Đỗ Tất Lợi

GS.TS Đỗ Tất Lợi (2 tháng 1 năm 1919 – 3 tháng 2 năm 2008) là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng, cây đại thụ của nền y học cổ truyền Việt Nam.

Đỗ Tất Lợi
Đỗ Tất Lợi
SinhĐỗ Tất Lợi
(1919-01-02)2 tháng 1, 1919
xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
Mất3 tháng 2, 2008(2008-02-03) (89 tuổi)
Quốc tịchĐỗ Tất Lợi Việt Nam
Học vịtiến sĩ khoa học
Trường lớptrường Y- Dược Đông Dương
Giải thưởngGiải thưởng Hồ Chí Minh
Huân chương Độc lập hạng nhì

Tiểu sử

Ông sinh tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ông học khoa Dược trường Y Dược toàn cấp Đông Dương trong thời gian 1939 - 1944 thời Pháp thuộc. Sau khi tốt nghiệp ông mở Hiệu thuốc ở phố Hàng Gai, Hà Nội trên biển hiệu không đề tiếng Pháp như thời ấy mà ghi Hiệu thuốc để chỉ rõ khí phách độc lập của người Việt Nam.

Từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, dược sĩ Đỗ Tất Lợi với cương vị Viện trưởng Viện khảo cứu chế tạo dược phẩm Cục quân y, đã chịu khó đi công tác trên núi rừng Việt Bắc tìm kiếm sưu tầm các cây thuốc phòng chữa bệnh cho bộ đội và nhân dân. Sau ngày hòa bình lập lại, với nhiệm vụ Chủ nhiệm bộ môn dược liệu Trường Đại học Y dược Hà Nội, ông đã say mê nghiên cứu về dược liệu, vị thuốc Việt Nam và các cây di thực từ nước ngoài. Ông đã có công xây dựng bộ môn về nghiên cứu và tư duy khoa học theo hướng dân tộc hiện đại. Ông tham giảng dạy trực tiếp và biên soạn giáo trình "Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam". Giáo trình này ngoài sử dụng làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên đại học các trường Y Dược trong nước còn được bạn bè quốc tế khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu đánh giá rất cao. Trong thư gửi Bộ Y tế Việt Nam, hai nhà dược học Xô viết đã viết "Một giáo trình xuất sắc về dược liệu học bằng tiếng Việt vừa xuất bản, được các nhà dược học Liên Xô rất chú ý. Đó là một trong số ít sách giáo khoa về cây thuốc vùng Đông Nam Á..."

Sau mấy chục năm lăn lộn với việc sưu tầm nghiên cứu dược liệu, Đỗ Tất Lợi đã biên soạn được bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam xuất bản đến nay là lần thứ 11. Đây là một công trình nghiên cứu rất có giá trị ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Trên cơ sở cuốn sách này, năm 1968 Hội đồng chứng chỉ (khoa học) tối cao Liên Xô đã công nhận học vị Tiến sĩ khoa học cho dược sĩ Đỗ Tất Lợi. Năm 1983, tại Triển lãm hội chợ sách quốc tế Matxcơva, bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam được bình chọn là một trong bảy viên ngọc quý của triển lãm sách.

Cuốn sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam". Do ông viết được đánh giá rất cao trong giới chuyên môn trong và ngoài nước. Giáo sư tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi được Hội đồng chứng chỉ khoa học tối cao Liên Xô (1968) trao bằng tiến sĩ khoa học danh dự vì cuốn sách trên được coi là một công trình khoa học lớn về cây thuốc ở Việt Nam và Đông Nam Á. Cuốn sách này đã được một hội đồng khoa học của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Liên Xô đánh giá: "vừa mang tính khoa học hiện đại, vừa nêu được những giá trị của y học cổ truyền phương Đông, vừa có tính chất bác học, vừa có tính phổ cập bình dân" (1964). Đó là một cuốn sách đã được bình chọn là một trong bảy đầu sách hay nhất trong một hội chợ sách ở Liên Xô cũ (Moskva 1983). Cuốn sách này được coi là cẩm nang tra cứu cho hầu hết các Dược sĩ Đại học và Bác sĩ Đông y ở Việt Nam.

Ông được phong hàm giáo sư (1980) được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Kỹ thuật năm (1996) và tặng thưởng huân chương Độc lập hạng nhì (2001) về những cống hiến cho khoa học và đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Trên đây chỉ là hai trong hàng trăm công trình khoa học lớn nhỏ giáo sư đã công bố trong và ngoài nước các công trình của ông đã được công bố bằng các thứ tiếng Việt, Pháp, Nga, Đức, Rumani...

Tác phẩm

  • Những Cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam

Tham khảo

Tags:

19192 tháng 120083 tháng 2Y học cổ truyền

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Phan Văn MãiTôn giáoChủ nghĩa tư bảnCamp NouDanh sách quốc gia và vùng lãnh thổ châu ÁBộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung QuốcThụy SĩKevin De BruyneHòa BìnhBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAQuách Ngọc NgoanMateo KovačićTriết họcChiến cục Đông Xuân 1953–1954Thủ ĐứcMyanmarChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Vạn Lý Trường ThànhNguyễn Tấn DũngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Ung ChínhNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam69 (tư thế tình dục)Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Văn NênTu viện máuThánh GióngHà LanThích Nhất HạnhLý Thái TổĐối tác chiến lược, đối tác toàn diện (Việt Nam)Tuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Kinh Dương VươngVườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngLuis Enrique (cầu thủ bóng đá)H'MôngSự kiện Thiên An MônCàn LongThanh gươm diệt quỷQuảng NgãiXXXDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên PhủHentaiTập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân độiLê Khả PhiêuKhánh Ngọc (ca sĩ sinh 1936)Quảng NamNam ĐịnhQuang TrungTrà VinhThuận TrịTôn Đức ThắngChiến tranh biên giới Việt Nam – CampuchiaĐắk LắkBà TriệuDanh sách Chủ tịch nước Việt NamĐồng (đơn vị tiền tệ)VnExpressChuột lang nướcĐinh Tiến DũngHoàng thành Thăng LongTập đoàn VingroupCan ChiQuảng BìnhGiải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2025Châu Đăng KhoaLâm ĐồngDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa) bình quân đầu ngườiTô Vĩnh DiệnHôn lễ của emMalaysiaPornhubIranViệt Nam Cộng hòaKakáPeanut (game thủ)Đỗ Mười🡆 More