Đá Trầm Tích

Đá trầm tích là một trong ba nhóm đá chính (cùng với đá mácma và đá biến chất) cấu tạo nên vỏ Trái Đất và chiếm 75% bề mặt Trái Đất.

Khi điều kiện nhiệt động của vỏ Trái Đất thay đổi như các yếu tố nhiệt độ nước và các tác dụng hoá học làm cho các loại đất đá khác nhau bị phong hoá, vỡ vụn. Sau đó chúng được gió và nước cuốn đi rồi lắng đọng lại thành từng lớp.

Đá Trầm Tích
Đá trầm tích Antelope Canyon

Dưới áp lực và trải qua các thời kỳ địa chất, chúng được gắn kết lại bằng các chất keo thiên nhiên tạo thành đá trầm tích.

Về hình thức, các "trầm tích" chưa gắn kết cũng được xếp vào nhóm "Đá trầm tích".

Quá trình thành đá Đá Trầm Tích

Đá trầm tích được thành tạo chủ yếu bởi các quá trình sau:

  • do phong hóa các đá gốc và sau đó lắng đọng thành đá trầm tích cơ học;
  • do nước, băng gió tích tụ và gắn kết các hạt trầm tích;
  • do sự lắng đọng được hình thành bởi các hoạt động có nguồn gốc sinh vật
  • do mưa tuyết từ các dụng dịch hình thành nên.

Bốn giai đoạn trong quá trình hình thành nên đá trầm tích cơ học bao gồm: (i) phong hóa hay bào mòn do tác động của sóng nước hay gió, (ii)vận chuyển các vật liệu trầm tích theo dòng nước hay gió, (iii) lắng đọng, hay trầm tích và (iv) nén ép hay thành đá khi các vật liệu trầm tích được tích tụ lại và bị ép chặt vào nhau tạo nên đá trầm tích.

Đặc điểm Đá Trầm Tích

Do được hình thành trong các điều kiện như trên nên đá trầm tích có các đặc điểm chung là:

  • Có tính phân lớp rõ rệt, chiều dày, màu sắc, thành phần, độ lớn của hạt, độ cứng... của các lớp cũng khác nhau.
  • Cường độ nén theo phương vuông góc với các lớp luôn luôn cao hơn cường độ nén theo phương song song với thớ.
  • Đá trầm tích không đặc, chắc bằng đá mácma (do các chất keo kết thiên nhiên không chèn đầy giữa các hạt hoặc do bản thân các chất keo kết co lại). Vì thế cường độ của đá trầm tích thấp hơn, độ hút nước cao hơn. Một số loại đá trầm tích khi bị hút nước, cường độ giảm đi rõ rệt, có khi bị tan rã trong nước. Đá trầm tích rất phổ biến, dễ gia công nên được sử dụng khá rộng rãi.

Phân loại Đá Trầm Tích

Căn cứ vào điều kiện tạo thành, đá trầm tích được chia làm ba loại:

Đá trầm tích cơ học

Đá trầm tích cơ học được hình thành từ sản phẩm phong hoá của nhiều loại đá, thành phần khoáng vật rất phức tạp. Có loại hạt rời phân tán như cát sỏi, đất sét; có loại các hạt rời bị gắn với nhau bằng chất gắn kết thiên nhiên như sa thạch, cuội kết. Đá trầm tích cơ học được phân loại chi tiết hơn dựa trên thành phần độ hạt (xem kích thước hạt) cả độ hạt trung bình và khoảng dao động của độ hạt để phân loại và thành phần xi măng gắn kết chúng, và được định tên từ loại đá hạt thô cho đến đá sét. Theo các thang phân chia độ hạt khác nhau mà việc phân chia đá trầm tích cũng như tên gọi của đá trầm tích cơ học cũng khác nhau.

  • Các loại đá hạt thô dựa trên độ mài tròn được chia thành loại tròn cạnh (cuội, sỏi kết) và loại sắc cạnh (dăm kết).
  • Các loại đá có độ hạt vừa là cát (nếu rời rạc) hay sa thạch (nếu gắn kết).
  • Loại đá hạt mịn được gọi là bột hay bột kết.
  • Loại nhỏ nhất là đá sét. Riêng đối với đá sét, việc phân loại và định tên dựa trên thành phần các khoáng vật sét

Đá trầm tích hoá học

Loại đá này được tạo thành do các chất hoà tan trong nước lắng đọng xuống rồi kết lại. Đặc điểm Đá Trầm Tích là hạt rất nhỏ, thành phần khoáng vật tương đối đơn giản và đều hơn đá trầm tích cơ học. Loại này phổ biến nhất là đôlômit, manhezit, túp đá vôi, thạch cao, anhydridemuối mỏ.

Đá trầm tích hữu cơ

Đá trầm tích hữu cơ được tạo thành do sự tích tụ xác vô cơ của các loại động vậtthực vật sống trong nước biển, nước ngọt. Đó là những loại đá cacbonatsilic khác nhau như đá vôi, đá vôi vỏ sò, đá phấn, đá điatômit và trepen.

Tầm quan trọng của đá trầm tích Đá Trầm Tích

Đá trầm tích cung cấp nhiều sản phẩm cho con người từ thời tiền sử cho đến nay.

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Quá trình thành đá Đá Trầm TíchĐặc điểm Đá Trầm TíchPhân loại Đá Trầm TíchTầm quan trọng của đá trầm tích Đá Trầm TíchĐá Trầm TíchGióLớpLớp vỏ (địa chất)Nhiệt độNướcĐá biến chấtĐá mácma

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Danh sách quốc gia theo dân sốThượng HảiNhà Hậu LêQuân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt NamChâu PhiDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo ngày trở thành tiểu bangGiai cấp công nhânQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamHà GiangNhà máy thủy điện Hòa BìnhMưa đáHồi giáoViễn PhươngBến Nhà RồngViệt Nam hóa chiến tranhCách mạng Tháng TámCộng hòa Nam PhiSự cố sập nhịp dẫn cầu Cần ThơAldehydeTrần Hưng ĐạoSa PaTài xỉuQuần đảo Hoàng SaBình ThuậnTiếng Trung QuốcTrần Quý ThanhCảm tình viên (phim truyền hình)Lucas VázquezLeonardo da VinciLương Thế VinhQuân hàm Quân đội nhân dân Việt NamChiến tranh thế giới thứ nhấtHoa xuân caTitanic (phim 1997)Đường Thái TôngĐạo Cao ĐàiNam BộBenjamin FranklinTháp EiffelKylian MbappéThời bao cấpThiago SilvaFansipanĐứcĐồng bằng sông HồngNguyễn Minh Quang (cầu thủ bóng đá)Trần Thủ ĐộElon MuskSao HỏaIllit (nhóm nhạc)Acid aceticKênh đào Phù Nam TechoThành nhà HồChelsea F.C.Cúp bóng đá châu Á 2023Trần Tiến HưngDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânVụ án cầu Chương DươngNgô QuyềnPhởHành chính Việt Nam thời NguyễnChợ Bến ThànhKéo coBắc KinhTô HoàiĐinh Tiên HoàngMặt TrờiCarlo AncelottiĐịnh luật OhmBiến đổi khí hậuLưới thức ănHiệu ứng nhà kínhUEFA Champions LeagueKazakhstanNAn Dương VươngGiỗ Tổ Hùng VươngNVIDIAChủ nghĩa cộng sản🡆 More