Đồng Văn Cống: Trung tướng Việt Nam

Đồng Văn Cống (tháng 2 năm 1918 – 6 tháng 8 năm 2005) là một tướng lĩnh, quân hàm Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, từng làm Tỉnh đội trưởng Bến Tre, Sư đoàn trưởng sư đoàn 330, tư lệnh các quân khu: Quân khu Hữu ngạn, 7, 8, 9 và Phó tổng Thanh tra Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI.

Đồng Văn Cống
Bảy Cống
Đồng Văn Cống: Tiểu sử, Tặng thưởng và vinh danh, Gia đình
Chức vụ
Nhiệm kỳtháng 10 năm 1982 – tháng 12 năm 1985
Quyền Tư lệnh Quân khu 7
Nhiệm kỳ1981 – 1982
Tiền nhiệmLê Đức Anh
Kế nhiệmNguyễn Minh Châu
Phó Tư lệnh Quân khu 7
Nhiệm kỳtháng 5 năm 1976 – tháng 9 năm 1982
Tư lệnh Quân khu 8
Nhiệm kỳtháng 10 năm 1972 – 1975
Kế nhiệmsáp nhập vào Quân khu 9
Nhiệm kỳ1965 – 1972
Tư lệnh Quân khu 9
Nhiệm kỳ1964 – 1969
Tiền nhiệmđầu tiên
Kế nhiệmLê Đức Anh
Thông tin chung
Quốc tịchĐồng Văn Cống: Tiểu sử, Tặng thưởng và vinh danh, Gia đình Việt Nam
Sinh1918
Tân Hào, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, Việt Nam
Mất6 tháng 8, 2005(2005-08-06) (87 tuổi)
Binh nghiệp
ThuộcĐồng Văn Cống: Tiểu sử, Tặng thưởng và vinh danh, Gia đình Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1946-1982
Cấp bậc
Chỉ huyQuân khu 7,8,9

Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

Quân đội nhân dân Việt Nam
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam
Khen thưởngHuân chương Hồ Chí Minh
Huân chương Độc lập hạng nhất

Trung tướng Đồng Văn Cống được người dân Bến Tre ca ngợi là "vị tướng bưng biền", được tôn xưng là người anh cả của Lực lượng vũ trang Bến Tre qua hai cuộc kháng chiến.

Tiểu sử Đồng Văn Cống

Đồng Văn Cống: Tiểu sử, Tặng thưởng và vinh danh, Gia đình 
Đền thờ trung tướng Đồng Văn Cống ở Bến Tre

Đồng Văn Cống sinh tháng 2 năm 1918 tại xã Tân Hào, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939 . Đến năm 1946 ông gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong Chiến tranh Đông Dương, ông chiến đấu tại chiến trường Nam Bộ, đã từng giữ các chức vụ: Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng, Trung đoàn trưởng và Tỉnh đội trưởng tỉnh Bến Tre (Tỉnh đội trưởng tương đương với Sư đoàn trưởng).

Năm 1954, Đồng Văn Cống tập kết ra miền Bắc (Việt Nam) và được bổ nhiệm: Sư đoàn trưởng Sư đoàn 330; Tư lệnh trưởng Quân khu Hữu Ngạn (1962). Năm 1963 về chiến trường miền Nam Việt Nam chiến đấu, ông được bổ nhiệm tư lệnh Quân khu 9 (1964), rồi Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam từ năm 1965-1972. Tháng 10 năm 1972 đến 1975 ông được phân công là tư lệnh Quân khu 8, thụ phong Thiếu tướng năm 1974.

Từ tháng 5 năm 1976 đến tháng 9 năm 1982 Đồng Văn Cống là phó tư lệnh Quân khu 7, quyền tư lệnh Quân khu 7, thụ phong Trung tướng năm 1980. Tháng 10 năm 1982 ông được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng thanh tra Quân đội nhân dân Việt Nam và nghỉ hưu trong cùng năm .

Ông là đại biểu Quốc hội khóa VI. Ông qua đời ngày 6 tháng 8 năm 2005 vì tuổi cao, được an táng ở quê nhà tại Bến Tre .

Tặng thưởng và vinh danh Đồng Văn Cống

Đồng Văn Cống đã được Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập hạng nhất; Huân chương Kháng chiến hạng nhất; Huân chương Chiến thắng hạng nhất; Huân chương Quân công hạng 1, 2, 3; hai Huân chương Chiến công hạng nhất; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất; Huy chương Quân kỳ quyết thắng; Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.

Năm 2011, Đồng Văn Cống được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân [1]

Ông được dựng một đền thờ ở quê nhà Bến Tre . Tên ông được đặt cho một con đường ở Quận 2 của Thành phố Hồ Chí Minh .Tại Cần Thơ, tên ông cũng được đặt cho con đường nối giữa quốc lộ 91 và đường Võ Văn Kiệt.

Gia đình Đồng Văn Cống

Con trai đầu lòng của ông là Đồng Văn Đe, sĩ quan phi công của Không quân nhân dân Việt Nam, từng bắn rơi máy bay địch, hi sinh trong khi không chiến với phi công Mỹ .

Chú thích

Tags:

Tiểu sử Đồng Văn CốngTặng thưởng và vinh danh Đồng Văn CốngGia đình Đồng Văn CốngĐồng Văn Cống191820056 tháng 8Bến TreQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamQuân khu 7, Quân đội nhân dân Việt NamQuân khu 8, Quân đội nhân dân Việt NamQuân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamQuân đội nhân dân Việt NamQuốc hội Việt Nam khóa VISư đoàn 330, Quân đội nhân dân Việt NamThanh tra Bộ Quốc phòng Việt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Chiến dịch Tây NguyênChiến tranh Đông DươngTrần Hưng ĐạoĐiện BiênCông an thành phố Hải PhòngAn GiangTom và JerryCandiruTikTokDấu chấmVirusAn Dương VươngCục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậuQuan VũPhật giáoTaylor SwiftĐồng bằng sông Cửu LongAcetonWilliam ShakespeareVladimir Vladimirovich PutinHà TĩnhLê DuẩnCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhDanh sách ngân hàng tại Việt NamHCác dân tộc tại Việt NamThe SympathizerTiếng Trung QuốcDuyên hải Nam Trung BộMưa sao băngNewJeansInternetLịch sử Việt NamNgày Trái ĐấtMười hai con giápGoogle DịchĐịa lý Việt NamKéo coLa Văn CầuĐộ (nhiệt độ)QQuân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamNATOTrung QuốcHồng BàngNgân HàChiến tranh LạnhMaría ValverdeGallonVăn hóaLý Thái TổNgô QuyềnB-52 trong Chiến tranh Việt NamHuếTrần Đại QuangLâm ĐồngSeventeen (nhóm nhạc)Vũ trụSân bay quốc tế Long ThànhOne PieceHợp chất hữu cơPhởHuy CậnĐường Trường SơnIllit (nhóm nhạc)Biểu tình Thái Bình 1997Năng lượngTriệu Tuấn HảiQuỳnh búp bê23 tháng 4Danh mục sách đỏ động vật Việt NamBộ Quốc phòng (Việt Nam)Giải vô địch bóng đá châu Âu 2024Thanh HóaSinh sản hữu tínhĐiện Biên PhủTân Hiệp PhátFakerChế Lan Viên🡆 More