Đảng Xã Hội Việt Nam: Đảng Quốc gia.

Đảng Xã hội Việt Nam là một chính đảng của giới trí thức Việt Nam, thiên tả, Xã hội chủ nghĩa, hoạt động từ năm 1946 đến 1988.

Đảng Xã hội Việt Nam
Việt Nam Xã hội Đảng
Tổng bí thưPhan Tư Nghĩa
Nguyễn Xiển
Hoàng Minh Giám
Phan Anh
Nguyễn Văn Huyên
Đặng Phúc Thông
Nguyễn Cao Luyện
Thành lập22 tháng 7 năm 1946
Giải tán22 tháng 7 năm 1988
42 năm, 0 ngày
Trụ sở chínhHà Nội
Ý thức hệChủ nghĩa dân tộc
Chủ nghĩa xã hội
Thuộc quốc giaĐảng Xã Hội Việt Nam: Lịch sử Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Đảng Xã Hội Việt Nam: Lịch sử Việt Nam
Khẩu hiệuTự do - Bình đẳng - Bác ái
Đảng kỳ
Đảng Xã Hội Việt Nam: Lịch sử

Lịch sử Đảng Xã Hội Việt Nam

Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập ngày 22 tháng 7 năm 1946, tên ban đầu Việt Nam xã hội đảng, dưới vận động của Mặt trận Việt MinhĐảng Cộng sản Đông Dương nhằm mục đích "tập hợp, đoàn kết mọi trí thức yêu nước và dân chủ".

Lãnh đạo ban đầu là Phan Tư Nghĩa, Nguyễn Xiển, bảo trợ chính trị là Võ Nguyên Giáp. Đảng có 24 ghế trong Quốc hội khóa I Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tập hợp trong khối cánh tả. Một số thành viên như Hoàng Minh Giám, Phan Anh, Nguyễn Văn Huyên, Đặng Phúc Thông, tham gia chính phủ Việt Nam.

Ngay sau thành lập Đảng Xã hội đã gia nhập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam. Trong Đảng Xã hội có một số đảng viên đồng thời là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (thời gian 1946 đã "giải tán" - hoạt động công khai trong Việt Minh).

Tiền thân của nó là Liên minh Xã hội chủ nghĩa ở Đông Dương trước thế chiến II, bao gồm cả các thành viên ở Pháp và Việt Nam (Phan Tử Nghĩa, Hoàng Minh Giám, Phan Anh, Võ Nguyên Giáp,...), như là một bộ phận Đảng Xã hội Pháp.

Cùng với Đảng Cộng sản (Việt Minh) và Đảng Dân chủ (và trong một thời gian ngắn các đảng khác), Đảng Xã hội đã liên minh tham gia Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Từ khóa II Quốc hội, các ứng cử viên tham gia ứng cử trong khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Khi trào lưu đa nguyên đa đảng bắt đầu nảy nở ở một số nước cộng sản Đông Âu, với lý do đã kết thúc sứ mạng lịch sử, Đại hội đại biểu Đảng Xã hội họp từ ngày 21 đến ngày 22 tháng 7 năm 1988 và Nguyễn Lân đã ra tuyên bố giải thể Đảng.

Các thành viên chủ chốt

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Lịch sử Đảng Xã Hội Việt NamĐảng Xã Hội Việt NamChính trị cánh tảChủ nghĩa xã hộiTrí thứcViệt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

UEFA Champions League 2023–24Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamĐường sắt đô thị Hà NộiUng ChínhNgân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt NamViệt Nam Dân chủ Cộng hòaTrung QuốcĐạo hàmCôn ĐảoLiếm dương vậtPhong trào Đồng khởiNelson MandelaHải PhòngPhong trào Dân chủ Đông Dương (1936–1939)Cầu Hiền LươngTiền GiangChóToán họcAlcoholHàn Mặc TửWikipediaVăn hóaNhà MinhKim LânGia Cát LượngHùng VươngPhởĐiện BiênBình Ngô đại cáoKim ĐồngAi CậpHiệp định Genève 1954Elon MuskĐồng bằng sông Cửu LongĐại ViệtQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamChiếc thuyền ngoài xaTikTokBiến đổi khí hậuDoraemon (nhân vật)Vladimir Vladimirovich PutinQuảng NamNguyễn Ngọc TưElipDanh sách biện pháp tu từGia đình Hồ Chí MinhTài xỉuBút hiệu của Hồ Chí MinhNguyễn Minh TúSóc TrăngChim cánh cụtLạm phátKim Ji-won (diễn viên)Danh sách nhân vật trong DoraemonHuếGiải bóng đá vô địch quốc gia ĐứcChợ Bến ThànhMaría ValverdeMắt biếc (tiểu thuyết)MaldivesChu vi hình trònNguyễn Sinh HùngTố HữuLạc Long QuânEl NiñoChâu Đăng KhoaTạ Đình ĐềTF EntertainmentVụ án Lệ Chi viênGallonTứ bất tửBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAKhông gia đìnhChung kết UEFA Champions League 2024Đối tác chiến lược, đối tác toàn diện (Việt Nam)Sơn LaNhư Ý truyệnThời bao cấp16 tháng 4🡆 More