi Cường
Bùi Cường: Tiểu sử, Sự nghiệp, Tác phẩm
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Bùi Văn Cường
Ngày sinh
(1945-04-23)23 tháng 4, 1945
Nơi sinh
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Mất
Ngày mất
3 tháng 8, 2018(2018-08-03) (73 tuổi)
Nơi mất
Hà Nội, Việt Nam
Nguyên nhân
Tai biến mạch máu não
Giới tínhnam
Quốc tịchBùi Cường: Tiểu sử, Sự nghiệp, Tác phẩm Việt Nam
Nghề nghiệp
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Danh hiệuNghệ sĩ Nhân dân (2019)
Sự nghiệp Bùi Cường điện ảnh
Đào tạoTrường Điện ảnh Việt Nam
Vai diễnChí Phèo trong Làng Vũ Đại ngày ấy
Tác phẩm Bùi CườngVị tướng tình báo và hai bà vợ
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam 1983
Nam diễn viên chính xuất sắc

Tiểu sử Bùi Cường

Bùi Cường tên đầy đủ là Bùi Văn Cường, sinh ngày 23 tháng 4 năm 1945 tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp Trường Trung cấp Kỹ thuật điện và từng làm việc tại Xí nghiệp điện Tam Quang. Sau đó ông nộp hồ sơ thi vào trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh và trúng tuyển lớp diễn viên khóa II của trường. Cùng học với ông thời đó có: Đào Bá Sơn, Minh Châu, Quốc Trọng, Thanh Quý,... Trong đó Bùi Cường là học viên lớn tuổi nhất.

Bùi Cường qua đời vào ngày 3 tháng 8 năm 2018, sau thời gian điều trị bệnh tai biến mạch máu não, hưởng thọ 71 tuổi.

Sự nghiệp Bùi Cường

Năm 1982, Bùi Cường vào vai Chí Phèo trong bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy của đạo diễn Phạm Văn Khoa kết hợp ba truyện Sống mòn, Chí PhèoLão Hạc của nhà văn Nam Cao. Vai diễn này của ông gây nhiều ấn tượng với nhiều thế hệ khán giả và giúp ông đoạt Giải Bông Sen cho nam diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 năm 1983.

Sau thành công của vai diễn Chí Phèo, Bùi Cường tiếp tục ghi dấu ấn qua các bộ phim: Trần Tuấn trong phim Phút thứ 89, Trần Quân trong phim Kẻ giết người, Tám Dá trong Dòng sông vàng, Mộc trong phim Không có đường chân trời, Năm Hòa trong phim Biệt động Sài Gòn.

Một thời gian sau ông chuyển hướng với vai trò là đạo diễn, sản xuất. Phim điện ảnh đầu tay của ông là Người hùng râu quặp, thực hiện vào năm 1990. Năm 1996, ông tiếp tục tham gia phim truyện nhựa tâm lý Người đàn bà không con. Năm 2003, phim truyền hình Vị tướng tình báo và hai bà vợ của ông được đông đảo khán giả yêu thích, từng giành Huy chương Vàng tại Liên hoan phim Truyền hình toàn quốc.

Tác phẩm Bùi Cường

Năm Tên phim Vai diễn Đạo diễn Ghi chú
1977 Bức tường không xây Bí thư huyện ủy NSND Nguyễn Khắc Lợi
1979 Những người đã gặp Khởi NSND Trần Vũ
1980 Câu lạc bộ không tên Tiểu đội trưởng Quang NSND Nguyễn Khắc Lợi
1982 Làng Vũ Đại ngày ấy Chí Phèo NSND Phạm Văn Khoa
Ngày ấy bên sông Lam Thới NSƯT Nguyễn Ngọc Trung
Phút 89 Trần Tuấn Quốc Long
1983 Đường suối cạn A Páo Nguyễn Đỗ Ngọc
1984 Vụ áp phe Đông Dương Chủ quán NSND Trần Đắc
Người chiến sĩ thầm lặng Võ Ấn NSND Phạm Văn Khoa
1985 Biệt động Sài Gòn Năm Hòa Long Vân
1986 Ngày về Tốn Tự Huy
1987 Kẻ giết người Trần Quân Hoài Linh
1988 Thời hiện tại Cao Bá Trượng NSND Trần Đắc
1989 Dòng sông vàng Tướng cướp Tám Dá Kiều Tuấn
Không có đường chân trời Mộc NSND Nguyễn Khánh Dư
1991 Ai chết cho người đẹp Giám đốc Đinh Văn Nhọt NSƯT Lê Đức Tiến
Tôn Ngộ Không đến Việt Nam Sa Tăng Đỗ Minh Tuấn
Tráng sỉ Bồ Đề Nhà sư NSƯT Lê Mộng Hoàng
Mối tình sau song sắt Tư Hùng NSND Nguyễn Khắc Lợi

Gia đình Bùi Cường

Bùi Cường lập gia đình và có hai người con gái, vợ ông là công chức nhà nước đã nghỉ hưu bà mở tiệm áo dài để lo kinh tế gia đình.

Ghi chú

Tham khảo

Nguồn Bùi Cường

Tags:

Tiểu sử Bùi CườngSự nghiệp Bùi CườngTác phẩm Bùi CườngGia đình Bùi CườngNguồn Bùi CườngBùi CườngChí PhèoDiễn viênLàng Vũ Đại ngày ấyNghệ sĩ Nhân dânNhà nước Việt NamViệt NamĐạo diễn điện ảnh

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Đắk LắkDải GazaDanh sách thủ lĩnh Lương Sơn BạcTây NguyênBayer 04 LeverkusenThanh BùiGiờ Trái ĐấtBảng chữ cái Hy LạpLãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳChóThổ Nhĩ KỳSơn LaPhong trào Dân chủ Đông Dương (1936–1939)Danh sách di sản thế giới tại Việt NamAnh hùng dân tộc Việt NamHệ Mặt TrờiĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhNguyễn Đình ChiểuQuan hệ ngoại giao của Việt NamMaldivesUEFA Europa LeagueMinh Thành TổElipMassage kích dụcGia đình Hồ Chí MinhVõ Thị Ánh XuânẢ Rập Xê ÚtNguyễn Tấn DũngTam quốc diễn nghĩaVụ án Lệ Chi viênMona LisaPeanut (game thủ)Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamTào TháoDanh sách trường đại học tại Thành phố Hồ Chí MinhCàn LongTín ngưỡng thờ Mẫu Việt NamDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânSteve JobsWikipediaVụ phát tán video Vàng AnhCà MauTrùng KhánhDanh mục các dân tộc Việt NamChiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)GMMTVFC Barcelona 6–1 Paris Saint-Germain F.C.Phạm Băng BăngTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhSeventeen (nhóm nhạc)Nguyễn Nhật ÁnhFacebookDương Chí DũngChữ NômVinamilkTừ Hi Thái hậuChâu Đại DươngTriết họcNhà thờ chính tòa Đức Bà Sài GònNguyễn Cao KỳHành chính Việt Nam thời NguyễnDoraemon (nhân vật)Boeing B-52 StratofortressKiên GiangPhố cổ Hội AnNgày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nướcIranChiến tranh thế giới thứ nhấtLý HảiTập Cận BìnhApple (công ty)Trái ĐấtThích-ca Mâu-niNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamMinecraftNguyễn Xuân PhúcNguyễn Chí VịnhLưới thức ănNgười Chăm🡆 More