Đường Dần

Đường Dần (tiếng Trung: 唐寅, 7 tháng 3 năm 1470 - 7 tháng 1 năm 1524) là một danh họa, một nhà thơ nổi tiếng đời nhà Minh, thời Minh Vũ Tông.

Đường Dần là một trong bốn tài tử nổi tiếng ở Tô Châu và cũng là một trong Minh tứ gia, nhóm bốn danh hoạ nổi tiếng sống vào đời nhà Minh.

Đường Dần
唐寅
Đường Dần
Tên chữTử Úy, Bá Hổ
Tên hiệuLục Như
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
(ÂL) 4 tháng 2, Thành Hóa 6
(DL) (1470-03-07)7 tháng 3, 1470
Nơi sinh
Tô Châu
Quê quán
Ngô Huyền
Mất
Ngày mất
(ÂL) 2 tháng 12, Gia Tĩnh 2
(DL) 7 tháng 1, 1524(1524-01-07) (53 tuổi)
Nơi mất
Tô Châu
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Đường Quảng Đức
Thân mẫu
Phu nhân họ Khâu
Nghề nghiệphọa sĩ, nhà thơ
Quốc tịchnhà Minh
Thời kỳNhà Minh
Đường Dần
Một bức họa của Đường Dần vẽ vào khoảng năm 1500

Tiểu sử Đường Dần

Đường Dân quê ở Ngô huyện (nay là thành phố Tô Châu tỉnh Giang Tô). Ông xuất thân trong một gia đình thương gia giàu có, cha là Đường Quảng Đức (唐廣德), mẹ là Khâu thị (邱氏).

Đường Dần tự là Tử Uý, Bá Hổ (nên còn được gọi là Đường Bá Hổ), hiệu là Lục Như cư sĩ, Đào Hoa am chủ, Lỗ quốc đường sinh, Thoát thiền tiên lại, tự xưng là Minh triều Giang Nam đệ nhất phong lưu tài tử. Tương truyền ông sinh vào giờ Dần, ngày Dần, tháng Dần, năm Dần (Thành Hóa thứ 6 đời Minh Hiến Tông nhà Minh) do vậy được đặt tên là Đường Dần.

Sự nghiệp Đường Dần

Đường Bá Hổ tuổi nhỏ thông minh, học hành chăm chỉ. Năm 19 tuổi ông cưới vợ là Từ thị là thứ nữ của Từ Đình Thụy, nhưng khi ông khoảng 24 tuổi thì người vợ đầu qua đời. Sau đó có lẽ ông đã cưới người vợ thứ hai, nhưng gặp khi bị liên lụy ở khoa trường, nên bà này đã bỏ đi. Về sau ông lấy người vợ họ Thẩm tên là Cửu Nương. Năm 20 tuổi, gia cảnh ông gặp vận hạn, cả cha mẹ và em gái đều lần lượt qua đời. Dưới sự giúp đỡ của bạn hiền là Chúc Doãn Minh, Đường Dần tiếp tục cố gắng học tập. Năm 29 tuổi, Đường Dần đỗ Giải Nguyên phủ Ứng Thiên.

Năm 30 tuổi, Đường Dần lai kinh ứng thí (thi hội) nhưng do bị liên can đến án thi cử gian lận nên bị ngồi tù. Tuy cuối cùng triều đình xét ra ông không liên quan, nhưng kể từ đó Đường Dần chán ghét và từ bỏ con đường sĩ hoạn, chỉ đi du ngoạn các danh sơn ở Giang Nam và Hoa Trung. Đường Dần tìm đến phủ Ninh Vương Chu Thần Hào (朱宸濠) ở Nam Xương định nương náu ở đây nhưng phát hiện Chu Thần Hào có ý mưu phản, không muốn tham gia cùng, nên Đường Dần đã uống rượu giả điên, ép kỹ nữ phải khỏa thân, buộc Ninh vương phải thả cho ông về Tô Châu. Sau đó, Đường Dần không còn ham hố con đường làm quan nữa mà tập trung vào viết thư pháp, vẽ tranh và làm thơ, mất ở tuổi 54.

Thơ ca Đường Dần

  1. Đề "Lạc hà cô vụ" đồ
  2. Đề "Thường Nga chấp quế" đồ
  3. Đào hoa am ca
  4. Bần sĩ ngâm kỳ 2
  5. Hoàng hoa thi
  6. Mỹ nhân đối nguyệt
  7. Ngã ái thu hương
  8. Ngôn chí

Hội họa Đường Dần

Đường Bá Hổ là đệ tử xuất sắc của Trầm Chu. Tranh nhân vật và tranh hoa điểu của ông đều rất nổi danh.

Tranh nhân vật nổi tiếng của ông có thể kể đến như các bức Vương Thục Cung Kĩ, Thu Phong Hoàng Phiếm, Lý Đoan Đoan. Tranh hoa điểu như các bức Mạc Mai, Phong Trúc, Câu Dụng Minh Xuân, Lâm Thủy Phù Dung Hạnh Hoa. Nhưng thành tựu cao nhất của ông tập trung ở tranh sơn thủy. Sở dĩ tranh sơn thủy đạt đến thanh tựu cao là do ông biết học tập, cách tân, sáng tạo của các trường phái hội hoạ Nam tông, Bắc phái. Hiện tại các tác phẩm được lưu ở các viện bảo tàng Trung Hoa và một số tại Mỹ như bức Hoa Sơn. Năm 1500 ông giành 9 tháng để ngao du sơn thủy bắt đầu từ Tô Châu qua các vùng Đại Xuyên. Cuối đời ông thoát khỏi ảnh hưởng phong cách của Trầm Chu. Các tác phẩm chủ yếu là tranh sơn thủy như các bức Sơn Lộ Tùng Phong, Xuân Sơn Bát Lữ, Lạc Hà Cô Lộ,..

Trong văn hóa đại chúng Đường Dần

Tham khảo

Xem thêm

Đường Dần  Tư liệu liên quan tới Đường Dần tại Wiki Commons

Tags:

Tiểu sử Đường DầnSự nghiệp Đường DầnThơ ca Đường DầnHội họa Đường DầnTrong văn hóa đại chúng Đường DầnĐường Dần147015247 tháng 17 tháng 3Họa sĩMinh Vũ TôngMinh tứ giaNgô Trung tứ tài tửNhà MinhTiếng Trung Quốc

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Chiến tranh Pháp – Đại NamPhong trào Dân chủ Đông Dương (1936–1939)Mona LisaTF EntertainmentBình Ngô đại cáoHứa Quang HánĐồng bằng sông HồngTrần Sỹ ThanhNhà TốngĐường Thái TôngChữ HánTiền GiangThegioididong.comKhuất Văn KhangVõ Thị SáuTrí tuệ nhân tạoKim Bình Mai (phim 2008)Đội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia Việt NamViệt Nam Cộng hòaNguyễn TuânHải DươngChu Vĩnh KhangRadio France InternationaleNguyễn TrãiPhong trào Đồng khởiChủ nghĩa tư bảnLịch sử Trung QuốcAn GiangZaloQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhNelson MandelaChủ nghĩa cộng sảnBan Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamTân CươngChâu ÂuNhật ký trong tùPhan Bội ChâuBộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Việt Nam)Lê Ánh DươngPhạm Văn ĐồngTín ngưỡng thờ Mẫu Việt NamĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhNgày Quốc tế Lao độngDanh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueNguyễn Minh Triết (sinh năm 1988)Dầu mỏThế vận hội Mùa hè 2024Mã QRLiverpool F.C.Trần Cẩm TúLưu huỳnh dioxideBình DươngNgô Sĩ LiênĐài Truyền hình Việt NamChiến dịch Mùa Xuân 1975Nhà Tây SơnLê Khả PhiêuCục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậuLê Đức ThọNúi lửaCậu bé mất tíchNguyễn Thị Kim NgânHội AnPhạm Bình MinhTrần Hải QuânNăng lượngTikTokQuảng BìnhDanh sách tỷ phú thế giớiBảng tuần hoànViệt Nam Dân chủ Cộng hòaCách mạng Công nghiệp lần thứ tưDanh sách nhân vật trong One PieceNguyễn Văn NênTổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt NamTranh chấp chủ quyền Biển ĐôngCarlo Ancelotti🡆 More