Động Vật

Động vật là một nhóm sinh vật đa bào, nhân chuẩn, được phân loại là giới Động vật (Animalia, đồng nghĩa: Metazoa) trong hệ thống phân loại 5 giới.

Cơ thể của chúng lớn lên khi phát triển. Hầu hết động vật có khả năng di chuyển một cách tự nhiên và độc lập.

Động vật
Thời điểm hóa thạch: Kỷ Ediacara – gần đây
Động VậtNgành Da gaiNgành Thích ty bàoGấu nướcĐộng vật giáp xácLớp Hình nhệnĐộng vật thân lỗLớp Côn trùngĐộng vật hình rêuNgành Giun đầu gaiGiun dẹpĐộng vật thân mềmNgành Giun đốtĐộng vật có xương sốngPhân ngành Sống đuôiGiun móng ngựa
Phân loại khoa học
Liên vực (superdomain)Neomura
Vực (domain)Eukaryota
(không phân hạng)Opisthokonta
Nhánh Holozoa
Nhánh Filozoa
Giới (regnum)Animalia
Linnaeus, 1758
Các siêu ngành/ngành/phân ngành/phân giới /nhánh/không phân hạng
  • Ngành Agmata (Không xác định liên ngành hoặc phân giới)

Phân giới/Siêu ngành Vendobionta †

Phân giới Parazoa

Phân giới Eumetazoa

Hầu hết các ngành động vật được biết đến nhiều nhất đã xuất hiện hóa thạch vào thời kỳ Bùng nổ kỷ Cambri, khoảng 542 triệu năm trước. Động vật được chia thành nhiều nhóm nhỏ, một vài trong số đó là động vật có xương sống (chim, động vật có vú, lưỡng cư, bò sát, cá); động vật thân mềm (trai, hàu, bạch tuộc, mực, và ốc sên); động vật Chân khớp (cuốn chiếu, rết, côn trùng, nhện, bọ cạp, tôm hùm, tôm); giun đốt (giun đất, đỉa); bọt biển và sứa.

Từ nguyên

Từ "animal" xuất phát từ tiếng Latin animalis, có nghĩa là "có thở". Trong sử dụng ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, từ "động vật" thường bị sử dụng dương vật để phối giống - từ "động vật" đó dùng để chỉ tất cả các thành viên của giới Animalia trừ con người. Theo nghĩa sinh học , "động vật" dùng để chỉ tất cả các thành viên của giới Animalia, bao gồm cả con người.

Đặc điểm Động Vật

Động vật có vài đặc điểm riêng tách chúng ra khỏi các sinh vật sống khác. Động vật là sinh vật nhân chuẩn và đa bào, giúp phân biệt chúng với vi khuẩn và hầu hết sinh vật đơn bào. Động vật sống dị dưỡng, tiêu hóa thức ăn trong cơ thể, giúp phân biệt chúng với thực vật và tảo. Chúng cũng khác biệt với thực vật ở chỗ thiếu thành tế bào cứng (thành cellulose). Tất cả động vật có thể di chuyển, ít nhất là trong một giai đoạn sống. Ở hầu hết động vật, phôi trải qua giai đoạn phôi nang (blastula), một giai đoạn riêng biệt đặc trưng ở động vật.

Cấu trúc

Trừ vài ngoại lệ, như là bọt biển (ngành Porifera) và Placozoa, động vật có cơ thể được chia thành các mô. Chúng có cơ bắp, dùng để thực hiện và kiểm soát vận động, các mô thần kinh, dùng để gửi và xử lý tín hiệu. Thông thường, cơ thể có một hệ tiêu hóa, với một miệng (như thủy tức) hay cả miệng và hậu môn (như cá). Tất cả động vật có tế bào nhân chuẩn.

Sinh sản và phát triển

Động Vật 
Một tế bào phổi sa giông được nhuộm huỳnh quang trải qua giai đoạn đầu pha sau phân bào

Gần như tất cả động vật trải qua một số hình thức sinh sản hữu tính. Chúng có những tế bào nhỏ có chức năng sinh sản, di chuyển được như tinh trùng hay lớn hơn, không di chuyển được như trứng. Tình trùng và trứng sẽ kết hợp để tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển để tạo thành cá thể mới.

Nhiều loài động vật cũng có khả năng sinh sản vô tính. Việc này có thể xảy ra thông qua trinh sản, trứng được tạo ra mà không cần giao phối, phân chồi, hay phân mảnh.

Hợp tử ban đầu phát triển thành một khối tế bào hình cầu rỗng, được gọi là phôi nang, sau sẽ được sắp xếp lại. Ở bọt biển, ấu trùng phôi nang bơi đến một vị trí mới và phát triển thành một con bọt biển mới. Trong các nhóm khác, phôi nang trải qua những sắp xếp phức tạp hơn.

Nguồn gốc và hóa thạch Động Vật

Loài động vật đầu tiên thường được coi là tiến hóa từ một loại trùng roi có tế bào nhân chuẩn. Họ hàng gần gũi nhất được biết đến của chúng là Choanoflagellatea. Nghiên cứu phân tử đặt động vật trong một siêu nhóm được gọi là Opisthokonta (sinh vật lông roi sau), cùng với choanoflagellate, nấm và một số sinh vật nguyên sinh ký sinh nhỏ. Tên này đến từ vị trí của roi trong tế bào có thể chuyển động, như tinh trùng ở hầu hết động vật, trong khi các sinh vật nhân chuẩn khác có lông roi trước.

Những hóa thạch đầu tiên được cho có thể là động vật xuất hiện ở thành hệ Trezona, tây Central Flinders, Nam Úc. Những hóa thạch này được xem là loài bọt biển đầu tiên. Chúng được tìm thấy trong lớp đá 665 triệu năm tuổi.

Hóa thạch tiếp theo có thể là động vật cổ nhất được tìm thấy vào thời kỳ Tiền Cambri, khoảng 610 triệu năm trước. Hóa thạch này khó mà liên quan đến các hóa thạch sau nó. Tuy nhiên, hóa thạch này có thể đại diện cho động vật tiền thân của động vật ngày nay, nhưng chúng cũng có thể là một nhóm tách biệt hoặc thậm chí không phải động vật thực sự.

Lịch sử phân loại Động Vật

Động Vật 
Carolus Linnaeus, được biết đến như là cha đẻ của phân loại hiện đại.

Aristotle chia sinh vật sống ra làm động vật và thực vật, Carolus Linnaeus (Carl von Linné) cũng làm theo cách này trong lần phân loại thứ bậc đầu tiên. Kể từ đó các nhà sinh học đã bắt đầu nhấn mạnh mối quan hệ tiến hóa, ví dụ sinh vật đơn bào ban đầu được xem là động vật bởi khả năng di chuyển của chúng, nhưng nay được tách riêng.

Trong sơ đồ ban đầu của Linnaeus, động vật là một trong ba giới, phân chia thành các lớp Vermes, Insecta, Pisces, Amphibia, Aves, và Mammalia. Kể từ đó, bốn lớp cuối được gộp thành một ngành duy nhất, Chordata, trong khi hai lớp còn lại bị tách ra.

Đa dạng sinh học Động Vật

Ngành/không phân hạng Đặt tên Năm Phân loại Số lượng loài Hình ảnh
Acanthocephala Koelreuter 1771 Nhánh Gnathifera ≈ 1420 loài
†Agmata Yochelson 1977 Giới Động vật 3 loài
Động Vật 
Volborthella
Annelida Lammark 1809 Liên ngành Lophotrochozoa 22, 000 loài, hơn 24,880 loài còn sinh tồn hoặc 16,000 loài được mô tả.
Archaeocyatha Vologdin 1937 Có thể là ngành Động vật thân lỗ Không xác định.
Arthropoda von Siebold 1937 Không phân hạng Panarthropoda &00000000012500000000001.250.000+ tồn tại;> 20,000+ tuyệt chủng
Động Vật 
Mictyris longicarpus
Brachiopoda Dumérl 1806 Nhánh Brachiozoa ≈ 7000 loài
Bryozoa Ehrenberg 1831 Nhánh Brachiozoa ≈ 6000 loài
Chaetognatha Leuckart 1854 Nhánh Gnathifera Hơn 120 loài vào năm 2021.
(Kph) Cambroernida Caron, 2010 Nhánh Ambulacraria Không xác định.
Chordata Haeckel 1874 Liên ngành Deuterostomia ≈ 65,000 loài
Cnidaria Hatschek 1888 Phân giớiEumetazoa Hơn 11,000 loài.
Ctenophora Eschscholtz 1829 Phân giới Eumetazoa Claudia Mills ước tính có khoảng 100-150 loài được xác nhận.
Cycliophora Funch & Kristensen 1995 Liên ngành Platyzoa 2 loài
Dicyemida Köllicker 1882 Không phân hạng Mesozoa hoặc Lophotrochozoa
Echinodermata Bruguière 1791 Nhánh Ambulacraria 7000 loài còn sinh tồn.
Entoprocta Nitsche 1791 Liên ngành Lophotrochozoa 150 loài
Gastrotricha Metschnikoff 1865 Liên ngành Platyzoa Tới năm 2011, khoảng 790 loài đã được mô tả.
Gnathosmulida Ax 1956 Nhánh Gnathifera 100 loài được miêu tả.
Hemichordata Bateson 1885 Nhánh Ambulacraria 100 loài tồn tại.
Kinorhyncha Reinhard 1881 Nhánh Scalidophora Ngành này có 21 chi và khoảng 200 loài.
Loricifera Kristensen 1985 Nhánh Scalidophora
Lobopodia Snodgrass 1938 Không phân hạng Panarthropoda Không xác định
Medusoid Hatschek 1888 Phân giới/Liên ngành Vendobionta Không xác định.
Micrognathozoa Kristensen & Funch, 2000 Nhánh Gnathifera 1 loài duy nhất.(Limnognathia maerski).
Monoblastozoa R. Blackwelder 1963 (Không phân hạng) Mesozoa 1 loài. (Salinella salve) mô tả bởi Johannes Frenzel vào năm 1892.
Mollusca Carl Linnaeus 1758 Liên ngành Lophotrochozoa Chapman ước tính, 85000 loài được công nhận.
Nematoda Karl Moriz Diesing 1861 Nhánh Nematoida Tổng số loài Giun tròn được thống kê khoảng 1 triệu loài.
Nematomorpha František Vejdovský 1886 Nhánh Nematoida Ước tính 320 loài còn tồn tại được phân vào giữa hai họ.
Động Vật 
Paragordius tricuspidatus (Dufour, 1828) 
Nemertea Schultze 1851 Liên ngành Lophotrochozoa Khoảng 900 loài giun vòi được mô tả.
Onychophora Grube 1853 Không phân hạng Panarthropoda Khoảng 200 loài giun nhung đã được mô tả, mặc dù số lượng loài thực sự có khả năng lớn hơn. Hai họ giun nhung còn sinh tồn là Peripatidae và Peripatopsidae.
Orthonectida Giard 1872 Không phân hạng Mesozoa Ngành bao gồm khoảng 20 loài đã biết, trong đó loài Rhopalura ophiocomae là loài được biết đến nhiều nhất.
Petalonamae Pfug 1972 Phân giới/Liên ngành Vendobionta Không xác định
Placozoa Karl Gottlieb Grell 1971 Phân giới Parazoa 4 loài (Trichoplax adhaerens, Hoilungia hongkongensis, Polyplacotoma mediterranea (dạng cơ bản nhất) và Cladtertia collaboinventa. Tính tới năm 2017, thì chỉ có 3 loài được mô tả. Nhưng cuối năm 2022, Tessler và cộng sự đã phát hiện và mô tả thêm 1 loài.
Động Vật 
Trichoplax adhaerens
Platyhelminthes Claus 1887 Platyzoa 26,302 loài.
Phoronida Hatschek 1888 Liên ngành Lophotrochozoa 21 loài.
Động Vật 
Phoronis australis
Porifera Grant 1836 Phân giới Parazoa Cho đến nay các công bố của khoa học đã xác định được khoảng 9.000 loài Porifera,, trong đó: có khoảng 400 loài là bọt biển thủy tinh; khoảng 500 loài là bọt biển đá vôi; và phần còn lại là Demosponges.
Priapulida Théel 1906 Nhánh Scalidophora Có 22 loài Priapulida được biết đến, một nửa trong số chúng có kích thước trung bình.
Động Vật 
Priapulus caudatus
Proarticulata Fedonkin 1985 Phân giới/Liên ngành Vendobionta Không xác định (tất cả các loại đều tuyệt chủng).

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Đặc điểm Động VậtNguồn gốc và hóa thạch Động VậtLịch sử phân loại Động VậtĐa dạng sinh học Động VậtĐộng Vật

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Harry PotterLưu Quang VũTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCMáy tínhTổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiênChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Nữ hoàng nước mắtÔ nhiễm không khíQuan họChâu PhiXuân QuỳnhBlackpinkBình ThuậnNhà HánNgười ViệtChâu Đại DươngQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamThích Quảng ĐứcBắc NinhLiên Hợp QuốcDoraemonLeague of Legends Champions KoreaFansipanPhim khiêu dâmNgô Đình DiệmTôn giáo tại Việt NamSự kiện Tết Mậu ThânVõ Thị SáuTrà VinhBộ bài TâyRunning Man (chương trình truyền hình)TCàn LongQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamPhạm Nhật VượngBánh mì Việt NamNgười Khmer (Việt Nam)Nguyễn TrãiQuan hệ tình dụcGallonNguyệt thựcÂm đạoChí PhèoTrường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhPhan Văn GiangThỏ biểnBộ đội Biên phòng Việt NamBình ĐịnhVladimir Ilyich LeninGia KhánhĐào, phở và pianoẢ Rập Xê ÚtMai HoàngLuciferNguyễn Văn ThiệuChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCNguyễn Văn LinhLê Đức ThọNgười đồng tính nữDanh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanĐen (rapper)Lạm phátTrần Nhân TôngPhan Đình TrạcPhú YênBiển ĐôngTín ngưỡng thờ Mẫu Việt NamHoàng ĐanDonald TrumpPeanut (game thủ)Thành ĐôPhởAn Dương VươngTitanic (phim 1997)Bảy hoàng tử của Địa ngụcVõ Thị Ánh XuânCộng hòa Nam Phi🡆 More