Đèo Ngang

Đèo Ngang là đèo trên Quốc lộ 1 cũ vượt núi Hoành Sơn tại ranh giới của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Đèo Ngang
Đèo Ngang trên bản đồ Việt Nam
Đèo Ngang
Vị trí Đèo Ngang của Đèo Ngang tại Việt Nam
Độ cao250 m (820 ft)
Vị trí Đèo NgangĐèo Ngang Việt Nam
DãyHoành Sơn
Đèo Ngang
Đèo Ngang

Đèo Ngang là một thắng cảnh của miền Trung Việt Nam, nổi tiếng qua bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

Từ năm 2004 Hầm đường bộ Đèo Ngang được xây dựng, thay thế đoạn đường đèo vượt núi Hoành Sơn. Đèo Ngang có độ cao 250m so với mực nước biển.

Vị trí Đèo Ngang

Đèo Ngang nằm trên Quốc lộ 1 ở ranh giới xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh và xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, trên dãy Hoành Sơn .

Hoành Sơn là đoạn dãy Trường Sơn chạy ngang ra biển Đông. Đèo dài 6 km, đỉnh cao khoảng 250 m (750 ft), phần đất phía Quảng Bình (tức phần phía Nam) thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, phần đất phía Hà Tĩnh (tức phần phía Bắc) thuộc xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh. Đèo Ngang cách thị xã Ba Đồn 24 km, cách bờ sông Gianh (một giới tuyến Bắc-Nam khác trong lịch sử Việt Nam về sau này) 27 km, cách thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình 80 km về phía bắc (Đồng Hới ở phía nam đèo Ngang), cách thành phố Hà Tĩnh tỉnh Hà Tĩnh 75 km về phía nam (Hà Tĩnh ở phía bắc đèo Ngang). Mới đây, Đèo Ngang được nhà nước Việt Nam lấy làm ranh giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Còn xưa kia, Đèo Ngang là ranh giới giữa Đại Việt (và trước đó là Đại Cồ Việt, nhà Tiền Lê đào sông Nhà Lê nối từ Hoa Lư tới Đèo Ngang) với Chiêm Thành, từ sau khi người Việt giành được độc lập (năm 939, thời nhà Ngô) và trước thời kỳ Nam tiến của người Việt (năm 1069, thời nhà Lý). Thời Pháp thuộc đèo có tên trên bản đồ là Porte d'Annam.

Đèo Ngang 
Hoành Sơn quan

trong văn học Đèo Ngang

Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, vua Thiệu Trị, Nguyễn Hàm Ninh, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Phước Miên Thẩm, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát... đã lưu dấu tại đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ. Đặc biệt, bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng, được xem như vẽ lên bức tranh thủy mặc.

    Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
    Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
    Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
    Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
    Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
    Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
    Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Vị trí Đèo Ngang trong văn học Đèo NgangĐèo NgangHoành Sơn (dãy núi)Hà TĩnhQuảng BìnhQuốc lộ 1Đèo

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

MèoTrung ĐôngDương Tử (diễn viên)Võ Văn ThưởngMai (phim)Hiệp định Genève 1954Chủ nghĩa xã hộiDanh sách số nguyên tốT1 (thể thao điện tử)TDanh sách tỷ phú Việt Nam theo giá trị tài sảnCác vị trí trong bóng đáNguyễn Thị Kim NgânVũ khí hạt nhânKinh thành HuếAlbert EinsteinTrí tuệ nhân tạoBan Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamTiếng ViệtĐế quốc La MãNhà Hậu LêLý Thường KiệtGoogle DịchẤm lên toàn cầuAnimeĐại dươngNăm CamHai Bà TrưngCố đô HuếHọc thuyết DarwinCharles DarwinEuroBạo lực học đườngTào TháoKim Soo-hyunMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamNhà HánThích Nhất HạnhBắc KinhCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamHiệu ứng nhà kínhHiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁLương Thế VinhMyanmarWilliam ShakespeareHắc Quản GiaJack – J97Mê KôngMinh Lan TruyệnNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamMona LisaNgười Hoa (Việt Nam)Doraemon (nhân vật)Nhật ký Đặng Thùy TrâmDanh sách nhân vật trong Thám tử lừng danh ConanBắc NinhĐộng lượngQuân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamChâu Nam CựcIllit (nhóm nhạc)Cầu vồngMai HoàngGiê-suDấu chấmẤn ĐộToán họcXử Nữ (chiêm tinh)Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCV (ca sĩ)Cleopatra VIIPhenolHarry KaneChiến tranh Đông DươngTrần Lưu QuangFC BarcelonaNam Định🡆 More