Đảng Nhân Dân Campuchia: Chính đảng tại Campuchia

Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) là một tổ chức chính trị ở Campuchia.

Tổ chức Đảng Nhân Dân Campuchia tiền thân của đảng này là Đảng Nhân dân Cách mạng Khmer (KPRP).

Đảng Nhân dân Campuchia
គណបក្សប្រជាជនកម្ពុជា
Kanakpak Pracheachon Kâmpuchéa
Chủ tịch ĐảngHun Sen
Phó Chủ tịch ĐảngSay Chhum
Sar Kheng
Thành lập28/6/1951
Trụ sở chínhPhnôm Pênh, Campuchia
Ý thức hệ1951–91:
 • Chủ nghĩa Cộng sản
 • Chủ nghĩa Marx-Lenin
1991–nay:
 • Chủ nghĩa chuyên chế
 • Chủ nghĩa dân túy
Khuynh hướngTrung dung tới Trung tả
Thuộc quốc giaMặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia
Thuộc tổ chức quốc tếQuốc tế Dân chủ Trung dung
Màu sắc chính thức     CPP
     Khác
Thượng viện
58 / 62
Quốc hội
125 / 125
1.645 / 1.646
Hội đồng Xã
11.510 / 11.572
Trang webcpp.org.kh

Lịch sử Đảng Nhân Dân Campuchia

Năm 1951, Đảng Cộng sản Đông Dương tách ra thành ba đảng riêng biệt của ba nước Đông Dương. Campuchia thành lập đảng riêng mang tên Đảng Nhân dân Cách mạng Khmer và tổ chức đại hội đảng lần thứ nhất. Hệ tư tưởng của đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin. Sau Hiệp định Genève, 1954, KPRP rút vào hoạt động bí mật.

Đại hội đảng lần thứ hai (tháng 9 năm 1960) đã bầu Tou Samouth làm Tổng Bí thư đảng. Tại đại hội này, Pol Pot được bầu giữ vị trí thứ ba trong ban lãnh đạo KPRP. Pol Pot đã tập hợp phe cánh để tiếm quyền lãnh đạo KPRP, đổi tên đảng thành Đảng Công nhân Khmer (WPK). Sau khi Tổng Bí thư Tou Samouth mất tích một cách bí ẩn, Pol Pot đã triệu tập hội nghị trung ương đảng vào tháng 1 năm 1963 và lên làm Tổng Bí thư.

Năm 1966, Pol Pot đổi tên Đảng Công nhân Khmer thành Đảng Cộng sản Khmer (KCP), còn được biết đến dưới cái tên Khmer Đỏ (Khmer Rouge), thực hiện chính sách diệt chủng đối với nhân dân Campuchia (1975-1979).

Từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 1 năm 1979, kế thừa Đảng Nhân dân Cách mạng Khmer, ban lãnh đạo của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia tổ chức Đại hội đảng lần thứ ba thông qua cương lĩnh và điều lệ mới với nhiệm vụ "đánh đổ chính quyền của tập đoàn phản động Pôn Pốt - I-eng Xa-ri, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân làm cho Campuchia trở thành một nước hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến lên chủ nghĩa xã hội". Đại hội bầu 21 ủy viên trung ương, bầu Pen Sovann làm Tổng Bí thư và 7 thành viên Bộ Chính trị.

Đại hội đảng lần thứ tư (từ ngày 26 đến 28 tháng 5 năm 1981) đề ra nhiệm vụ trung tâm của cách mạng Campuchia là bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, xây dựng Tổ quốc và chính thức lấy tên đảng là Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia (CPRP), bầu Heng Samrin làm Tổng Bí thư.

Đại hội Đảng lần thứ năm (từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 10 năm 1985) đã tổng kết 7 năm hồi sinh của dân tộc, đề ra nhiệm vụ chiến lược chung và các chủ trương mới về đối nội và đối ngoại, Heng Samrin tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư.

Tại Đại hội bất thường ngày 17 tháng 10 năm 1991, CPRP đã đổi tên thành Đảng Nhân dân Campuchia và từ bỏ ý thức hệ Mác-xít, bầu Heng Samrin làm Chủ tịch danh dự, Chea Sim làm Chủ tịch và Hun Sen làm Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng.

Hiện nay Đảng Nhân dân Campuchia là đảng cầm quyền ở Campuchia với Hun Sen làm Thủ tướng, Chea Sim làm Chủ tịch Thượng nghị viện, và Heng Samrin làm Chủ tịch Quốc hội (Hạ nghị viện) Campuchia. Đảng giành 64 ghế trong tổng số 123 ghế Quốc hội trong tổng tuyển cử năm 1998, 73 ghế trong tổng tuyển cử năm 2003 và 90 ghế trong tổng tuyển cử năm 2008.

Lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Campuchia (1979–1993) Đảng Nhân Dân Campuchia

Lãnh đạo Đảng Đảng Nhân Dân Campuchia

Họ và tên Từ Tới
Pen Sovann 5/1/1979 5/12/1981
Heng Samrin 5/12/1981 17/10/1991
Chea Sim 17/02/1991 8/6/2015
Hun Sen 20/6/2015 nay

Tổ chức Đảng Nhân Dân Campuchia

Đảng gồm một Ủy ban Thường trực gồm 34 thành viên, thường được gọi Bộ Chính trị. Thành viên hiện tại:

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Lịch sử Đảng Nhân Dân CampuchiaLãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Campuchia (1979–1993) Đảng Nhân Dân CampuchiaLãnh đạo Đảng Đảng Nhân Dân CampuchiaTổ chức Đảng Nhân Dân CampuchiaĐảng Nhân Dân CampuchiaCampuchiaĐảng Nhân dân Cách mạng Khmer

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Giang TôDanh sách trại giam ở Việt NamHentaiNoni MaduekeMyanmarB-52 trong Chiến tranh Việt NamSóc TrăngĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Nhật BảnPep GuardiolaPhởĐại học Bách khoa Hà NộiRobloxMonkey D. LuffyRomeo và JulietÔ nhiễm không khíHai Bà TrưngThủ dâmHồ Chí MinhLâm ĐồngNha TrangFakerNguyễn Nhật ÁnhKinh Dương vươngHarry KaneTrương Ngọc ÁnhNguyễn Thị Ánh ViênHồng Vân (diễn viên)Trịnh Công SơnHưng YênTào TháoLeonardo da VinciNguyễn Cao KỳQuân khu 5, Quân đội nhân dân Việt NamCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtQuân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamThời bao cấpThích-ca Mâu-niNguyễn Ngọc TưPhan Văn MãiUEFA Champions League 2023–24Hùng Vương thứ XVIIITình yêuTriệu Lộ TưĐèo CảKim Bình MaiBDSMPhạm TuânChâu Đăng KhoaVinamilkTranh Đông HồHoàng Phủ Ngọc TườngNgười Hoa (Việt Nam)Chiến dịch Hồ Chí MinhĐại ViệtBạo lực học đườngCúp bóng đá U-23 châu ÁGái gọiNữ hoàng nước mắtDanh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueĐộng lượngTrí tuệ nhân tạoChùa Thiên MụNguyễn Minh TúNam ĐịnhNhà nước PalestineNatriTrần Đăng Khoa (nhà thơ)Phạm Quý NgọNhà giả kim (tiểu thuyết)Danh sách tỷ phú Việt Nam theo giá trị tài sảnTrần Nhân TôngCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Tình bạnNhà Lê sơĐiện BiênOrange (ca sĩ)Google MapsNguyễn Phú Trọng🡆 More