Đặng Thai Mai: Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam

Đặng Thai Mai (25 tháng 12 năm 1902—25 tháng 9 năm 1984) còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình.

Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam và ông cũng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.

Đặng Thai Mai
Đặng Thai Mai: Tiểu sử, Tác phẩm, Trao tặng, giải thưởng
Tượng bán thân GS Đặng Thai Mai tại Đại học Sư phạm Hà Nội
Chức vụ
Nhiệm kỳ1957 – 1984
Tiền nhiệmchức vụ thành lập
Kế nhiệmHuy Cận
Nhiệm kỳ1959 – 1976
Tiền nhiệmđầu tiên
Kế nhiệmHoàng Trung Thông
Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa
Nhiệm kỳ21 tháng 2 năm 1947 – 
Phó Chủ tịchLê Chu
Lê Kiêu
Nhiệm kỳ2 tháng 3 năm 1946 – 3 tháng 11 năm 1946
246 ngày
Tiền nhiệmVũ Đình Hòe (Bộ Quốc gia Giáo dục)
Kế nhiệmNguyễn Văn Huyên
Thứ trưởngĐỗ Đức Dục
Tổng Thanh tra học vụ bậc Trung học toàn quốc
Nhiệm kỳ8 tháng 9 năm 1945 – 
Tiền nhiệmđầu tiên
Thông tin chung
Sinh25 tháng 12 năm 1902
Thanh Chương, Nghệ An, Liên bang Đông Dương
Mất25 tháng 9, 1984(1984-09-25) (81 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Dân tộcKinh
Đảng chính trịĐặng Thai Mai: Tiểu sử, Tác phẩm, Trao tặng, giải thưởng Đảng Dân chủ Việt Nam
Đặng Thai Mai: Tiểu sử, Tác phẩm, Trao tặng, giải thưởng Đảng Cộng sản Việt Nam
VợHồ Thị Toan
ChaĐặng Nguyên Cẩn
Con cái
Trường lớpTrường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương

Tiểu sử Đặng Thai Mai

Đặng Thai Mai sinh ngày 25 tháng 12 năm 1902 tại làng Lương Điền (nay là Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho học. Cha ông là Đặng Nguyên Cẩn, đỗ phó bảng, tham gia phong trào Duy Tân cùng với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, bị thực dân Pháp bắt, đày đi Côn Đảo. Ông là hậu duệ của Tể tướng Đặng Dung, thuộc chi Tiến sĩ Đặng Công Thiếp.

Sau khi cha bị bắt, ông về sống tại quê nội từ năm 6 tuổi, và được bà nội nuôi dưỡng, giáo dục lòng yêu nước, học chữ Hán và chữ Quốc ngữ theo chương trình Đông Kinh nghĩa thục.

Ông cũng theo học chính quy ở các trường tiểu học và trung học Vinh từ năm 1917 tới năm 1924.

Năm 1925, khi đang theo học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương - Hà Nội, ông tham gia phong trào đòi "ân xá" Phan Bội Châu, truy điệu Phan Châu Trinh, đồng thời gia nhập đảng Tân Việt.

Năm 1928, ông trở thành giáo sư Trường Quốc học Huế. Năm 1929, khi đảng Tân Việt tan vỡ, ông bị xử một năm tù treo, sau đó lại trở về dạy học ở Huế. Ông lại bị bắt năm 1930 và bị xử 3 năm vì tham gia phong trào Cứu tế đỏ. Sau khi ra tù, Đặng Thai Mai ra Hà Nội sống và dạy học tại trường tư Gia Long (1932).

Đến năm 1935, Đặng Thai Mai cùng với các bạn là Phan Thanh, Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp... lập ra Trường Tư thục Thăng Long. Năm 1936, ông cùng Nguyễn Văn Tố, Vương Kiêm Toàn, Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp,... thành lập ra Hội truyền bá chữ Quốc ngữ.

Ông bắt đầu hoạt động văn hóa thời kì Mặt trận Dân chủ (1936-1939), viết báo và sáng tác một số truyện ngắn bằng tiếng Pháp nêu gương các chiến sĩ cách mạng buổi đầu (Cô câm đã lên tiếng,Chú bé...).

Năm 1939, ông ứng cử Viện dân biểu Trung Kỳ, thay cho Phan Thanh vừa mất, và đã trúng cử. Năm 1944, ông cho ra đời tác phẩm Văn học khái luận - cuốn sách đầu tiên trình bày có hệ thống nhiều vấn đề lý luận văn học theo quan điểm tiến bộ, như điển hình và cá tính, nội dung và hình thức, truyền thống và hiện đại. Đặng Thai Mai cũng là người có công giới thiệu văn học hiện đại Trung Quốc qua các công trình Lỗ Tấn (1944), Tạp văn Trung Quốc (1944), các bản dịch kịch Lôi Vũ, Nhật xuất của Tào Ngu, Lịch sử văn học Trung Quốc hiện đại, tập 1 (viết năm 1958).

Sau Cách mạng tháng Tám, ông giảng dạy ở bậc đại học và nghiên cứu phê bình văn học. Năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá I, Ủy viên Ban dự thảo Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời là Bộ trưởng Bộ giáo dục trong Chính phủ liên hiệp kháng chiến thành lập ngày 2 tháng 3 năm 1946. Cũng trong năm này, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Trong các giai đoạn về sau, ông lần lượt giữ các chức vụ về văn hoá và giáo dục như Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hóa, Hội trưởng Hội văn hóa Việt Nam, Giám đốc Trường dự bị đại học và Sư phạm cao cấp Liên khu IV, Giám đốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện trưởng Viện Văn học, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông cũng cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị như Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX (1960), Trên đường học tập và nghiên cứu (tập 1, 1959, tập 2, 1965 và tập 3, 1973).

Đặng Thai Mai có vốn nho học uyên thâm và am hiểu văn học cổ điển Pháp, văn học hiện đại Trung Quốc, văn học cận đại Việt Nam. Đặng Thai Mai là nhà lý luận phê bình sắc sảo. Năm 1982, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 1996, ông lại được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I) về các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới.

Đặng Thai Mai mất ngày 25 tháng 9 năm 1984. Nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Tác phẩm Đặng Thai Mai

  • Văn học khái luận (1944)
  • Lỗ Tấn (1944)
  • Tạp văn trong văn học Trung Quốc ngày nay (1945)
  • Chủ nghĩa nhân văn thời kỳ văn hóa Phục Hưng (1949)
  • Giảng văn Chinh Phụ Ngâm (1950)
  • Lược sử văn học hiện đại Trung Quốc (1958)
  • Lỗ Tấn, thân thế và văn nghệ (1958)
  • Văn thơ Phan Bội Châu (1958)
  • Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX (1961)
  • Trên đường học tập và nghiên cứu, tập 1 (1959), tập 2 (1969), tập 3 (1970).
  • Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc (1967)
  • Đặng Thai Mai - tác phẩm, tập 1 (1978), tập 2 (1984)
  • Hồi ký Đặng Thai Mai (1985)

Trao tặng, giải thưởng Đặng Thai Mai

Gia đình Đặng Thai Mai

Đặng Thai Mai lập gia đình với bà Hồ Thị Toan. Hai ông bà có năm con gái và một con trai, trong đó ba con rể của ông là tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam (Võ Nguyên Giáp, Phạm Hồng Cư và Phạm Hồng Sơn).

Chú thích

Liên kết ngoài

Tags:

Tiểu sử Đặng Thai MaiTác phẩm Đặng Thai MaiTrao tặng, giải thưởng Đặng Thai MaiGia đình Đặng Thai MaiĐặng Thai Mai1902198425 tháng 1225 tháng 9Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt NamGiáo sư (Việt Nam)Giáo viênViện Văn học (Việt Nam)Việt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Thời gianLong AnLê Thánh TôngNgũ hànhGoogle MapsHứa Quang HánĐường cao tốc Bắc – Nam phía ĐôngThời bao cấpChiến dịch Mùa Xuân 1975An Nam tứ đại khíQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamTrường ChinhZinédine ZidaneCúp bóng đá trong nhà châu Á 2022Cúc ĐậuNhà thờ chính tòa Đức Bà Sài GònKuwaitGiải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 2021Động lượngQuân đội nhân dân Việt NamCách mạng Công nghiệp lần thứ tưSinh sản vô tínhTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCCông an nhân dân Việt NamBùi Vĩ HàoPhan Đình TrạcTừ Hán-ViệtNgô Đình DiệmTrần Cẩm TúGNZ48Châu Nam CựcHồng KôngHắc Quản GiaGiải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 2024Vachirawit Chiva-areeNguyên tố hóa họcFacebookVe sầuB-52 trong Chiến tranh Việt NamDiego GiustozziTổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt NamTrần Thanh MẫnReal Madrid CFLandmark 81Thanh Hải (nhà thơ)Thích Nhất HạnhFairy TailTrần Đại QuangLâm ĐồngQuân khu 4, Quân đội nhân dân Việt NamĐại dươngAldehydeĐường lên đỉnh OlympiaChiến tranh thế giới thứ haiLịch sử Việt NamĐen (rapper)Danh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânNguyễn Duy NgọcTín ngưỡng thờ Mẫu Việt NamNhà Lê sơNguyễn Xuân ThắngThuốc thử TollensLiên QuânNhà ĐườngCách mạng Công nghiệpCha Eun-wooFutsalLụtMaSong Tử (chiêm tinh)SingaporeLe SserafimBạch LộcBảng tuần hoànNhà giả kim (tiểu thuyết)Trạm cứu hộ trái timHoaMã QR🡆 More