Đường Thiệu Nghi

Đường Thiệu Nghi (Tiếng Trung: 唐绍仪; phồn thể: 唐紹儀; pinyin: Táng Shàoyí; Wade–Giles: T'ang Shao-i; Yale: Tong4 Siu6 Yee4; đổi tên thành Đường Thiệu Di 唐绍怡 để tránh tên húy của Phổ Nghi, về sau lấy lại tên cũ) (2 tháng 1, 1862 – 30 tháng 9 năm 1938), là một nhà chính trị và ngoại giao Trung Hoa.

Ông là nhạc phụ của nhà ngoại giao Cố Duy Quân và nhà từ thiện Lee Seng Gee (Lý Thành Nghĩa).

Đường Thiệu Nghi
Đường Thiệu Nghi
Chức vụ
Nhiệm kỳ13 tháng 3 năm 1912 – 27 tháng 6 năm 1912
Tiền nhiệmViên Thế Khải
Kế nhiệmLục Trưng Tường
Nhiệm kỳ5 tháng 8 năm 1922 – 19 tháng 9 năm 1922
Tiền nhiệmVương Sủng Huệ
Kế nhiệmVương Sủng Huệ
Thông tin chung
Sinh(1862-01-02)2 tháng 1 năm 1862
Hương Sơn, Quảng Đông, nhà Thanh
Mất30 tháng 9 năm 1938(1938-09-30) (76 tuổi)
Đài Loan Thượng Hải, Trung Hoa Dân Quốc
Trường lớpQueen's College, Hồng Kông
Đại học Columbia

Tiểu sử Đường Thiệu Nghi

Sự nghiệp

Ông quê tại Trung Sơn, Quảng Đông, được sự bảo trợ của Hội truyền giáo Giáo dục Trung Hoa, theo học tại Queen's College, Hồng Kông và Đại học Columbia, New York. Ông là Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Sơn Đông, một trong những trường đại học lâu đời và uy tín nhất Trung Quốc. Đường cũng là bạn Viên Thế Khải; trong Cách mạng Tân Hợi, ông đại diện cho Viên đàm phán với nhà ngoại giao Ngũ Đình Phương của phe cách mạng tại Thượng Hải, kết quả là Viên lên làm Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc.

Ông trở thành Thủ tướng đầu tiên của Dân Quốc năm 1912, nhưng nhanh chóng thất vọng với sự coi thường hiến pháp của Viên và từ chức. Sau đó ông tham gia chính phủ của Tôn Dật Tiên tại Quảng Châu. Đường Thiệu Nghi dựa vào hiến pháp chống lại việc Tôn tự phong làm "Tổng thống đặc biệt" năm 1921, rồi từ chức.

Ẩn cư và qua đời

Năm 1924, ông từ chối lời mời làm Bộ trưởng Ngoại giao trong chính phủ lâm thời của Đoàn Kỳ Thụy tại Bắc Kinh, về sau quản lý huyện Trung Sơn và chống đối Trần Tế Đường. Ông về sống tại Thượng Hải và rời bỏ chính trưởng.

Khi thành phố bị Nhật chiếm đóng trong Chiến tranh Trung-Nhật, Đại tướng Nhật Matsui Iwane tiếp cận Đường để mời ông thành lập một chính thể chống Tưởng. Dù Đường tỏ ra hứng thú – thậm chí có lúc còn khoe rằng ông có thể kêu gọi một số nhân vật quan trọng cùng tham gia – ông ra một điều kiện mà người Nhật khó có thể đáp ứng, đó là Trung Hoa phải được bảo toàn lãnh thổ. Tuy nhiên, ông vẫn bị đặc vụ Quốc dân đảng ám sát vì lo rằng ông sẽ thỏa hiệp.

Chú thích

Chức vụ nhà nước
Tiền nhiệm:
Viên Thế Khải
Thủ tướng Trung Hoa Dân Quốc
1912
Kế nhiệm:
Lục Trưng Tường

Tags:

Tiểu sử Đường Thiệu NghiĐường Thiệu NghiBính âmCố Duy QuânGiản thểPhồn thểPhổ NghiWade–GilesYale

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Chiến dịch Điện Biên PhủDân số thế giớiNgân hàng thương mại cổ phần Quân độiSự kiện 11 tháng 9Nguyễn Ngọc Thiện (nhạc sĩ)Vladimir Vladimirovich PutinTên gọi Việt NamẤm lên toàn cầuPhan Lương CầmĐất rừng phương NamTứ đại mỹ nhân Trung HoaQuân hàm Quân đội nhân dân Việt NamĐà LạtTrần Đại QuangKim Go-eunVịnh Hạ LongNguyễn Thanh NghịYLê Long ĐĩnhGeorge WashingtonBa LanSeventeen (nhóm nhạc)Điện BiênĐô la MỹAnhBan Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamPol PotKhang HiChợ Bến ThànhQuần đảo Trường SaDanh sách quốc gia Đông Nam Á theo GDP danh nghĩaVăn hóa Việt NamLee Sang-yeobThảm họa ChernobylĐội tuyển bóng đá U-19 quốc gia Việt NamLý Chiêu HoàngTôn Đức ThắngTrương Thị MaiNguyễn FilipKhổng TửLGBTNguyễn Chí ThanhQuân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamViệt Nam Dân chủ Cộng hòaElon MuskVụ án Hồ Duy HảiĐại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt NamLê Minh KháiLê Minh KhuêTập Cận BìnhV (ca sĩ)Bình PhướcKinh tế Hoa KỳTrần Đức LươngSingaporeQuốc hội Việt NamBảy mối tội đầuMiền Bắc (Việt Nam)Hồ Xuân HươngĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCChủ nghĩa tư bảnChủ nghĩa khắc kỷDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiCan ChiGia KhánhLưu BịNguyễn Bỉnh KhiêmVụ án Lệ Chi viênElizabeth IIDanh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanTây Ban NhaQuảng NamNhà TốngCleopatra VIILê DuẩnTrần Quốc TỏTập đoàn VingroupLâm Đồng🡆 More