Hóa Học Đương Lượng

Đương lượng hay Equivalent (Eq hay eq) là đơn vị đo lường thường dùng trong hoá học và sinh học.

Nó đo lường khả năng một chất kết hợp với các chất khác. Nó thường được dùng khi nói về nồng độ chuẩn.

Đương lượng của 1 nguyên tố là số phần khối lượng của nguyên tố đó kết hợp với 1,008 phần khối lượng của Hydro hoặc 8 phần khối lượng của Oxi hoặc thay thế những lượng đó trong hợp chất.

Ví dụ: đương lượng của H là 1,008, của O là 8,0, của C là 3,0, của N là 4,6, của Al là 9,0, của Na là 23,0...

Trong phản ứng hóa học "các nguyên tố kết hợp với nhau hoặc thay thế nhau theo các khối lượng tỉ lệ với đương lượng của chúng". Đó là định luật đương lượng do nhà vật lý và hóa học người Anh John Dalton (1766-1844) đề ra năm 1792. Định luật này cho phép tính một cách đơn giản đương lượng của 1 nguyên tố khi biết đương lượng của nguyên tố khác tác dụng với nó.

Đương lượng được định nghĩa chính thức là khối lượng tính bằng gam của một chất sẽ phản ứng với 6,022 x 1023 electron. (Đây là số Avogadro, nghĩa là số hạt trong một mol chất).

Thực nghiệm cho thấy rằng khối lượng nguyên tử của nguyên tố luôn luôn là một số nguyên lần của đương lượng của nguyên tố đó. Số nguyên đó cũng chính là hóa trị của nguyên tố. Vì vậy khối lượng đương lượng của một chất cho trước về thực tế bằng với lượng chất tính theo mol chia cho hoá trị của chất đó.

Trong thực tế, khối lượng đương lượng thường có độ lớn rất nhỏ, vì vậy nó thường được diễn tả bằng mili đương lượng, tức miliequivalent (mEq hay meq) – tiền tố mili biểu thị số đo được chia cho 1000. Phép đo này cũng rất thường gặp ở dạng miliequivalent chất tan trong một lit dung môi (mEq/l). Điều này rất thường gặp trong đo lường dịch sinh học; thí dụ nồng độ kali trong máu người bình thường là từ 3,5 đến 5,0 mEq/l.

Đương lượng có ưu điểm so với các phép đo nồng độ khác (như mol) trong phân tích định lượng phản ứng. Đặc điểm nổi trội của việc dùng đương lượng là không cần nghiên cứu nhiều về bản chất của phản ứng, nghĩa là không cần phân tích và cân bằng phương trình hoá học. Đương lượng các chất tham gia phản ứng là bằng nhau để sinh ra cùng một đương lượng sản phẩm. Thí dụ trong máu có 142 mEq/l Na+ và 103 mEq/l Cl- thì trong 1 lit máu, 103 mEq Na+ sẽ kết hợp với 103 mEq Cl-, còn lại 39 mEq Na+ sẽ kết hợp với các anion khác như HCO3-.

Đương lượng của 1 hợp chất là số phần khối lượng của hợp chất đó phản ứng không thừa không thiếu với 1 đương lượng của hợp chất khác. Dưới đây là quy tắc tính đương lượng của một số loại hợp chất trong các phản ứng trao đổi:

Đương lượng của 1 oxit kim loại bằng khối lượng phân tử của oxit đó chia cho tổng hóa trị của kim loại trong oxit đó.

Ví dụ: Đương lượng của Al2O3 là 102:(3×2)=17

Đương lượng của 1 axit bằng khối lượng phân tử của axit đó chia cho số nguyên tử H được thay thế trong phân tử axit.

Ví dụ: Đương lượng của H2SO4 khi 2 nguyên tử H được thay thế là 98:2=49 và khi 1 nguyên tử H được thay thế là 98.

Đương lượng của 1 base bằng khối lượng phân tử của base chia cho hóa trị của nguyên tử kim loại trong phân tử.

Ví dụ: Đương lượng của NaOH là 40.

Đương lượng của 1 muối bằng khối lượng phân tử của muối chia cho tích hóa trị của các nguyên tử kim loại trong phân tử.

Ví dụ: Đương lượng của Al2(SO4)3 là 342:(3×2)=57

Trong tính toán hóa học người ta rất hay dùng đại lượng đương lượng gam giống như đại lượng nguyên tử gam và phân tử gam mà ngày nay được thay bằng mol.

Đương lượng gam của 1 đơn chất hay hợp chất là lượng chất đó được tính bằng gam và có giá trị bằng đương lượng của nó.

Chuyển đổi

  • Đối với ion hoá trị một, 1 Eq = 1 mol
  • Đối với ion hoá trị hai, 1 Eq = 0,5 mol
  • Đối với ion hoá trị ba, 1 Eq = 0,333 mol
    • Hay bằng số Eq chia cho hóa trị của nguyên tố đó

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Hoá họcNồng độSinh họcĐơn vị đo lường

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Running Man (chương trình truyền hình)Công (vật lý học)Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Đảng Cộng sản Việt NamNguyễn Trung TrựcHiệu ứng nhà kínhĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhCarlo AncelottiChuyện người con gái Nam XươngTết Nguyên ĐánĐồng bằng sông HồngVõ Nguyên GiápChiến tranh Pháp – Đại NamMinh Thành TổSố nguyên tốVạn Lý Trường ThànhCục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caoSerie ANguyễn Đình ThiYên BáiQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamQuảng NgãiQuỳnh búp bêFC Bayern MünchenQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamTriệu Lộ TưHội họaChu Vĩnh KhangHoàng Trung HảiĐinh La ThăngBiến đổi khí hậu ở Việt NamGMinh Thái TổXuân QuỳnhDanh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanChủ nghĩa Marx–LeninCục An ninh đối ngoại (Việt Nam)Atlético MadridIllit (nhóm nhạc)Kinh Dương vươngTô LâmQuảng NamMười hai con giápÚcNha TrangNgân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt NamGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2020Viễn PhươngNho giáoThời bao cấpSuni Hạ LinhGiải bóng đá Ngoại hạng AnhDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa) bình quân đầu ngườiBộ Công Thương (Việt Nam)Phạm Minh ChínhĐồng ThápTrái ĐấtNguyễn Thị ĐịnhĐịa lý Việt NamDanh sách quốc gia theo dân sốSố nguyênNgày Quốc tế Lao độngLucas VázquezNúi Bà ĐenHưng YênKitô giáoVõ Tắc ThiênĐiêu khắcNhà NguyễnCúp FANguyễn Ngọc KýTô Vĩnh DiệnShopeeBảng chữ cái tiếng AnhDubaiKim Soo-hyunNgười Do TháiTrung du và miền núi phía BắcTrần Phú🡆 More