Đá Hoa Lau

Đá Hoa Lau (tiếng Anh: Swallow Reef; tiếng Malay: Terumbu Layang-Layang nghĩa là rạn san hô Chim, phần đảo nhân tạo gọi là Pulau Layang-Layang nghĩa là đảo Chim; tiếng Trung: 弹丸礁; pinyin: Dànwán jiāo, Hán-Việt: Đạn Hoàn tiêu, còn đảo nhân tạo được gọi là 拉央拉央岛, pinyin: Lāyāng lāyāng dǎo, Hán-Việt: Lạp Ương Lạp Ương đảo) là một rạn san hô vòng thuộc cụm An Bang (cụm Thám Hiểm) của quần đảo Trường Sa.

Đá này nằm cách đảo An Bang khoảng 60,4 hải lý (111,8 km) về phía đông nam.

Thực thể địa lý tranh chấp
Đá Hoa Lau
Đá Hoa Lau
Ảnh vệ tinh đá Hoa Lau (NASA)
Địa lý
Vị trí của đá Hoa Lau
Vị trí của đá Hoa Lau
đá Hoa Lau
Vị tríBiển Đông
Tọa độ7°22′25″B 113°49′37″Đ / 7,37361°B 113,82694°Đ / 7.37361; 113.82694 (đá Hoa Lau)
Diện tích0.35 km2 (đất nổi)
Quản lý
Quốc gia quản lýĐá Hoa Lau Malaysia
BangSabah
Tranh chấp giữa
Quốc giaĐá Hoa Lau Đài Loan

Quốc gia

Đá Hoa Lau Malaysia

Quốc gia

Đá Hoa Lau Trung Quốc

Quốc gia

Đá Hoa Lau Việt Nam

Đá Hoa Lau là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, MalaysiaTrung Quốc, trong khi Philippines chính thức không tuyên bố chủ quyền đối với rạn vòng này (xem thêm Nhóm đảo Kalayaan). Hiện Malaysia chiếm đóng đá Hoa Lau từ năm 1983.

Đặc điểm

Đá Hoa Lau 
Đảo Layang-Layang trên đá Hoa Lau.

Đá Hoa Lauchiều dài tính theo trục đông-tây là 3,8 hải lý (7 km) và chiều rộng là 1,2 hải lý (2,2 km). Phần đảo nhân tạo dài khoảng 1.5 km, rộng khoảng 300 m với tổng diện tích khoảng 0,35 km².

Cơ sở hạ tầng

Đá Hoa Lau 
Khu du lịch trên đảo nhân tạo Layang-Layang.

Khoảng những năm 1984-1985, Malaysia nỗ lực kiến thiết một hòn đảo nhân tạo bằng cách nạo vét cát và san hô ở khu trung tâm của đá Hoa Lau rồi đắp lên góc đông nam, nơi (từng) có những tảng đá cao từ 1,5 đến 3 m. Trên đảo có một đường băng dài 1.067 m (hay 1.400 m) với các công trình như tháp điều khiển không lưu, nhà chứa máy bay,... Có hai máy phát điện và hai nhà máy khử nước mặn bằng phương pháp thẩm thấu ngược. Ngoài căn cứ hải quân, trên đảo còn có toà nhà nghiên cứu thuộc Bộ Ngư nghiệp Malaysia.

Du lịch

Năm 1993, Malaysia khai trương dịch vụ du lịch dành cho khách yêu thích lặn biển. Khu nghỉ mát mang tên Avillion Layang Layang tại đây có tám mươi sáu phòng đạt tiêu chuẩn ba sao, một trung tâm lặn biển (thành viên của PADI, Hiệp hội Hướng dẫn viên Lặn biển Chuyên nghiệp) cùng một nhà hàng hai trăm chỗ ngồi, một hồ bơi và cửa hàng đồ lưu niệm. Tính đến năm 2006, khu nghỉ mát đã thu hút 1.457 du khách, chủ yếu đến từ Nhật Bản, Pháp, Hàn QuốcTrung Quốc. Đi máy bay từ thành phố Kota Kinabalu (thủ phủ bang Sabah) đến Hoa Lau mất một giờ đồng hồ.

Lịch sử

Ngày 20 tháng 9 năm 1979, Malaysia công bố các rạn san hô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Tuân theo quyết định của Nội các, người ta đã dựng một tháp kỉ niệm trên rạn vòng này vào ngày 21 tháng 6 năm 1980. Tháng 5 năm 1983 (có nguồn ghi tháng 6), Tổng Tham mưu trưởng quân đội Malaysia đã chỉ huy cuộc hành quân ra chiếm đóng đá Hoa Lau với khoảng mười tám binh sĩ thuộc lực lượng PASKAL ("Lực lượng Chiến tranh Đặc biệt thuộc Hải quân"). Sự kiện Malaysia chiếm đá này được báo chí ở Hà Nội (Việt Nam) xác nhận vào tháng 9 năm 1983.

Ngày 5 tháng 3 năm 2009, Thủ tướng Malaysia Abdullah bin Ahmad Badawi đã đến đá Hoa Lau và tuyên bố chủ quyền của nước này đối với đá Hoa Lau và vùng biển phụ cận.

Tham khảo

Chú thích

Thư mục

  • Haller-Trost, R. (1998), The Contested Maritime and Territorial Boundaries of Malaysia: An International Law Perspective [Các biên giới trên đất liền và trên biển gây tranh cãi của Malaysia: một góc nhìn theo luật pháp quốc tế], International Boundary Studies, 3, Kluwer Law International, ISBN 978-9041196521
  • Hancox, David; Prescott, Victor (1995), A Geographical Description of the Spratly Islands and an Account of Hydrographic Surveys amongst Those Islands [Một mô tả địa lý về quần đảo Trường Sa và bảng kê các cuộc khảo sát thủy văn quần đảo này], Maritime Briefings, 1, International Boundaries Research Unit, University of Durham, ISBN 978-1897643181
  • National Geospatial-Intelligence Agency (2011), Sailing Directions 161 (Enroute) - South China Sea and the Gulf of Thailand (ấn bản 13), Bethesda, Maryland: National Geospatial-Intelligence Agency
  • Trần, Nam Tiến (2011), Hoàng Sa - Trường Sa: Hỏi và đáp, TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ
  • Valencia, Mark J.; Van Dyke, Jon M.; Ludwig, Noel A. (1999), Sharing the Resources of the South China Sea [Chia sẻ các tài nguyên trong Biển Đông], University of Hawaii Press, ISBN 978-0824818814

Liên kết ngoài

Tags:

An BangBính âm Hán ngữChữ Hán giản thểPhiên âm Hán-ViệtQuần đảo Trường SaRạn san hôRạn san hô vòngTiếng AnhTiếng Mã LaiTừ Hán-ViệtĐảo

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

22 tháng 4Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpHà GiangQuân khu 2, Quân đội nhân dân Việt NamBùi Văn CườngLê Thanh Hải (chính khách)Chelsea F.C.Từ mượnDanh sách quốc gia theo dân sốTranh chấp chủ quyền Biển ĐôngDanh sách đảo Việt NamThụy SĩNam BộSaigon PhantomThanh HóaDuyên hải Nam Trung BộLiên Hợp QuốcHai Bà TrưngKim LânNgân hàng Nhà nước Việt NamCác ngày lễ ở Việt NamSố chính phươngVirusNăng lượngVõ Thị Ánh XuânTrần Văn RónJennifer PanCông an nhân dân Việt NamTranh của Adolf HitlerAn GiangNguyên tố hóa họcMinecraftCampuchiaDanh sách nhân vật trong Thám tử lừng danh ConanBoeing B-52 StratofortressYouTubeChân Hoàn truyệnGiờ Trái ĐấtĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Hàn QuốcHồng BàngTập đoàn VingroupLiên bang Đông DươngLàoDanh sách thủy điện tại Việt NamAnhHồn Trương Ba, da hàng thịtĐắk NôngQToán họcIranLễ Phục SinhPhởDanh sách thành viên của SNH48HentaiTrí tuệ nhân tạoDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa) bình quân đầu ngườiBà Rịa – Vũng TàuCách mạng Công nghiệp lần thứ tưCách mạng Tháng TámHuếLịch sử Việt NamLong AnKhí hậu Việt NamKylian MbappéDương vật ngườiTrương Mỹ HoaHoàng Anh Tuấn (huấn luyện viên bóng đá)Manchester City F.C.Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975Doraemon (nhân vật)Danh sách động từ bất quy tắc (tiếng Anh)Chiến tranh Nguyên Mông – Đại ViệtTrần Tiến HưngChữ Quốc ngữDương Tử (diễn viên)Minh Thái TổDế Mèn phiêu lưu kýTrần PhúVachirawit Chiva-aree🡆 More