Đại Cổ Sinh

Đại Cổ sinh (tên tiếng Anh: Paleozoic) là một đơn vị phân chia chính trong niên đại địa chất, một trong bốn đại chính.

Sự phân chia thời gian ra thành các đại, đơn vị lớn nhất trong niên biểu địa chất vào thời kỳ ban đầu có xuất xứ từ Giovanni Arduino vào thế kỷ 18, mặc dù tên gọi chính thức của ông cho đại mà ngày nay gọi là đại Cổ sinh đã là "Primario" (xem Đại địa chất để biết thêm chi tiết). Từ paleozoic có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp palaio (παλαιός - cổ, cũ) và zoion (ζωή - động vật) và dịch qua tiếng Hoa 古 = cổ + 生 shēng = sinh, có nghĩa là "sự sống cổ".

Các kỷ trong đại Cổ sinh Đại Cổ Sinh

Đại Cổ Sinh 
Trái Đất khoảng 290 triệu năm trước

Đại Cổ sinh bao gồm 6 kỷ địa chất; theo thứ tự từ cổ nhất đến trẻ nhất là: kỷ Cambri, kỷ Ordovic, kỷ Silur, kỷ Devon, kỷ Than Đá (bao gồm thế Mississippithế Pennsylvania tại Bắc Mỹ) và kỷ Permi. Nó trải rộng từ khoảng 542 triệu năm trước (MA) tới khoảng 251 MA (theo Ủy ban quốc tế về địa tầng học (ICS), 2004). Nó diễn ra sau thời kỳ Tiền Cambri và tiếp theo nó là đại Trung sinh.

Sự sống Đại Cổ Sinh

Đại Cổ sinh bao gồm khoảng thời gian từ lúc bắt đầu xuất hiện các hóa thạch vỏ cứng và phổ biến đầu tiên tới thời gian khi các lục địa bắt đầu được chiếm lĩnh bởi các loài bò sát lớn, tương đối phức tạp và các loài thực vật tương đối hiện đại. Ranh giới dưới (cổ nhất) được quy định một cách kinh điển là khi có sự xuất hiện đầu tiên của các sinh vật gọi là trùng ba lá (lớp Trilobita) và Archaeocyatha. Ranh giới trên (trẻ nhất) được quy định là khi diễn ra sự kiện tuyệt chủng lớn khoảng 300 triệu năm sau, được biết đến như là sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi-kỷ Trias. Ngày nay ranh giới dưới được thiết lập là khi có sự xuất hiện lần đầu tiên của dấu vết hóa thạch đặc biệt, gọi là Treptichnus pedum.

Đại Cổ Sinh 
Bọ ba thùy đã thịnh vượng trong suốt cả thời kỳ Hậu Đại Cổ sinh cho đến khi bị tuyệt chủng vào kỷ Permi.
Đại Cổ Sinh 
Nhiều loài động vật giống bọt biển Cambri, được gọi là Archaeocyathans. Ngược chiều kim đồng hồ, từ góc trên bên trái, Coscinoptycta zunyiensis, Kotuyicyathus debilis, Tumuliolynthus musatovi, Beltanacyathus digitus, Fransuasaecyathus novus, Orbicyathus mongolicus, Center, Paranacyathus subartus

Vào đầu thời đại này thì sự sống hạn chế bao gồm vi khuẩn, tảo, hải miên (bọt biển) và các dạng khác nhau của dạng sống có phần bí ẩn, gọi chung là hệ động vật Ediacara. Một lượng lớn động, thực vật đa bào đã xuất hiện gần như đồng thời vào đầu đại—một hiện tượng được biết đến như là bùng nổ kỷ Cambri. Có một số chứng cứ cho thấy sự sống đơn giản có thể đã xâm chiếm mặt đất vào đầu đại Cổ sinh, nhưng các loài động, thực vật đáng kể đã không chiếm mặt đất cho đến tận kỷ Silur và đã không phát triển tốt cho đến tận kỷ Devon. Mặc dù các động vật có xương sống nguyên thủy cũng đã được biết đến ở giai đoạn gần đầu đại này, nhưng các dạng động vật vẫn chủ yếu là động vật không xương sống cho đến tận giữa đại Cổ sinh. Quần thể đã bùng nổ trong kỷ Devon. Vào giai đoạn cuối đại Cổ sinh, một loạt các cánh rừng lớn của các loài thực vật nguyên thủy đã phát triển mạnh trên đất liền, tạo thành một tầng than lớn ở châu Âu và miền đông Bắc Mỹ ngày nay. Vào cuối đại này thì những loài bò sát lớn và phức tạp đầu tiên cũng như các loài thực vật hiện đại đầu tiên (thông, tùng, bách) đã phát triển.

Kiến tạo Đại Cổ Sinh

Về mặt địa chất, đại Cổ sinh bắt đầu khi có sự chia tách của siêu lục địa gọi là Rodinia vào cuối của thời kỳ băng hà toàn cầu. (Xem sự đóng băng VarangerQuả cầu tuyết Trái Đất). Trong cả giai đoạn đầu của đại Cổ sinh, các khối đất đá của Trái Đất bị chia nhỏ thành một lượng đáng kể các lục địa tương đối nhỏ. Vào cuối đại này, các lục địa lại tập hợp lại cùng nhau thành một siêu lục địa mới gọi là Pangea, nó bao gồm phần lớn diện tích đất đai của Trái Đất.

Đọc thêm

Tham khảo

Liên đại Hiển sinh
Đại Cổ sinh Đại Trung sinh Đại Tân sinh
đại Cổ sinh
kỷ Cambri kỷ Ordovic kỷ Silur kỷ Devon kỷ Than đá kỷ Permi

Tags:

Các kỷ trong đại Cổ sinh Đại Cổ SinhSự sống Đại Cổ SinhKiến tạo Đại Cổ SinhĐại Cổ SinhNiên đại địa chấtThế kỷ 18Đại (địa chất)

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Giải vô địch bóng đá châu ÂuHướng dươngUkrainaSingaporeChủ nghĩa tư bảnHạ LongDanh sách quốc gia theo diện tíchCục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậuQuân hàm Quân đội nhân dân Việt NamLiếm âm hộĐông Nam BộVũ Trọng PhụngMạch nối tiếp và song songVũ Đức ĐamVụ án Lệ Chi viênTừ mượn trong tiếng ViệtHoàng thành Thăng LongDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânHạt nhân nguyên tửNhật Kim AnhJosé MourinhoXVideosCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Tô HoàiHentaiSự kiện Thiên An MônQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamMông CổHàn Mặc TửAcid aceticThạch LamNguyễn Hà PhanLệnh Ý Hoàng quý phiĐộng lượngChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamChuỗi thức ănBóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2024 – Vòng loại NamTập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân độiTrịnh Công SơnĐặng Thùy TrâmHoàng tử béBộ Công an (Việt Nam)Đại học Quốc gia Hà NộiQuảng NgãiBenjamin FranklinChu vi hình trònBình ĐịnhAldehydeĐỗ Hùng ViệtTrần Đại NghĩaÂm đạoSuni Hạ LinhTrường Đại học Kinh tế Quốc dânOne PieceKinh tế ÚcNhà HánTaylor SwiftNguyễn Vân ChiNVIDIALý Nhã KỳTranh Đông HồTrương Thị MaiSao KimLạc Long QuânSerie ATrần Hải QuânĐồng NaiKim Bình Mai (phim 2008)Nhà Hậu LêAnhDanh sách vườn quốc gia tại Việt NamPhan Đình GiótNgày Quốc tế Lao độngCúp bóng đá U-23 châu ÁMê KôngHồ Quý LyCầu Châu ĐốcDanh sách nhân vật trong One Piece🡆 More