Alfred Hershey

Alfred Day Hershey (4.12.1908 – 22.5.1997) là một nhà di truyền học và vi sinh học người Mỹ đã đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1969.

Alfred Hershey
Alfred Hershey
Alfred D. Hershey in 2009
Sinh4.12.1908
Owosso, Michigan
Mất22.5.1997
Quốc tịchMỹ
Trường lớpMichigan State University
Nổi tiếng vìbacteriophage (virus nhiễm khuẩn)
Giải thưởnggiải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1969

Cuộc đời và Sự nghiệp Alfred Hershey

Hershey sinh tại Owosso, Michigan, ông đậu bằng cử nhân hóa học ở Đại học bang Michigan (Michigan State University) năm 1930 và bằng tiến sĩ môn vi sinh học năm 1934, ngay sau đó ông đảm nhậm một chức vụ ở Phân khoa Vi sinh học Đại học Washington tại St. Louis.

Ông bắt đầu làm thí nghiệm với các virus nhiễm khuẩn (bacteriophage) cùng với người Mỹ gốc Ý Salvador Luria và người Đức Max Delbrück năm 1940, và quan sát thấy rằng khi 2 dòng virus nhiễm khuẩn khác nhau đã nhiễm vào cùng một vi khuẩn, thì 2 virus này có thể trao đổi trình tự DNA.

Ông di chuyển tới Cold Spring Harbor, New York năm 1950 để làm việc ở Phân ban Di truyền của Viện Khoa học Carnegie, nơi ông làm thí nghiệm Hershey-Chase blender experiment nổi tiếng với Martha Chase năm 1952. Thí nghiệm này đã cung cấp thêm bằng chứng là DNA - chứ không phải protein - là bộ gene.

Ông trở thành giám đốc Viện Carnegie năm 1962 và đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1969, chung với Luria và Delbrück cho phát hiện của họ về việc làm bản sao chính xác các virus cùng cấu trúc di truyền của chúng. Ngoài giải Nobel nói trên, ông cũng được thưởng giải Albert Lasker cho nghiên cứu Y học cơ bản năm 1958.

Gia đình Alfred Hershey

Hershey kết hôn với Harriet. Họ có một con trai: Peter

Linh tinh Alfred Hershey

Sau khi Hershey từ trần, một nhà nghiên cứu virus nhiễm khuẩn khác là Frank Stahl đã viết: "Giáo hội (nghiên cứu) virus nhiễm khuẩn – như đôi khi chúng tôi thường gọi - được lãnh đạo bởi Chúa Ba Ngôi gồm Delbrück, Luria và Hershey. Cương vị của Delbrück là người sáng lập và phong cách ex cathedra tất nhiên làm cho ông ta trở thành giáo hoàng, còn Luria, người làm việc nặng nhọc, là giáo sĩ nghe xưng tội dễ xúc cảm xã hội. Và Al (Hershey) là vị thánh."[1]

Chú thích

Tham khảo

  • Stahl, F W (2001). “Alfred Day Hershey”. Biographical memoirs. National Academy of Sciences (U.S.). Hoa Kỳ. 80: 142–59. PMID 15202470.
  • Shampo, Marc A (2004). Kyle Robert A. “Alfred Hershey--Nobel Prize for work in virology”. Mayo Clin. Proc. Hoa Kỳ. 79 (5): 590. ISSN 0025-6196. PMID 15132399.
  • Shampo, M A (1999). Kyle R A. “Max Delbrück and molecular genetics”. Mayo Clin. Proc. Hoa Kỳ. 74 (11): 1124. ISSN 0025-6196. PMID 10560600.
  • Raju, T N (1999). “The Nobel chronicles. 1969: Max Delbrück (1906-81); Salvador Luria (1912-91); and Alfred Hershey (1908-97)”. Lancet. Anh. 354 (9180): 784. doi:10.1016/S0140-6736(05)76036-0. ISSN 0140-6736. PMID 10475234.
  • Campbell, A (1998). Stahl F W. “Alfred D. Hershey”. Annu. Rev. Genet. Hoa Kỳ. 32: 1–6. doi:10.1146/annurev.genet.32.1.1. ISSN 0066-4197. PMID 9928472.
  • Stahl, F W (1998). “Hershey”. Genetics. Hoa Kỳ. 149 (1): 1–6. ISSN 0016-6731. PMID 9584081.
  • Cairns, J (1997). “Alfred Hershey (1908-97)”. Nature. Anh. 388 (6638): 130. doi:10.1038/40529. ISSN 0028-0836. PMID 9217149.
  • “[Nobel prize winners of 1969]”. Orvosi hetilap. Hungary. 111 (8): 453–5. 1970. ISSN 0030-6002. PMID 4906087.
  • Datta, R K (1969). Datta B. “Nobel prize winners in medicine”. Journal of the Indian Medical Association. Ấn Độ. 53 (12): 610–1. ISSN 0019-5847. PMID 4903713.
  • de Haan, P G (1969). “[Delbrück, Hershey and Luria, Nobel Prize winners]”. Nederlands tijdschrift voor geneeskunde. Hà Lan. 113 (49): 2198–9. ISSN 0028-2162. PMID 4903007.
  • Malmgren, B (1969). “[The Nobel Prize in Physiology or Medicine to 3 bacteriophage researchers]”. Nordisk medicin. Thụy Điển. 82 (44): 1369–75. ISSN 0029-1420. PMID 4903832.

Liên kết ngoài

Tags:

Cuộc đời và Sự nghiệp Alfred HersheyGia đình Alfred HersheyLinh tinh Alfred HersheyAlfred Hershey19081997Danh sách người đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoaDi truyền họcHoa KỳVi sinh học

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Hai Bà TrưngLương Tam QuangHà NộiĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhNhà Hậu LêThượng HảiDoraemonBà TriệuToán họcLandmark 81Chủ nghĩa duy tâmMắt biếc (phim)LàoMThừa Thiên HuếTiếng Trung QuốcGiải vô địch bóng đá thế giới 2026YXã hộiTư tưởng Hồ Chí MinhHoàng thành Thăng LongBitcoinNguyễn Trọng NghĩaDế Mèn phiêu lưu kýĐảng Cộng sản Việt NamTô HoàiChủ nghĩa tư bảnHồ Quý LyNữ hoàng nước mắtPhùng HưngPhan Văn GiangNgọc Châu (hoa hậu)Chuyến bay 370 của Malaysia AirlinesThám tử lừng danh ConanMười hai vị thần trên đỉnh OlympusTình yêuHà GiangPark Hang-seoTần Thủy HoàngDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânMinh Thành TổTrương Mỹ HoaSố nguyên tốThành Cát Tư HãnĐịa đạo Củ ChiChâu PhiTam ThểToni KroosHệ Mặt TrờiHarry LuMai vàngDanh sách động từ bất quy tắc (tiếng Anh)Hy LạpPhilippe TroussierLiverpool F.C.Chiến tranh Việt NamQuần thể danh thắng Tràng AnTrái ĐấtDanh sách quốc gia theo dân sốHai nguyên lý của phép biện chứng duy vậtEmma WatsonSòng bạc trực tuyếnGiỗ Tổ Hùng VươngFacebookBình ĐịnhLê Đại HànhVườn quốc gia Cúc PhươngNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamTrần Đăng Khoa (nhà thơ)Chuyện người con gái Nam XươngBùi Quang Huy (chính khách)ÝTạ Duy AnhHội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt NamCleopatra VIIĐại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam🡆 More