Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam

Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam là đội tuyển bóng đá quốc gia đại diện cho Việt Nam thi đấu tại các giải đấu bóng đá quốc tế do Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) quản lý.

Việt Nam
Huy hiệu áo/huy hiệu Hiệp hội
Biệt danhNhững chiến binh sao vàng
Hiệp hộiVFF
Liên đoàn châu lụcAFC (châu Á)
Liên đoàn khu vựcAFF (Đông Nam Á)
Huấn luyện viên trưởngTrống
Đội trưởngĐỗ Hùng Dũng
Thi đấu nhiều nhấtLê Công Vinh (83)
Ghi bàn nhiều nhấtLê Công Vinh (51)
Sân nhàSân vận động Quốc gia Mỹ Đình
Mã FIFAVIE
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam
Áo màu chính
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam
Áo màu phụ
Hạng FIFA
Hiện tại 94 Giữ nguyên (21 tháng 12 năm 2023)
Cao nhất84 (Tháng 9 năm 1998)
Thấp nhất172 (Tháng 12 năm 2006)
Trận quốc tế đầu tiên
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam Việt Nam 2–2 Philippines Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam
(Manila, Philippines, ngày 26 tháng 11 năm 1991)
Trận thắng đậm nhất
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam Việt Nam 11–0 Guam Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam
(Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam; 23 tháng 1 năm 2000)
Trận thua đậm nhất
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam Zimbabwe 6–0 Việt Nam Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam
(Kuala Lumpur, Malaysia; 26 tháng 2 năm 1997)
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam Oman 6–0 Việt Nam Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam
(Incheon, Hàn Quốc, 29 tháng 12 năm 2003)
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam Hàn Quốc 6–0 Việt Nam Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam
(Suwon, Hàn Quốc, 17 tháng 10 năm 2023)
Giải thế giới
Sồ lần tham dự0
Kết quả tốt nhấtVòng loại thứ ba (2022)
Cúp bóng đá châu Á
Sồ lần tham dự3 (Lần đầu vào năm 2007)
Kết quả tốt nhấtTứ kết (2007, 2019)

Bóng đá theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 19. Tuy nhiên, do nhiều xung đột xảy ra trong nước suốt thế kỷ 20, sự phát triển của bóng đá Việt Nam đã bị cản trở đáng kể. Trong khi Việt Nam bị chia thành hai vùng tập kết quân sự ở miền Bắc và miền Nam vào năm 1954, hai đội tuyển quốc gia đã tồn tại và đều được quản lý và điều hành bởi các cơ quan quản lý riêng biệt với Hội Bóng đá Việt Nam ở miền Bắc và Hội Túc cầu giáo ở miền Nam. Sau khi hai miền thống nhất vào năm 1976, Liên đoàn bóng đá Việt Nam được thành lập dựa trên tiền thân của Hội bóng đá Việt Nam.

Kể từ những năm 1990, Việt Nam đã hội nhập trở lại với nền bóng đá thế giới, và môn thể thao này sớm trở thành một phần không thể thiếu của xã hội Việt Nam. Điều này đã làm cho đội tuyển quốc gia trở thành một phần của chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam và nhận được sự ủng hộ trên toàn quốc. Cổ động viên Việt Nam được coi là một trong những cổ động viên cuồng nhiệt, với những màn ăn mừng rầm rộ trước những thành tích của đội, kể cả đội trẻ như U-23, U-22 hay U-19.

Lịch sử Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam

Sau khi hai miền nam bắc Việt Nam tái thống nhất về mặt nhà nước thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau cuộc Tổng tuyển cử năm 1976, thực hiện nguyên tắc kế thừa chính phủ, AFC và FIFA công nhận đội tuyển quốc gia Việt Nam từ năm 1976 thực hiện kế thừa các quyền, nghĩa vụ và thành tích của Đội tuyển Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Đội tuyển Việt Nam Cộng hoà truớc đây. Trận cầu giữa Tổng cục Đường sắt và Cảng Sài Gòn ngày 7 tháng 11 năm 1976 được coi là mốc đánh dấu sự thống nhất chính thức giữa bóng đá miền Nam và miền Bắc.

Mặc dù thể thao Việt Nam chính thức tái tham gia các hoạt động thể thao quốc tế từ Olympic năm 1980 tại Liên Xô, Á vận hội năm 1982 tại Ấn Độ và SEA Games 1989 nhưng đội tuyển bóng đá Việt Nam chỉ chính thức tái hòa nhập bóng đá quốc tế từ kỳ SEA Games năm 1991.

Năm 1989, khi Việt Nam bắt đầu công cuộc cải cách Đổi Mới mang tính cách mạng, một liên đoàn bóng đá mới được thành lập. Sau ba tháng chuẩn bị, tháng 8 năm 1989, Đại hội lần thứ nhất của liên đoàn bóng đá mới đã diễn ra tại Hà Nội, tuyên bố thành lập Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF). Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Ngọc Chữ được bầu làm chủ tịch VFF.

Thời kỳ đổi mới và tái phát triển bóng đá Việt Nam (1991–2011)

Đội tuyển Việt Nam tham gia trở lại các giải đấu quốc tế kể từ SEA Games 1991 tại Manila, Philippines. Việt Nam tham dự vòng loại FIFA World Cup lần đầu tiên với tư cách là một quốc gia thống nhất vào chiến dịch World Cup 1994. Đội tuyển quốc gia vào thời điểm đó đã không thành công trong các chiến dịch World Cup khi đều thất bại ở cả hai giải đấu năm 1994 và 1998 với chỉ một chiến thắng.

Từ năm 1996, Việt Nam là thành viên chính thức của AFF. Đội tham gia kỳ Tiger Cup đầu tiên và kết thúc ở vị trí thứ ba, sau đó đăng cai Tiger Cup lần thứ hai vào năm 1998, giải đấu mà họ thua 0-1 trước Singapore trong trận chung kết. Từ năm 2000 đến 2007, Việt Nam đều thất bại trong việc giành ngôi vô địch Đông Nam Á khi để thua ở bán kết hoặc bị loại ở vòng bảng. Cũng vào năm 1996, Việt Nam được báo chí quốc tế chú ý khi đã mời gã khổng lồ Juventus FC của Ý - đội mới giành được chức vô địch UEFA Champions League 1995–96 - sang thi đấu trong một trận giao hữu tại Hà Nội.

Năm 1999, Việt Nam là chủ nhà của Dunhill Cup, một giải đấu giao hữu không chính thức dành cho các cầu thủ đội tuyển Quốc gia và U-23. Vì được phân loại là giải đấu hỗn hợp đội tuyển Quốc gia và U-23, một số đội tuyển Quốc gia đã quyết định cử đội dự bị tham dự. Trong giải đấu này, Việt Nam đã có chiến thắng gây sốc 1-0 trước Nga và thủ hòa Iran 2-2. Đội tuyển sau đó bị loại ở bán kết sau thất bại 1–4 trước Trung Quốc.

Tại Vòng loại AFC Asian Cup 2004, đội đã tạo ra cú sốc với chiến thắng 1-0 trước đội giành hạng tư FIFA World Cup 2002 Hàn Quốc tại Muscat, trở thành một trong những chiến công vĩ đại nhất của bóng đá Việt Nam kể từ khi thống nhất.

Việt Nam đăng cai AFC Asian Cup 2007 cùng với Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Được đánh giá là đội yếu thứ hai tại giải chỉ sau đồng chủ nhà Malaysia, nhưng ở vòng bảng, Việt Nam đã đánh bại Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất 2-0, hòa 1-1 với một đội bóng vùng Vịnh khác là Qatar, trước khi để thua các nhà Đương kim vô địch Nhật Bản 1-4. Với 4 điểm giành được, Việt Nam trở thành đội đồng chủ nhà và là đội Đông Nam Á duy nhất lọt vào tứ kết, nơi đội để thua nhà vô địch năm đó là Iraq với tỷ số 0-2.

Việt Nam đã giành chức vô địch AFF Cup đầu tiên vào năm 2008, danh hiệu quốc tế đầu tiên của đội kể từ khi tái hội nhập bóng đá toàn cầu, dưới sự dẫn dắt của Henrique Calisto. Cuối năm 2011, Việt Nam tăng 35 bậc, xếp thứ 99, trở lại top 100 FIFA sau bảy năm và dẫn đầu Đông Nam Á lần đầu tiên trên bảng xếp hạng.

Thời kỳ suy thoái (2009–2014)

Giai đoạn từ năm 2009 đến 2014 chứng kiến sự đi xuống về thành tích của bóng đá Việt Nam. Đội đã tham dự các chiến dịch vòng loại World Cup 2010, 2014, cùng với vòng loại Asian Cup các năm 2011 và 2015, nhưng đều bị loại sớm. Đội thua chung cuộc 0–6 trước UAE ở vòng loại đầu tiên của World Cup 2010. Tại vòng loại World Cup 2014, Việt Nam chỉ có thể đánh bại Macau ở vòng đầu tiên, trước khi dừng bước trước Qatar ở vòng thứ hai. Ở vòng loại Asian Cup 2011, đội chơi không tồi khi xếp trên đội cuối bảng Liban, dù xếp sau Syria và Trung Quốc. Còn ở vòng loại Asian Cup 2015, Việt Nam thua 5 trong tổng cộng 6 trận và xếp cuối trong bảng đấu gồm UAE, Uzbekistan và Hồng Kông.

Cùng với thành tích kém cỏi ở vòng loại châu lục và thế giới, Việt Nam đã sa sút ở giải đấu khu vực. Đội đã thua Malaysia, đội sau đó trở thành nhà vô địch, trong trận bán kết AFF Cup 2010. Việt Nam thậm chí còn bị loại ở vòng bảng tại kỳ AFF Cup tiếp theo khi chỉ có được trận hòa trước Myanmar, còn lại thua Thái Lan và Philippines. Đây là thành tích kém nhất của đội ở một kỳ AFF Cup.

Thời kỳ tái thiết (2014–2017)

Đội tuyển Việt Nam bắt đầu chứng kiến những thay đổi đáng kể dưới thời huấn luyện viên người Nhật Bản Toshiya Miura, người dẫn dắt đội tuyển từ năm 2014 đến năm 2016. Đội thi đấu khá tốt ở AFF Cup 2014 khi vượt qua vòng bảng với ngôi đầu, nhưng đã không thể tiến vào trận chung kết khi thua Malaysia sau hai lượt trận bán kết với tổng tỷ số 4–5, trong đó có trận thua sốc 2–4 ngay tại sân nhà ở lượt về, mặc dù trước đó đã thắng 2–1 trên sân khách ở lượt đi.

Tại vòng loại World Cup 2018, Việt Nam chung bảng với Thái Lan, Indonesia, Đài Bắc Trung Hoa và Iraq (Indonesia sau đó đã bị FIFA cấm tham dự). Đội tuyển dưới sự dẫn dắt của HLV Miura đã có trận hòa đáng tiếc 1-1 trước Iraq trên sân nhà trong thế dẫn trước đến phút bù giờ cuối cùng. Nhưng các trận thua đáng thất vọng trước đối thủ chính Thái Lan, bao gồm trận thua 0–1 trên sân khách và 0–3 trên sân nhà đã khiến đội bóng bị chỉ trích nặng nề. Bất chấp những đóng góp trong nỗ lực tái thiết đội tuyển, Miura đã bị VFF sa thải sau khi đội U-23 Việt Nam không vượt qua được vòng loại Olympic Rio 2016, niềm hy vọng lúc này được đặt vào huấn luyện viên nội Nguyễn Hữu Thắng.

Dưới sự dẫn dắt Nguyễn Hữu Thắng, đội tuyển Việt Nam một lần nữa vào đến bán kết AFF Cup 2016 sau thành tích toàn thắng ở Vòng bảng, nhưng đã phải chịu thất bại trước Indonesia với tổng tỷ số 3–4 sau hai lượt. Tháng 8 năm 2017, việc đội U-22 bị loại ngay sau vòng bảng SEA Games 2017 dù được giới truyền thông và người hâm mộ kỳ vọng rất nhiều đã khiến HLV Nguyễn Hữu Thắng phải từ chức.

Thất bại của lứa U-22 ở SEA Games năm đó, dù chỉ là ở cấp độ trẻ, đã khiến cả nền bóng đá Việt Nam trở nên rối ren khi hầu hết người hâm mộ mất hết niềm tin để cổ vũ cho các cấp đội tuyển. Do nhiều cầu thủ U-22 khi ấy cũng là trụ cột của ĐTQG, thất bại ở SEA Games đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần toàn đội. Giữa lúc đó, huấn luyện viên tạm quyền Mai Đức Chung được bổ nhiệm dẫn dắt đội tuyển Việt Nam trong hai trận đấu quan trọng ở Vòng loại thứ ba của Asian Cup 2019 với đội láng giềng Campuchia, và đã phân nào vực dậy tinh thần của cả đội khi vượt qua đối thủ này qua hai lượt trận (thắng 2–1 trên sân khách và 5–0 trên sân nhà).

"Thế hệ vàng" với Park Hang-seo (2017–2023)

Park Hang-seo, cựu trợ lý của Guus Hiddink tại FIFA World Cup 2002, được bổ nhiệm làm huấn luyện viên mới của Việt Nam vào ngày 11 tháng 10 năm 2017 sau nỗ lực đàm phán không thành với Sekizuka Takashi; trước đó VFF cũng đã cố gắng liên lạc với HLV người Mỹ Steve Sampson nhưng không có kết quả. Khi mới đến Việt Nam, Park Hang-seo đã bị người Việt Nam chào đón bằng sự hoài nghi, vì ông đang có sự nghiệp khá lận đận ở giải hạng Ba Hàn Quốc.

Trận đấu đầu tiên của ông Park dưới chức danh huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam là ở vòng loại Asian Cup 2019, khi Việt Nam cầm hòa Afghanistan không bàn thắng trên sân nhà vào ngày 14 tháng 11 năm 2017, qua đó giúp Việt Nam vượt qua Vòng loại AFC Asian Cup 2019, lần đầu tiên kể từ năm 2007. Bất chấp điều đó, ông Park đã bị dư luận chỉ trích vì màn trình diễn kém thuyết phục của toàn đội, dù mới nắm đội được một tuần. Tuy nhiên, thái độ của người hâm mộ thay đổi nhanh chóng sau những kỳ tích của đội tuyển U-23 Việt Nam do ông dẫn dắt tại giải U-23 châu Á và Asiad 2018. Cùng với nòng cốt là các cầu thủ U-23 vừa gây tiếng vang ở các giải trẻ châu lục, đội tuyển Việt Nam đã có lần thứ hai vô địch AFF Cup cuối năm 2018. Tuy nhiên, đội đã thất bại trước kình địch Thái Lan trong cả hai kỳ AFF Cup sau đó, lần lượt ở các vòng Bán kết và Chung kết.

Việt Nam tham dự AFC Asian Cup 2019 với đội hình trẻ nhất giải; phần lớn gồm những cầu thủ thuộc lứa U-23. Được xếp vào bảng D cùng Iran, Iraq và Yemen, Việt Nam đã thua Iraq 2-3 và Iran 0-2, thắng Yemen 2-0 và đứng thứ ba bảng D, lọt vào Vòng 1/8 với tư cách là một trong 4 đội thứ 3 có thành tích tốt nhất. Sau đó, đội tuyển đã bất ngờ đánh bại đội nhất bảng A là Jordan trong loạt sút luân lưu sau khi hòa 1-1 trong thời gian thi đấu chính thức. Trong trận tứ kết, Việt Nam gặp Nhật Bản và thua với tỷ số sát nút 0-1.

Tại Vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á, Việt Nam rơi vào bảng G cùng với ba đối thủ Đông Nam Á khác là Thái Lan, Malaysia và Indonesia bên cạnh UAE. Việt Nam kết thúc vòng loại thứ hai với 17 điểm, đứng thứ 2 sau UAE (18 điểm) và lần đầu tiên giành vé vào Vòng loại thứ ba, cũng như được đặc cách vượt qua vòng loại AFC Asian Cup 2023 tại Qatar với tư cách là một trong năm đội nhì bảng có thành tích tốt nhất.

Tại Vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á, Việt Nam nằm ở bảng B cùng với Nhật Bản, Úc, Ả Rập Xê Út, Trung Quốc và Oman. Trước những đối thủ hàng đầu châu lục, đội tuyển kết thúc vòng ba với chỉ 1 trận thắng (trước Trung Quốc), 1 trận hòa (trước Nhật Bản) và thua đến 8 trận, giành được 4 điểm và đứng cuối bảng.

Sau khi cùng Việt Nam giành ngôi Á quân AFF Cup 2022, Park Hang-seo đã tuyên bố chia tay đội tuyển Việt Nam sau năm năm gắn bó.

Khủng hoảng thời Philippe Troussier và đợt suy thoái lần thứ hai (2023–nay)

Ngày 27 tháng 02 năm 2023, Philippe Troussier, người từng dẫn dắt đội tuyển Nhật Bản vô địch Asian Cup 2000, chính thức được bổ nhiệm làm huấn luyện viên mới của đội tuyển Việt Nam cho tham vọng giành vé dự World Cup 2026 của bóng đá Việt Nam. Hợp đồng giữa nhà cầm quân người Pháp với VFF có thời hạn gần ba năm rưỡi, từ ngày 01 tháng 03 năm 2023 tới 01 tháng 07 năm 2026. Lực lượng của đội tuyển có sự chuyển giao mạnh mẽ dưới thời Troussier với sự xuất hiện của nhiều cầu thủ trẻ được ông đôn lên từ lứa U-23 vừa cùng ông giành huy chương đồng SEA Games 2023. Đội khởi đầu quá trình chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2026 và Asian Cup 2023 bằng sáu trận giao hữu với các đối thủ có trình độ từ thấp đến cao trong vòng bốn tháng với kết quả chung cuộc 3 thắng và 3 thua, trong đó có trận thua chủ nhà Hàn Quốc với tỷ số kỷ lục 0–6 trong trận giao hữu tổng dợt cuối cùng.

Việt Nam tham dự AFC Asian Cup 2023 trong bối cảnh sứt mẻ lực lượng với chín trụ cột dính chấn thương trước thềm giải đấu, do đó nòng cốt của đội phần lớn là những cầu thủ trẻ còn ít kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Rơi vào bảng đấu có Nhật Bản, Iraq và Indonesia, đội chơi tốt trong trận mở màn thua Nhật Bản 2–4 khi có thời điểm dẫn trước 2–1 dù để thua ngược. Tuy nhiên, Việt Nam sau đó thất bại 0–1 trước đối thủ cạnh tranh trực tiếp Indonesia và sớm bị loại ngay từ vòng bảng, đánh dấu lần đầu tiên để thua Indonesia sau hơn 7 năm bất bại. Ở trận cuối cùng của vòng bảng gặp Iraq, Việt Nam chơi khởi sắc khi dẫn trước đối thủ 1–0 sau hiệp một, nhưng đội sớm rơi vào thế thiếu người do Khuất Văn Khang bị thẻ đỏ ngay trước giờ nghỉ, nên để mất thế trận trong hiệp hai và thua chung cuộc 2–3, đành phải sớm chia tay giải đấu với ba trận toàn thua. Sau giải đấu tồi tệ này, đội lần đầu tiên bị bật khỏi top 100 bảng xếp hạng FIFA kể từ năm 2018.

Sau thất bại nặng nề của đội tuyển Việt Nam ở Asian Cup cùng với lối chơi thiếu thuyết phục của đội ở vòng loại World Cup 2026, làn sóng chỉ trích tăng lên đáng kể với ông Troussier và đã có khá nhiều nghi vấn được đặt ra về năng lực cầm quân của ông, cũng như có nhiều luồng ý kiến cho rằng nên sa thải vị huấn luyện viên này. Tuy nhiên, Troussier vẫn được VFF tín nhiệm để dẫn dắt đội tuyển trong giai đoạn tiếp theo của vòng loại World Cup 2026, trong đó có hai trận đấu quan trọng mà Việt Nam sẽ tái ngộ Indonesia. Bất chấp sự tin tưởng từ Liên đoàn, đội tuyển của Troussier đã thất bại toàn diện trong cả hai lượt trận vòng loại thứ hai World Cup 2026 trước Indonesia, với các trận thua 0–1 ở lượt đi và 0–3 ở lượt về ngay trên sân Mỹ Đình - đánh dấu lần đầu tiên đội để thua Indonesia ngay trên sân nhà sau 20 năm. Hai trận thua liên tiếp này khiến Việt Nam gần như sớm dừng bước ở vòng loại World Cup, dù đội vẫn còn hai lượt trận nữa.

Trước sức ép ngày càng lớn từ giới truyền thông và người hâm mộ Việt Nam (thậm chí trong trận lượt về với Indonesia ở Mỹ Đình ngày 26 tháng 3 năm 2024, người hâm mộ Việt Nam đã giơ những biểu ngữ mang thông điệp "Troussier Get Out" để kêu gọi HLV Troussier phải từ chức sớm), VFF đã quyết định chấm dứt hợp đồng với HLV Troussier chỉ hai tiếng sau trận thua Indonesia 0-3. Với chỉ tổng cộng bốn chiến thắng qua 14 trận, Troussier có tỷ lệ thắng thấp nhất trong các đời HLV ngoại từng dẫn dắt tuyển Việt Nam (28,57%). Ông khởi đầu thuận lợi bằng ba chiến thắng giao hữu liên tiếp. Nhưng sau đó, đội tuyển dần mất phương hướng, thua đến 10 trong 11 trận, trong đó hết ba trận là trước đối thủ cùng khu vực Indonesia.

Tại các giải đấu (1991–) Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam

Tại các giải khu vực Đông Nam Á

Đại hội Thể thao Đông Nam Á

Việt Nam tại SEA Games 1991 do Vũ Văn Tư và Nguyễn Kim Hằng dẫn dắt. Đội chỉ giành được một điểm, xếp cuối bảng và bị loại ngay từ vòng bảng sau khi hòa Philippines, thua Indonesia và Malaysia. Lần tập trung dự SEA Games năm đó, do điều kiện ở Nhổn rất thiếu thốn nên sau một tuần, 11 cầu thủ phía Nam (thành viên Quảng Nam - Đà Nẵng, Hải Quan, Cảng Sài Gòn) đồng loạt "đào ngũ". Cũng vì ảnh hưởng bởi sự cố trên, Vũ Văn Tư từ nhiệm sau 7 ngày dẫn dắt. Để lấp chỗ trống, Liên đoàn huy động một số cầu thủ và HLV Thể Công, Nguyễn Sỹ Hiển lên làm nhiệm vụ. Ở kỳ SEA Games 1993, đội bắt đầu trình làng những tài năng trẻ như Nguyễn Hồng Sơn, Lê Huỳnh Đức và giành chiến thắng 1-0 trước Philippines. Tuy nhiên, hai trận thua trước Indonesia và Singapore đã khiến Việt Nam lần thứ hai liên tiếp bị loại ở vòng bảng SEA Games.

Sau hai kỳ SEA Games đầu tiên không thành công, VFF bắt đầu thuê huấn luyện viên ngoại nhằm cải thiện thành tích của đội tuyển, tiên phong với Edson Tavares và sau đó là Karl-Heinz Weigang. Ông Tavares dẫn dắt cả hai đội Việt Nam 1 và Việt Nam 2 đều vào bán kết Cúp Độc Lập, nhưng ông bất ngờ bị thay thế bởi Weigang chỉ sau 42 ngày làm việc. Weigang nhận thấy phần lớn các cầu thủ Việt Nam lúc đó đều có điểm yếu về thể lực cũng như không có kinh nghiệm thi đấu quốc tế nên chính ông đưa ra dự án phát triển cầu thủ Việt. Nhờ quan hệ cá nhân, năm 1995, Weigang đưa cả đội tuyển đi tập huấn tại châu Âu, nơi đội thi đấu hơn 20 trận. Nhờ sự chuẩn bị này, đội đã vượt qua vòng bảng SEA Games cùng năm, sau đó thắng Myanmar ở bán kết, trước khi để thua chủ nhà Thái Lan 0-4 ở chung kết.

Tại SEA Games 1997, đội thua Thái Lan ở bán kết, sau đó đoạt huy chương đồng khi hạ Singapore. Đến SEA Games 1999, đội một lần nữa lọt vào chung kết sau khi vượt qua vòng bảng và thắng Indonesia ở bán kết, nhưng HLV Alfred Riedl cùng Việt Nam tiếp tục nhìn người Thái đoạt huy chương vàng với thất bại 0-2 ở chung kết. Đó là lần cuối bóng đá nam tại SEA Games không giới hạn độ tuổi.

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á

Việt Nam tham dự Tiger Cup đầu tiên năm 1996, khởi đầu bằng trận thắng 3-1 trước Campuchia tại Vòng bảng. Nhưng ngay sau đó, đội lại có trận hòa thất vọng trước Lào với tỉ số 1-1. Trận đấu này đã bị nghi vấn "bán độ" khi Nguyễn Hữu Thắng nhận thẻ đỏ trực tiếp; huấn luyện viên Karl-Heinz Weigang thậm chí đã đòi đuổi một nhóm năm cầu thủ có "vấn đề" về nước. Sau sự việc, năm cầu thủ này đã được phép tiếp tục thi đấu và cùng đội tuyển Việt Nam vượt qua Vòng bảng trước khi thua Thái Lan ở Bán kết và thắng Indonesia trận tranh hạng ba để đoạt Huy chương đồng.

Tiếp đó, Alfred Riedl dẫn dắt đội tuyển Việt Nam tại Tiger Cup 1998 trên sân nhà, cũng là lần đầu đội đăng cai một giải quốc tế. Đội có màn thể hiện ấn tượng với 3 trận thắng và 1 trận hòa, trong đó có cả trận thắng Thái Lan 3-0 tại Bán kết, nhưng cuối cùng đã phải khuất phục trước Singapore trong trận Chung kết nhờ cái lưng làm bàn của Sasi Kumar. Đến Vòng bảng Tiger Cup 2000, Việt Nam "đòi nợ" thành công khi thắng Singapore, gián tiếp khiến đối thủ này bị loại. Trong trận Bán kết với Indonesia, Việt Nam đã chơi kiên cường khi hai lần gỡ hòa sau khi để dẫn trước để đưa trận đấu đến hiệp phụ, nơi đội để thua đáng tiếc bởi bàn thắng vàng của cầu thủ Indonesia Gendut Christiawan ở phút 120 khi đa phần các cầu thủ Việt Nam đã xuống sức. Thất bại này khiến tinh thần của đội tuyển Việt Nam sụp đổ và sau đó thua Malaysia 0-3 ở trận tranh huy chương đồng.

Với những tên tuổi mới như Minh Phương, Tài Em, Văn Quyến, đội đoạt Huy chương đồng Tiger Cup 2002 dưới nhiệm kỳ đầu tiên của HLV Henrique Calisto. Đến kỳ Tiger Cup 2004 tổ chức trên sân nhà, đội dưới sự dẫn dắt của Edson Tavares có sự kết hợp của lứa cầu thủ giành Huy chương bạc SEA Games 22 như Lê Công Vinh, Phan Thanh Bình và các cựu binh, dưới sự dẫn dắt của đội trưởng Lê Huỳnh Đức và thủ môn Trần Minh Quang. Tuy nhiên, đây là giải đấu thất vọng của Việt Nam khi đội bị loại ngay từ Vòng bảng do chỉ xếp thứ ba bảng đấu sau Singapore và Indonesia, trong đó có trận thua Indonesia 0-3 ngay tại Mỹ Đình. Sau giải đấu này, những lão tướng như Lê Huỳnh Đức và Trần Minh Quang chính thức giã từ đội tuyển quốc gia.

Ở AFF Cup 2007, đội thi đấu dưới sự dẫn dắt của Alfred Riedl, người có lần thứ ba dẫn dắt tuyển Việt Nam. Việt Nam một lần nữa rơi vào bảng đấu có sự hiện diện của Singapore và Indonesia, bên cạnh Lào. Lần này đội vượt qua Vòng bảng với vị trí nhì bảng sau Singapore do kém chỉ số phụ, trước khi để thua Thái Lan với tổng tỷ số 0-2 ở Bán kết.

Trước khi AFF Cup 2008 khởi tranh, tuyển Việt Nam dưới nhiệm kỳ thứ hai của HLV Henrique Calisto có phong độ kém cỏi khi trải qua 10 trận giao hữu toàn hòa và thua. Bước vào giải đấu chính, Việt Nam mở màn bằng trận thua Thái Lan 0-2, khiến Calisto và các cầu thủ chịu nhiều sức ép dư luận. Tuy nhiên, đội sau đó đã đánh bại Malaysia 3-2 trước khi hạ Lào 4-0 ở hai trận vòng bảng còn lại để đi tiếp với vị trí nhì bảng. Gặp Singapore - Đương kim vô địch giải đấu, ở Bán kết, Việt Nam hòa tiếc nuối không bàn thắng trên sân nhà trước khi thắng 1-0 trên sân khách nhờ bàn thắng duy nhất của Nguyễn Quang Hải, qua đó đưa Việt Nam vào chung kết. Trong trận Chung kết tái đấu với Thái Lan, đội bất ngờ thắng 2-1 ở lượt đi trên sân khách. Lượt về, đội bị dẫn 0-1 cho đến những phút bù giờ hiệp 2, trước khi cú đá phạt hàng rào của Nguyễn Minh Phương được Lê Công Vinh đánh đầu ngược tung lưới Thái Lan, giúp cho Việt Nam lần đầu lên ngôi vô địch Đông Nam Á.

Cảnh trong trận chung kết của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2008. Theo chiều kim đồng hồ từ trên xuống: Những fan hâm mộ Việt Nam trong chiến thắng của Việt Nam, đội Việt Nam nhận cúp và đội Việt Nam trước trận đấu cuối cùng của trận lượt về.

Tại AFF Cup 2010, các nhà Đương kim vô địch rơi vào bảng đấu có Singapore, Philippines và Myanmar. Tuy vượt qua Vòng bảng với ngôi đầu, đội đã chơi thiếu thuyết phục khi thua sốc Philippines 0-2 và sau đó thắng chật vật Singapore do chơi thiếu người trong 30 phút cuối. Đến vòng Bán kết, Việt Nam để thua Malaysia (đội sau đó lên ngôi vô địch) với tổng tỷ số 0-2, qua đó thất bại trong việc bảo vệ danh hiệu. Đội tuyển sau đó chia tay huấn luyện viên Calisto cùng cặp tiền vệ Minh Phương, Tài Em.

Năm 2012, học hỏi từ thành công của bóng đá Malaysia, VFF đã dùng huấn luyện viên nội Phan Thanh Hùng để chuẩn bị cho AFF Cup vào cuối năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh bóng đá Việt Nam đang rối ren khi một loạt các câu lạc bộ V-League đồng loạt giải thể, Việt Nam kết thúc giải với thành tích tệ nhất trong các lần tham dự giải đấu của đội: bị loại từ vòng bảng với chỉ một điểm kiếm được sau ba trận. Đội hòa Myanmar 1-1, còn lại thua Philippines 0-1 và Thái Lan 1-3. Tuy nhiên, đội lại hơn Myanmar về hiệu số bàn thắng bại nên tránh được vị trí chót bảng, nhờ đó được miễn đấu Vòng loại giải lần sau.

Trong thời kỳ chuyển giao của đội tuyển ở AFF Cup 2014, huấn luyện viên Toshiya Miura đã sử dụng các nhân tố mới như Trần Nguyên Mạnh, Quế Ngọc Hải, Vũ Minh Tuấn, Ngô Hoàng Thịnh,... Đội chơi ấn tượng và vượt qua Vòng bảng với ngôi nhất bảng A, bao gồm trận hòa 2-2 trước Indonesia cùng với các chiến thắng 3-0 trước Lào và 3-1 trước Philippines, qua đó vào Bán kết gặp Malaysia. Ở vòng Bán kết, Việt Nam thắng 2-1 trong trận lượt đi tại sân Shah Alam của Malaysia và nắm lợi thế lớn để giành quyền vào Chung kết. Tuy nhiên, trong trận lượt về, đội chơi dưới sức một cách khó hiểu và bị dẫn 1-4 sau hiệp một bởi những pha bóng nghiệp dư của hàng phòng ngự, trong đó có một quả phạt đền ngay đầu trận do sai lầm của Quế Ngọc Hải, một pha ra vòng cấm bất cẩn của thủ môn Trần Nguyên Mạnh để đối phương tâng bóng qua đầu, một bàn phản lưới nhà của Đinh Tiến Thành và tình huống mắc lỗi vị trí của Nguyễn Văn Biển. Nỗ lực trong hiệp hai của Việt Nam chỉ mang lại bàn rút ngắn tỷ số xuống còn 2-4 của Lê Công Vinh, khiến đội bị loại đầy cay đắng với tổng tỷ số 4-5.

Ở giải AFF Cup 2016, dưới sự dẫn dắt của HLV Nguyễn Hữu Thắng, Việt Nam toàn thắng Vòng bảng AFF Cup lần đầu tiên trong lịch sử với 9 điểm tuyệt đối, bao gồm chiến thắng 2-1 trước Myanmar, 1-0 trước Malaysia và 2-1 trước Campuchia. Ở vòng Bán kết, Việt Nam đối đầu với Indonesia của Alfred Riedl - cựu HLV tuyển Việt Nam. Đội để thua 1-2 trong trận Bán kết lượt đi tại Indonesia. Trong trận lượt về trên sân Mỹ Đình, Việt Nam thi đấu áp đảo trước đối phương, nhưng lại bị dẫn bàn trước do pha phá bóng sai kỹ thuật của Trần Đình Đồng tạo điều kiện cho cầu thủ Stefano Lilipaly của Indonesia sút vào lưới trống. Đến phút 75, thủ môn Nguyên Mạnh nhận tấm thẻ đỏ trực tiếp vì lỗi đánh nguội cầu thủ Indonesia khi đội đã hết quyền thay người. Giữa lúc khó khăn chồng chất, Việt Nam đã ghi liền hai bàn để vươn lên dẫn 2-1 sau 90 phút do công lần lượt của Vũ Văn Thanh và Vũ Minh Tuấn, buộc trận đấu phải bước sang hiệp phụ. Trong thế thiếu người, Việt Nam thua thêm một bàn trên chấm phạt đền khi hậu vệ Quế Ngọc Hải phải làm thủ môn bất đắc dĩ, và chấp nhận thua chung cuộc 3-4 trước Indonesia. Sau giải đấu, đội tuyển Việt Nam chia tay hai cựu binh cuối cùng từng giúp Việt Nam vô địch AFF Cup 2008 - Lê Công Vinh và Phạm Thành Lương.

Ở AFF Cup 2018, tân HLV Park Hang-seo đã sử dụng nòng cốt đội tuyển là những cầu thủ U-23 đã đoạt huy chương bạc U-23 châu Á 2018 và đứng hạng tư ASIAD 2018 như Nguyễn Công Phượng, Đoàn Văn Hậu, Nguyễn Quang Hải, Phan Văn Đức, Hà Đức Chinh,... cùng các cựu binh như Nguyễn Văn Quyết, Nguyễn Anh Đức và Nguyễn Trọng Hoàng,... Việt Nam giành được ba chiến thắng trước Lào, Malaysia, Campuchia và một trận hòa với Myanmar, đứng đầu bảng A và lọt vào bán kết. Ở bán kết, đội hạ gục Philippines cùng với tỷ số 2-1 qua hai lượt trận để giành quyền vào chung kết AFF Cup lần đầu tiên sau 10 năm, tái ngộ Malaysia. Hai đội hòa 2-2 ở lượt đi trên sân Bukit Jalil tại Malaysia. Trên sân Mỹ Đình ở lượt về, Anh Đức ghi bàn duy nhất giúp đội thắng chung cuộc 3-2 và có lần thứ hai vô địch AFF Cup.

Tại AFF Cup 2020 tổ chức tập trung tại Singapore, Việt Nam nằm ở bảng B cùng với Indonesia, Malaysia, Lào và Campuchia. Vừa trải qua sáu trận đấu ở Vòng loại thứ ba World Cup 2022 trước những đội bóng hàng đầu châu Á, thầy trò HLV Park Hang-seo được kỳ vọng sẽ dễ dàng bảo vệ ngôi vô địch khu vực. Đội giành được 10 điểm giống Indonesia nhưng phải xếp nhì bảng do kém hiệu số bàn thắng bại. Sau đó tại vòng Bán kết, Việt Nam bị loại bởi Thái Lan, đội sau đó đã giành ngôi vô địch, với tổng tỷ số 0-2. Thất bại này đã đánh dấu lần thứ tám đội tuyển Việt Nam không thể vượt qua được vòng Bán kết AFF Cup và trở thành đội bóng bị loại ở Bán kết nhiều nhất lịch sử giải.

Ở AFF Cup 2022 - giải đấu cuối cùng của HLV Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam, đội tuyển Việt Nam thể hiện quyết tâm vô địch để tri ân nhà cầm quân người Hàn Quốc, đặc biệt khi ba trụ cột quan trọng là Đỗ Hùng Dũng, Đặng Văn Lâm và Đoàn Văn Hậu, những người vắng mặt ở kỳ AFF Cup trước, trở lại sau chấn thương. Việt Nam rơi vào bảng đấu cùng với Malaysia, Singapore, Myanmar và Lào, nơi đội giành được 10 điểm và đứng nhất bảng, ghi được 12 bàn và không thủng lưới bàn nào, qua đó gặp Indonesia ở Bán kết. Trước đội bóng xứ vạn đảo, Việt Nam đã phá dớp 27 năm không thắng đối thủ này ở AFF Cup bằng chiến thắng chung cuộc 2-0 sau hai lượt trận, để tiến vào Chung kết với thành tích giữ sạch lưới trong sáu trận tại giải. Tuy nhiên, đội đã một lần nữa thất bại trước Thái Lan ở Chung kết, khi hòa 2-2 trên sân Mỹ Đình và thua 0-1 ở lượt về trên sân khách. Sau giải đấu này, đội tuyển Việt Nam đã chia tay HLV Park Hang-seo do hết hạn hợp đồng.

Tại các giải châu lục và thế giới

Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam 
Đội tuyển Việt Nam trước lượt trận thứ hai bảng D Cúp bóng đá châu Á 2019 gặp đội tuyển Iran.
Cảnh trong vòng tứ kết của Cúp bóng đá châu Á 2019. Theo chiều kim đồng hồ từ trên xuống: Đội tuyển Việt Nam với Nhật Bản tại vòng tứ kết và người hâm mộ Việt Nam trong trận đấu.

Ở vòng loại World Cup 1994, đội được đặt dưới sự dẫn dắt của Trần Bình Sự và được xếp vào ở bảng đấu có Triều Tiên, Qatar, Indonesia và Singapore. Việt Nam thắng duy nhất Indonesia loạt trận đầu sau đó thua cả bốn trận lượt về, đứng cuối bảng và không vượt qua vòng loại. Lư Đình Tuấn là cầu thủ đầu tiên ghi bàn cho Việt Nam tại Vòng loại World Cup. Tiếp đó, Việt Nam mất vé tham dự Asian Cup 1996 vì thua một đội bóng mạnh ở châu Á là Hàn Quốc. Tại Vòng loại World Cup 1998, gặp Tajikistan, Turkmenistan và Trung Quốc, đội toàn thua qua đó tiếp tục đứng cuối bảng và không vượt qua Vòng loại. Đến Asian Cup 2000, đội một lần nữa không thể tiến vào Vòng chung kết vì thua Trung Quốc.

Ở vòng loại World Cup 2002, đội hòa một, thắng ba trận trước Mông Cổ và Bangladesh và thua Ả Rập Xê Út cả hai lượt đấu, nhìn đại diện Tây Á đi tiếp.

Năm 2003, Việt Nam cử đội tuyển U-23 dự vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2004 nhằm mục đích chuẩn bị cho SEA Games vào cuối năm trên sân nhà. Đội thua Oman với tỷ số kỷ lục 0-6, thua Hàn Quốc 0-5 và thắng đội yếu nhất bảng Nepal ở loạt trận đầu. Loạt trận sau, đội bất ngờ thắng sốc Hàn Quốc 1-0, sau đó thắng Nepal rồi thua tiếp 0-2 trước Oman.

Năm 2004, Edson Tavares trở lại dẫn dắt đội nhưng thất bại ở vòng loại World Cup 2006, trước đó có chiến thắng duy nhất trước Maldives nhờ huấn luyện viên tạm quyền Nguyễn Thành Vinh.

Asian Cup 2007 là lần đầu tiên Việt Nam đồng đăng cai và dự giải đấu lớn nhất châu lục. Tại vòng bảng, đội hạ UAE 2-0 nhờ hai bàn thắng của Quang Thanh và Công Vinh, sau đó hòa Qatar 1-1 rồi thua ngược Nhật Bản 1-4. Đội lọt vào tứ kết và thua đội sau đó vô địch châu Á Iraq với tỷ số 0-2. Đoàn quân của huấn luyện viên Alfred Riedl một lần nữa tái ngộ UAE tại vòng loại World Cup 2010 nhưng đã để thua ở cả hai lượt đi và về và nhận thất bại chung cuộc với tổng tỷ số 6-0.

Ở vòng loại Asian Cup 2011, đội khởi đầu thuận lợi khi thắng Liban 3-1 trên sân nhà, nhưng sau đó chỉ có thêm hai trận hòa nữa trước Liban và Syria. Đội để thua ba trận còn lại, trong đó có trận thua Trung Quốc 1-6 trên sân khách, đành chấp nhận dừng bước. Ở vòng loại World Cup 2014, dưới sự dẫn dắt của HLV Falko Götz, đội đã đánh bại Ma Cao cả hai lượt trận ở vòng một với tổng tỷ số 13-1. Ở vòng hai, đội thua Qatar 0-3 trên sân khách và thắng đối thủ Tây Á 2-1 ở lượt về trên sân nhà, đành chấp nhận bị loại với tổng tỷ số 2-4. Ở vòng loại Asian Cup 2015, đội có đến 3 trận được tạm quyền dẫn dắt bởi HLV Nguyễn Văn Sỹ do HLV chính bận tập trung cùng đội U-23 chuẩn bị cho SEA Games 2013. Việt Nam đã để thua 5 trong tổng số 6 trận và xếp cuối bảng, chỉ thắng được trận thủ tục với Hồng Kông.

Trong chiến dịch vòng loại thứ 2 World Cup 2018, Việt Nam thua Thái Lan 0-1 và thắng Đài Loan 2-1 trên sân khách, sau đó hòa Iraq 1-1 và thua 0-3 trong trận tái đấu Thái Lan trên sân Mỹ Đình. Năm 2016, khi Nguyễn Hữu Thắng lên thay Miura Toshiya, đội đã thắng Đài Loan 4-1 trên sân nhà. Iraq, trong trận quyết định, đã hạ Việt Nam 1-0 trên sân trung lập để đi tiếp. Kết thúc ở vị trí thứ 3 trong bảng, Việt Nam lọt vào vòng 3 vòng loại Asian Cup 2019, nơi đội đối đầu với Afghanistan, Campuchia và Jordan. Đội thắng Campuchia cả hai lượt trận, hòa 4 trận còn lại trong giai đoạn biến động ở cương vị huấn luyện viên trưởng khi Nguyễn Hữu Thắng, Mai Đức Chung và Park Hang-seo lần lượt thay nhau dẫn dắt, qua đó có lần đầu tiên tham dự Asian Cup sau 12 năm.

Ở bảng D Asian Cup 2019, Việt Nam khởi đầu bằng trận thua ngược đáng tiếc trước Iraq 2-3, sau đó thua tiếp Iran 0-2 trước khi hạ Yemen 2-0 lượt đấu cuối. Toàn đội đã phải chờ đến những diễn biến cuối cùng của giai đoạn vòng bảng ở trận Liban thắng CHDCND Triều Tiên 4-1 mới có thể xác định được tấm vé đi tiếp ở vị trí cuối trong nhóm 4 đội đứng thứ 3 có thành tích tốt nhất (bằng điểm số, hiệu số bàn thắng thua và số bàn thắng với Liban nhưng hơn ở chỉ số fair-play). Ở vòng 16 đội, Việt Nam cầm hòa Jordan 1-1 trong 120 phút thi đấu chính thức và thắng 4-2 trong loạt sút luân lưu. Tuy nhiên, đội dừng bước ở tứ kết sau trận thua 0-1 trước Nhật Bản. Đây là lần thứ hai đội tuyển đi tới trận tứ kết của Asian Cup, nhưng đặc biệt hơn so với năm 2007 bởi đây là lần đầu tiên đội có một trận thắng ở vòng loại trực tiếp của một giải đấu châu lục không tổ chức trên sân nhà.

Ở Vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á giai đoạn hai, Việt Nam được xếp vào bảng G – một bảng đấu được coi là kỳ lạ khi đội nằm chung bảng với những đối thủ quen thuộc ở khu vực bao gồm Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Đội duy nhất không thuộc Đông Nam Á ở bảng này là UAE, cũng là một đối thủ có duyên nợ với đội tuyển Việt Nam. Qua 5 trận đầu tiên, đội thắng 3 và hòa 0-0 cả hai lượt trận trước Thái Lan, được 11 điểm và đứng nhất bảng đấu. Sau khi vòng loại bị hoãn gần hai năm vì đại dịch COVID-19, Việt Nam chơi nốt ba trận còn lại tại Dubai, nơi đội thắng thêm hai trận trước Indonesia (4-0) và Malaysia (2-1), sau đó để thua chủ nhà UAE 2-3 và xếp thứ hai chung cuộc với 17 điểm. Xét các đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sau khi loại kết quả với đội cuối bảng (trừ 6 điểm do CHDCND Triều Tiên bất ngờ rút khỏi giải), đội tuyển Việt Nam được 11 điểm, đứng thứ 4 trong 8 đội nhì bảng. Do 5 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sẽ được đi tiếp, Việt Nam đã giành quyền vào vòng loại World Cup 2022 giai đoạn ba, đồng thời sớm đoạt vé tham dự vòng chung kết Asian Cup 2023.

Ở Vòng loại thứ ba, Việt Nam nằm ở bảng B cùng với Nhật Bản, Úc, Ả Rập Xê Út, Trung Quốc và Oman. Trong lần đầu tiên tham dự vòng loại cuối cùng, đội đã chơi nỗ lực dù toàn thua 7 trận đầu. Ở lượt trận thứ tám, đội đánh bại Trung Quốc 3-1 trên sân nhà Mỹ Đình, qua đó có lần đầu tiên thắng được đối thủ này. Việt Nam kết thúc chiến dịch vòng loại của mình bằng trận hòa 1-1 trước Nhật Bản trên sân khách Saitama, qua đó giành được 4 điểm sau 10 trận và xếp cuối bảng.

Ở vòng chung kết Asian Cup 2023, Việt Nam rơi vào bảng D cùng với Nhật Bản, Iraq và đối thủ cùng khu vực Indonesia. Đây là giải đấu không thành công của đội tuyển Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Philippe Troussier khi đội để thua cả ba trận và bị loại sớm với vị trí cuối bảng. Mặc dù chơi không tồi trong trận thua 2-4 trước Nhật Bản, Việt Nam gây thất vọng lớn khi để thua Indonesia 0-1, qua đó sớm bị loại dù còn một lượt trận. Đội sau đó thua tiếp Iraq 2-3 ở lượt cuối vòng bảng và sớm dừng bước với vị trí cuối bảng D. Đây là lần đầu tiên Việt Nam bị loại ngay từ vòng bảng Asian Cup với tư cách một quốc gia thống nhất, sau khi lọt vào đến tứ kết trong cả hai lần tham dự trước đó.

Ở vòng loại World Cup 2026 giai đoạn hai, Việt Nam rơi vào bảng F gặp Iraq cùng với Indonesia và Philippines, hai đối thủ quen thuộc của Việt Nam ở Đông Nam Á. Được dự đoán sẽ không mấy khó khăn để chiếm một trong hai vị trí đầu bảng và giành vé đi tiếp, Việt Nam lại thi đấu tệ hại khi chỉ có một chiến thắng 2-0 trước Philippines trên sân khách sau bốn trận đầu tiên của vòng loại, còn lại là ba trận thua, trong đó có hai trận thua liên tiếp trước Indonesia trong vòng năm ngày khiến cơ hội đi tiếp của đội gần như không còn. Kết quả kém cỏi này buộc VFF phải sớm chấm dứt hợp đồng với HLV Troussier, dù trên lý thuyết đội vẫn còn hai trận nữa.

Hình ảnh Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam

Trang phục thi đấu

Màu áo đấu truyền thống của đội tuyển Việt Nam là màu đỏ, tượng trưng cho màu quốc kỳ, còn màu áo đấu phụ của đội là màu trắng (trừ năm 1993, 1994, 1995 và 1998 là màu vàng).

Giai đoạn 2008-2010 dưới thời huấn luyện viên Henrique Calisto, đội tuyển Việt Nam cũng như đội tuyển U-23 lại thường sử dụng màu trắng như màu áo chính do niềm tin vào sự may mắn, như tại hai lượt trận chung kết AFF Cup 2008 và môn bóng đá nam SEA Games 2009.

Giai đoạn Hãng cung cấp trang phục
1995-2004 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  adidas
2006-2008 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Li-Ning
2009-2014 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Nike
2014-2023 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Grand Sport
2024- Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Jogarbola

Biểu tượng

Khác với hầu hết các đội tuyển Quốc gia khác thường in biểu tượng của Liên đoàn/Hiệp hội bóng đá hoặc Quốc huy của quốc gia đó lên áo đấu, quốc kỳ cờ đỏ sao vàng thường được in trên ngực trái áo đấu của đội tuyển Việt Nam (mặc dù trong những năm 1998-1999, họ đã sử dụng logo (cũ) của VFF trên áo đấu). Trên thế giới ngoài Việt Nam ra chỉ có một vài đội bóng làm điều tương tự như Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên hay Thổ Nhĩ Kỳ.

Năm 2016, lấy ý tưởng từ biệt danh "Rồng vàng", biểu tượng "Rồng nhả Ngọc" với hình viên ngọc cách điệu thành quả bóng đã được thiết kế và được VFF sử dụng để lấy ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện huy hiệu chính thức cho đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, thiết kế đã nhận phải những phản hồi tiêu cực từ giới truyền thông và người hâm mộ, thậm chí hình ảnh con rồng trong huy hiệu cũng bị cho là "giống rồng của Bảy viên ngọc rồng". Dù VFF thông qua biểu tượng con rồng nói trên làm biểu tượng chính thức cho đội tuyển vào tháng 12 năm 2017, nó không được sử dụng chính thức dù chỉ một lần. Hình quốc kỳ vẫn được in trên áo đấu, còn logo của VFF được in trên đồ dùng khác của đội tuyển (cặp, túi, mũ, khẩu trang,...) và được sử dụng trên các phương tiện truyền thông cho đội tuyển (banner họp báo, biển quảng cáo, mạng xã hội, bảng điện tử ở sân vận động, băng đội trưởng trong các trận giao hữu...). Trên thực tế, các Liên đoàn hay Hiệp hội bóng đá của các Quốc gia khác thường in biểu trưng đồng bộ lên tất cả áo đấu của các đội tuyển bóng đá nam và nữ (cả đội tuyển Quốc gia và đội tuyển theo các lứa tuổi), đội tuyển futsal và đội tuyển bóng đá bãi biển, do vậy với biểu trưng con rồng vốn ban đầu chỉ thiết kế riêng cho đội tuyển Quốc gia nam, việc in nó lên áo hay sử dụng nó làm biểu trưng cho bất kỳ đội tuyển bóng đá Quốc gia nào của Việt Nam (dù là chỉ riêng đội tuyển Quốc gia nam) đều là điều không hợp lý.

Biệt danh

Cơ quan quản lý hình ảnh của đội tuyển là VFF sử dụng biệt danh chính thức cho đội tuyển là Những Chiến Binh Sao Vàng (tiếng Anh: Golden Star Warriors), dựa theo ngôi sao của Quốc kỳ .

Tài trợ

Tài trợ cho đội tuyển có Acecook, Yanmar, Honda, Sony, Bia Saigon, Coca-Cola, Vinamilk, Kao, Herbalife Nutrition, TNI Corporation và một số nhà tài trợ phụ khác.

Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam 
Các cổ động viên Việt Nam tại AFC Asian Cup 2019, trong trang phục áo cờ đỏ sao vàng, giống với quốc kỳ.

Cổ động viên

Hai hội cổ động viên lớn cho đội tuyển quốc gia là Hội Cổ động viên bóng đá Việt Nam (VFS, tiếng Anh: Vietnam Football Supporters) được thành lập vào năm 2014 và Hội Cổ động viên Sao vàng Việt Nam (VGS, tiếng Anh: Vietnam Golden Stars) được thành lập vào năm 2017.

Mỗi khi đội tuyển quốc gia giành chiến thắng trong các trận đấu lớn, đường phố thường bị áp đảo bởi những đám đông người Việt Nam hát vang các bài hát mang đậm tính dân tộc. Sự cuồng nhiệt của người hâm mộ tại đây còn thể hiện ngay cả trong các giải đấu nhỏ, chẳng hạn như khi Việt Nam giành được vị trí á quân tại giải đấu U-23 châu Á 2018. Tuy nhiên cổ động viên Việt Nam với tinh thần "chỉ yêu bóng đá chiến thắng", sẵn sàng chỉ trích, thậm chí xúc phạm đội tuyển và cả huấn luyện viên trên mạng xã hội mỗi khi đội tuyển thất bại.

Đa phần các cổ động viên Việt Nam chưa có thói quen mua và mặc áo đấu chính thức của đội tuyển quốc gia như cổ động viên ở nhiều nước khác. Họ thường mua và mặc áo cờ đỏ sao vàng (giống quốc kỳ) với giá rẻ hoặc mua áo đấu không chính hãng khi đi xem và cổ vũ. Thực tế, việc mua áo chính thức của đội tuyển là một nguồn thu không nhỏ góp phần vào kinh phí cho các đội tuyển quốc gia.

Sân nhà

Sân nhà của đội trước năm 2003 là sân Hàng Đẫy, sau đó chuyển sang Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình ở quận Nam Từ Liêm của Hà Nội, được xây dựng để phục vụ cho SEA Games 22. Đội cũng thi đấu ở sân Thống Nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh trong một số trận giao hữu hay vòng loại. Đôi khi, đội tuyển Việt Nam cũng chọn sân ở những địa phương khác nhau để đá giao hữu, như sân Lạch Tray ở Hải Phòng, sân Thiên Trường ở Nam Định và sân Gò Đậu ở Bình Dương.

Kình địch Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam

Đội tuyển Việt Nam có sự kình địch chủ yếu với các đối thủ thuộc khu vực Đông Nam Á, bắt nguồn từ sự gần gũi về mặt địa lý giữa các quốc gia, trong đó đáng chú ý nhất là các cuộc đối đầu với Thái Lan, Indonesia và Malaysia.

Thái Lan

Thái Lan với bề dày thành tích vượt trội ở Đông Nam Á luôn được xem là đối thủ lớn nhất của Việt Nam ở các giải đấu khu vực kể từ khi bóng đá Việt Nam quay lại đấu trường quốc tế vào năm 1991. Trong giai đoạn này, bóng đá Việt Nam thường xuyên bị Thái Lan lấn át về thành tích đối đầu lẫn danh hiệu, đặc biệt là hai thất bại liên tiếp trong hai trận chung kết SEA Games các năm 1995 và 1999, cùng với những trận thua tâm phục khẩu phục ở AFF Cup và vòng loại World Cup. Điều đó khiến các phương tiện truyền thông và người hâm mộ trong nước, với sự tị nạnh rất cao, thường đem đội tuyển đi so sánh với Thái Lan và luôn muốn Việt Nam phải hơn Thái Lan ở mọi phương diện, dù là ở giải giao hữu, giải trẻ (SEA Games), giải đấu nhỏ (AFF Cup), vòng loại của các giải lớn hơn (AFC Asian Cup, FIFA World Cup), hay so bì ngay cả trên bảng xếp hạng FIFA. Thậm chí, tư tưởng "ăn thua" và "so bì" với Thái Lan của giới truyền thông và người hâm mộ còn lan đến cả bóng đá nữ và futsal. Đối với họ, không cần biết sức mạnh đội tuyển Việt Nam so với châu Á hay thế giới như thế nào, tiến bộ được bao nhiêu, chỉ cần Việt Nam mạnh nhất ở Đông Nam Á hoặc hơn Thái Lan là đủ.

Kể từ khi tái hội nhập với bóng đá quốc tế năm 1991, Việt Nam đã đối đầu với Thái Lan 28 trận ở cấp độ đội tuyển quốc gia, nhưng hoàn toàn lép vế khi chỉ có 3 chiến thắng, còn lại là 9 trận hòa và 16 trận thua. Thậm chí, Việt Nam chưa bao giờ giành chiến thắng trước Thái Lan trên sân Mỹ Đình, sân nhà chính của đội, dù từng đánh bại Thái Lan 3-0 trên sân Hàng Đẫy ở AFF Cup 1998 - trận thắng đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam thắng được Thái Lan. Chiến thắng 2-1 trên sân vận động Rajamangala ngày 24 tháng 12 năm 2008 trong khuôn khổ chung kết lượt đi AFF Cup 2008 là lần gần nhất Việt Nam thắng Thái Lan ở một giải đấu chính thức, và từ đó đến nay đội chỉ thắng được đối thủ kỵ giơ này thêm một lần ở giải giao hữu King's Cup 2019 với tỷ số 1-0. Lần gần nhất hai đội gặp nhau là ở chung kết AFF Cup 2022, nơi Thái Lan đánh bại Việt Nam bằng trận hòa 2-2 ở lượt đi trên sân Mỹ Đình và thắng 1-0 ở lượt về trên sân Thammasat.

Indonesia

Indonesia được xem là đối thủ khó chịu và nhiều duyên nợ nhất với đội tuyển Việt Nam. Trong suốt giai đoạn 20 năm từ 1999 đến 2019, Việt Nam chỉ hòa và thua khi đối đầu với Indonesia tại các giải đấu chính thức. Chuỗi trận không thắng này bắt đầu kể từ sau trận thắng 1-0 trước Indonesia ngày 12 tháng 8 năm 1999 tại bán kết SEA Games 1999, và kéo dài qua 12 trận với 7 trận hòa và 5 trận thua, trước khi chấm dứt bằng chiến thắng 3-1 trên sân của Indonesia ngày 15 tháng 10 năm 2019 tại vòng loại thứ hai của World Cup 2022, cũng là lần đầu tiên Việt Nam thắng được đội bóng xứ vạn đảo trên sân khách. Trong giai đoạn này, Việt Nam chỉ có một lần thắng Indonesia 3-2 trong trận đấu giao hữu trên sân Mỹ Đình ngày 8 tháng 11 năm 2016.

Hiện tại, Việt Nam đang có thành tích đối đầu bất lợi hơn Indonesia với 8 trận thắng, 11 trận thua, còn lại là 11 trận hòa, sau 30 lần đối đầu kể từ năm 1991. Đây là đối thủ Đông Nam Á duy nhất mà Việt Nam từng đối đầu ở Cúp bóng đá châu Á, khi thất bại 0-1 ở vòng bảng giải đấu năm 2023. Tại cuộc đối đầu gần nhất giữa hai đội tại vòng loại thứ hai World Cup 2026, Việt Nam đã gây thất vọng khi để thua Indonesia cả hai lượt trận, bao gồm các trận thua 0-1 trên sân Bung Karno và 0-3 trên sân Mỹ Đình.

Singapore

Khi Singapore vẫn còn là một thế lực của bóng đá Đông Nam Á cho đến năm 2012 nhờ chính sách sử dụng nhiều cầu thủ nhập tịch, đội tuyển nước này được xem là một đối trọng lớn của Việt Nam ở sân chơi AFF Cup. Hai đội đã đối đầu với nhau 19 trận kể từ năm 1991, trong đó Việt Nam chiếm ưu thế với 8 trận thắng, 7 trận hòa và 4 trận thua. Sau thất bại 0-1 trước Singapore trong trận chung kết AFF Cup 1998, Việt Nam duy trì chuỗi trận bất bại trước Singapore cho đến nay, bao gồm chiến thắng trước đối thủ này ở bán kết AFF Cup 2008, giải đấu mà Việt Nam vô địch. Điều đáng chú ý là bên cạnh 7 lần hai đội bất phân thắng bại, hầu hết các trận mà Việt Nam hoặc Singapore giành chiến thắng đều có cách biệt rất sít sao. Với sự sa sút của bóng đá Singapore trong hơn một thập niên qua, các cuộc đối đầu giữa hai đội dần trở nên ít được quan tâm hơn. Trong lần gần nhất đối đầu ở một giải đấu chính thức, Việt Nam bị Singapore cầm hòa 0-0 ở vòng bảng AFF Cup 2022.

Malaysia

Cùng với Thái Lan và Indonesia, Malaysia được xem là một trong ba đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam ở các giải đấu khu vực Đông Nam Á. Khác với hai đối thủ trên, Việt Nam tỏ ra áp đảo về thành tích đối đầu trước người Mã với 15 trận thắng, ba trận hòa và chỉ năm lần thất bại trong 23 lần chạm trán với đối thủ này kể từ năm 1991. Hai đội từng đối đầu trong trận chung kết AFF Cup 2018, với chiến thắng chung cuộc 3-2 dành cho Việt Nam. Đội cũng đang duy trì mạch trận bất bại trước Malaysia kể từ năm 2014, với chiến thắng 3-0 trong lần chạm trán gần đây nhất ở vòng bảng AFF Cup 2022. Thất bại gần đây nhất của Việt Nam diễn ra trên sân Mỹ Đình trong trận bán kết lượt về AFF Suzuki Cup 2014 với tỷ số 2-4.

Thành phần ban huấn luyện Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam

Vị trí Họ tên
Trưởng đoàn Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Đoàn Anh Tuấn
Huấn luyện viên trưởng Trống
Trợ lý huấn luyện viên
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Trương Đình Luật
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Mai Xuân Hợp
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Ngô Tuấn Vinh
Huấn luyện viên thủ môn Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Ngô Việt Trung
Huấn luyện viên thể lực Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Cédric Roger
Bác sĩ Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Trần Anh Tuấn
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Trần Huy Thọ
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Tuấn Nguyên Giáp
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Lê Xuân An
Phiên dịch viên Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hoàng Xuân Bách
Chuyên gia phân tích trận đấu Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Lê Minh Dũng
Săn sóc viên Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Đinh Kim Tuấn
Giám đốc kĩ thuật Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Koshida Takeshi

Cầu thủ Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam

Dưới đây là danh sách 28 cầu thủ được triệu tập để chuẩn bị cho hai trận đấu gặp Indonesia ở vòng loại World Cup 2026 vào các ngày 21 và 26 tháng 3 năm 2024.
Số lần ra sân và số bàn thắng được cập nhật đến ngày 26 tháng 3 năm 2024 sau trận đấu với Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Indonesia ở vòng loại World Cup 2026.

Số VT Cầu thủ Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam Ngày sinh (tuổi) Trận Bàn Câu lạc bộ
1 1TM Filip Nguyễn 14 tháng 9, 1992 (31 tuổi) 5 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Công an Hà Nội
21 1TM Nguyễn Đình Triệu 4 tháng 11, 1991 (32 tuổi) 1 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hải Phòng
23 1TM Nguyễn Văn Việt 12 tháng 7, 2002 (21 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Sông Lam Nghệ An

2 2HV Lê Ngọc Bảo 29 tháng 3, 1998 (26 tuổi) 1 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Quy Nhơn Bình Định
3 2HV Võ Minh Trọng 24 tháng 10, 2001 (22 tuổi) 10 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Becamex Bình Dương
4 2HV Bùi Tiến Dũng 2 tháng 10, 1995 (28 tuổi) 49 1 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Viettel
7 2HV Phạm Xuân Mạnh 27 tháng 3, 1996 (28 tuổi) 11 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hà Nội
12 2HV Phan Tuấn Tài 7 tháng 1, 2001 (23 tuổi) 14 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Viettel
13 2HV Hồ Tấn Tài 6 tháng 11, 1997 (26 tuổi) 26 4 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Công an Hà Nội
17 2HV Vũ Văn Thanh 14 tháng 4, 1996 (28 tuổi) 49 5 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Công an Hà Nội
20 2HV Bùi Hoàng Việt Anh 1 tháng 1, 1999 (25 tuổi) 21 1 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Công an Hà Nội
2HV Nguyễn Thành Chung 8 tháng 9, 1997 (26 tuổi) 21 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hà Nội
2HV Nguyễn Thanh Bình 2 tháng 11, 2000 (23 tuổi) 20 1 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Viettel

5 3TV Phạm Văn Luân 26 tháng 5, 1999 (24 tuổi) 1 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Công an Hà Nội
6 3TV Nguyễn Đức Chiến 24 tháng 8, 1998 (25 tuổi) 3 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Viettel
8 3TV Đỗ Hùng Dũng (đội trưởng) 8 tháng 9, 1993 (30 tuổi) 42 1 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hà Nội
10 3TV Lê Phạm Thành Long 5 tháng 6, 1996 (27 tuổi) 6 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Công an Hà Nội
14 3TV Nguyễn Hoàng Đức 11 tháng 1, 1998 (26 tuổi) 34 2 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Viettel
16 3TV Nguyễn Thái Sơn 13 tháng 7, 2003 (20 tuổi) 12 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Đông Á Thanh Hóa
18 3TV Triệu Việt Hưng 19 tháng 1, 1999 (25 tuổi) 2 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hải Phòng
19 3TV Nguyễn Quang Hải 12 tháng 4, 1997 (27 tuổi) 59 11 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Công an Hà Nội
3TV Triệu Việt Hưng 19 tháng 1, 1997 (27 tuổi) 3 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Haiphong
3TV Trần Ngọc Sơn 27 tháng 1, 2003 (21 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Thép Xanh Nam Định

9 4 Nguyễn Văn Toàn 12 tháng 4, 1996 (28 tuổi) 62 7 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Thép Xanh Nam Định
11 4 Nhâm Mạnh Dũng 12 tháng 4, 2000 (24 tuổi) 2 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Viettel
15 4 Nguyễn Đình Bắc 19 tháng 8, 2004 (19 tuổi) 10 2 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Quảng Nam
22 4 Nguyễn Tiến Linh 20 tháng 10, 1997 (26 tuổi) 45 18 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Becamex Bình Dương
4 Nguyễn Văn Tùng 2 tháng 6, 2001 (22 tuổi) 5 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hà Nội

Từng triệu tập

Những cầu thủ sau đây đã được gọi cho đội trong vòng 12 tháng qua.

Vt Cầu thủ Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam Ngày sinh (tuổi) Số trận Bt Câu lạc bộ Lần cuối triệu tập
TM Đặng Văn Lâm 13 tháng 8, 1993 (30 tuổi) 41 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Quy Nhơn Bình Định Cúp bóng đá châu Á 2023PRE INJ
TM Cao Văn Bình 8 tháng 1, 2005 (19 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Sông Lam Nghệ An v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Philippines, 16 tháng 11 năm 2023PRE
TM Phạm Văn Phong 3 tháng 6, 1993 (30 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Viettel v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Palestine, 11 tháng 9 năm 2023
TM Trần Minh Toàn 21 tháng 1, 1996 (28 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Becamex Bình Dương v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Syria, 20 tháng 6 năm 2023PRE
TM Trần Nguyên Mạnh 20 tháng 12, 1991 (32 tuổi) 33 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Thép Xanh Nam Định v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hồng Kông, 15 tháng 6 năm 2023
TM Nguyễn Văn Toản 26 tháng 11, 1999 (24 tuổi) 1 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hải Phòng Đợt tập trung tháng 3 năm 2023

HV Đỗ Duy Mạnh 29 tháng 9, 1996 (27 tuổi) 56 1 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hà Nội v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Indonesia, 21 tháng 3 năm 2024 INJ
HV Giáp Tuấn Dương 7 tháng 9, 2002 (21 tuổi) 4 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Công an Hà Nội v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Indonesia, 21 tháng 3 năm 2024 PRE
HV Quế Ngọc Hải (đội phó) 15 tháng 5, 1993 (30 tuổi) 76 6 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Becamex Bình Dương Cúp bóng đá châu Á 2023PRE INJ
HV Lương Duy Cương 7 tháng 11, 2001 (22 tuổi) 1 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  SHB Đà Nẵng v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Philippines, 16 tháng 11 năm 2023PRE
HV Nguyễn Quang Huy 20 tháng 12, 2004 (19 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Bà Rịa – Vũng Tàu v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Philippines, 16 tháng 11 năm 2023PRE
HV Đoàn Văn Hậu 19 tháng 4, 1999 (25 tuổi) 36 1 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Công an Hà Nội v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Trung Quốc, 10 tháng 10 năm 2023PRE INJ
HV Đặng Tuấn Phong 7 tháng 2, 2003 (21 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Viettel v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Trung Quốc, 10 tháng 10 năm 2023PRE
HV Nguyễn Đức Anh 15 tháng 5, 2003 (20 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hà Nội v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Trung Quốc, 10 tháng 10 năm 2023PRE
HV Đỗ Thanh Thịnh 18 tháng 8, 1998 (25 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Quy Nhơn Bình Định Cúp bóng đá châu Á 2023PRE
HV Hồ Văn Cường 15 tháng 1, 2003 (21 tuổi) 3 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Công an Hà Nội Cúp bóng đá châu Á 2023PRE
HV Phạm Trung Hiếu 2 tháng 9, 1998 (25 tuổi) 1 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hải Phòng v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Palestine, 11 tháng 9 năm 2023
HV Hoàng Thái Bình 21 tháng 1, 1998 (26 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Đông Á Thanh Hóa v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Palestine, 11 tháng 9 năm 2023PRE
HV Bùi Tiến Dụng 23 tháng 11, 1998 (25 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Công an Hà Nội v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Syria, 20 tháng 6 năm 2023PRE
HV Adriano Schmidt 9 tháng 5, 1994 (29 tuổi) 1 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Quy Nhơn Bình Định v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hồng Kông, 15 tháng 6 năm 2023PRE
HV Nguyễn Phong Hồng Duy 13 tháng 6, 1996 (27 tuổi) 32 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Thép Xanh Nam Định v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hồng Kông, 15 tháng 6 năm 2023

TV Trương Tiến Anh 25 tháng 4, 1999 (24 tuổi) 8 1 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Viettel v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Indonesia, 21 tháng 3 năm 2024 PRE
TV Nguyễn Hai Long 27 tháng 8, 2000 (23 tuổi) 2 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hà Nội v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Indonesia, 21 tháng 3 năm 2024 PRE
TV Nguyễn Tuấn Anh 16 tháng 5, 1995 (28 tuổi) 44 1 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hoàng Anh Gia Lai Cúp bóng đá châu Á 2023
TV Hà Văn Phương 7 tháng 1, 2001 (23 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Công an Hà Nội v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Philippines, 16 tháng 11 năm 2023PRE
TV Trần Mạnh Quỳnh 18 tháng 1, 2001 (23 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Sông Lam Nghệ An v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Philippines, 16 tháng 11 năm 2023PRE
TV Trần Nam Hải 5 tháng 2, 2004 (20 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Sông Lam Nghệ An v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Philippines, 16 tháng 11 năm 2023PRE
TV Nguyễn Thái Quốc Cường 6 tháng 3, 2004 (20 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Bà Rịa – Vũng Tàu v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Philippines, 16 tháng 11 năm 2023PRE
TV Nguyễn Đức Phú 13 tháng 1, 2003 (21 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  PVF–CAND v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Trung Quốc, 10 tháng 10 năm 2023PRE
TV Lâm Ti Phông 1 tháng 2, 1996 (28 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Đông Á Thanh Hóa v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Palestine, 11 tháng 9 năm 2023
TV Nguyễn Hữu Sơn 27 tháng 9, 1996 (27 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hải Phòng v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Palestine, 11 tháng 9 năm 2023PRE
TV Dương Văn Hào 15 tháng 2, 1997 (27 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Viettel v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Palestine, 11 tháng 9 năm 2023PRE
TV Nguyễn An Khánh (Andrej Nguyen) 15 tháng 3, 2005 (19 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Sigma Olomouc v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Palestine, 11 tháng 9 năm 2023PRE
TV Hoàng Văn Toản 1 tháng 4, 2001 (23 tuổi) 2 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Công an Hà Nội Cúp bóng đá châu Á 2023PRE INJ
TV Châu Ngọc Quang 1 tháng 2, 1996 (28 tuổi) 5 1 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hoàng Anh Gia Lai v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Syria, 20 tháng 6 năm 2023
TV Nguyễn Hải Huy 18 tháng 6, 1991 (32 tuổi) 2 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Becamex Bình Dương v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Syria, 20 tháng 6 năm 2023
TV Bùi Văn Đức 15 tháng 3, 1997 (27 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hồng Lĩnh Hà Tĩnh v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hồng Kông, 15 tháng 6 năm 2023PRE
TV Nguyễn Trọng Long 6 tháng 1, 2000 (24 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Công an Hà Nội v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hồng Kông, 15 tháng 6 năm 2023PRE
TV Phan Văn Đức 11 tháng 4, 1996 (28 tuổi) 42 5 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Công an Hà Nội Đợt tập trung tháng 3 năm 2023INJ
TV Lê Văn Đô 7 tháng 8, 2001 (22 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  PVF–CAND Cúp bóng đá châu Á 2023PRE

Nguyễn Công Phượng 21 tháng 1, 1995 (29 tuổi) 56 12 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Yokohama F.C. v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Indonesia, 21 tháng 3 năm 2024 INJ
Nguyễn Văn Quyết 1 tháng 7, 1991 (32 tuổi) 59 17 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hà Nội v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Iraq, 21 tháng 11 năm 2023PRE
Nguyễn Thanh Nhàn 28 tháng 7, 2003 (20 tuổi) 1 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  PVF–CAND Cúp bóng đá châu Á 2023PRE INJ
Bùi Vĩ Hào 24 tháng 2, 2003 (21 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Becamex Bình Dương Cúp bóng đá châu Á 2023PRE
Võ Nguyên Hoàng 7 tháng 2, 2002 (22 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Đông Á Thanh Hóa v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Philippines, 16 tháng 11 năm 2023PRE
Vũ Quang Nam 22 tháng 8, 1992 (31 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hồng Lĩnh Hà Tĩnh v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Palestine, 11 tháng 9 năm 2023
Đinh Thanh Bình 19 tháng 3, 1998 (26 tuổi) 2 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hoàng Anh Gia Lai v. Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Palestine, 11 tháng 9 năm 2023PRE}}
Phạm Tuấn Hải 19 tháng 5, 1998 (25 tuổi) 27 5 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hà Nội Cúp bóng đá châu Á 2023
Nguyễn Văn Trường 9 tháng 10, 2003 (20 tuổi) 0 0 Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hà Nội Cúp bóng đá châu Á 2023

Ghi chú:

Các trận đấu gần đây Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam

Dưới đây là kết quả các trận đã đấu trong 12 tháng qua, cũng như bất kỳ trận đấu nào đã được lên lịch trong tương lai.

2023

v Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hồng Kông
v Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Syria
v Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Palestine
v Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Việt Nam
v Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Uzbekistan
v Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Việt Nam
v Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Việt Nam
v Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Iraq

2024

v Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Việt Nam
v Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Việt Nam
v Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Indonesia
v Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Việt Nam
v Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Việt Nam
v Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Indonesia
v Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Việt Nam

Thống kê thành tích quốc tế Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam

Giải vô địch bóng đá thế giới

Vòng chung kết Vòng loại
Năm Kết quả ST T H B BT BB ST T H B BT BB
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  1994 Không vượt qua vòng loại 8 1 0 7 4 18
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  1998 6 0 0 6 2 21
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2002 6 3 1 2 9 9
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2006 6 1 1 4 5 9
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2010 2 0 0 2 0 6
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2014 4 3 0 1 15 5
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2018 6 2 1 3 7 8
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2022 18 6 3 9 21 24
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2026 4 1 0 3 2 5
Tổng 56 16 6 34 63 99

Cúp bóng đá châu Á

Vòng chung kết Vòng loại
Năm Kết quả ST T H B BT BB ST T H B BT BB
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  1996 Không vượt qua vòng loại 3 2 0 1 13 5
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2000 3 2 0 1 14 2
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2004 6 3 0 3 8 13
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2007 Tứ kết 4 1 1 2 4 7 Chủ nhà
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2011 Không vượt qua vòng loại 6 1 2 3 6 11
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2015 6 1 0 5 5 15
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2019 Tứ kết 5 1 1 3 5 7 12 4 5 3 16 11
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2023 Vòng bảng 3 0 0 3 4 8 8 5 2 1 13 5
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2027 Chưa xác định 4 1 0 3 2 5
Tổng 2 lần Tứ kết 12 2 2 8 13 22 44 18 9 19 70 62

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á
Năm Kết quả ST T H B BT BB
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  1996 Hạng ba 6 3 2 1 14 10
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  1998 Á quân 5 3 1 1 8 2
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2000 Hạng tư 6 3 1 2 14 6
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2002 Hạng ba 6 4 1 1 21 12
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2004 Vòng bảng 4 2 1 1 13 5
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2007 Bán kết 5 1 3 1 10 3
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2008 Vô địch 7 4 2 1 11 6
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2010 Bán kết 5 2 1 2 8 5
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2012 Vòng bảng 3 0 1 2 2 5
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2014 Bán kết 5 3 1 1 12 8
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2016 Bán kết 5 3 1 1 8 6
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2018 Vô địch 8 6 2 0 15 4
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2020 Bán kết 6 3 2 1 9 2
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  2022 Á quân 8 4 3 1 16 3
Tổng 2 lần vô địch 79 41 22 16 161 77

Á vận hội

Kể từ năm 2002, giải bóng đá Asian Games chỉ dành cho đội tuyển U23

Đại hội Thể thao Đông Nam Á

Thành tích đối đầu với các quốc gia

  • Cập nhật lần cuối ngày 26 tháng 3 năm 2024.

      Đối đầu tốt hơn       Đối đầu cân bằng       Đối đầu kém hơn

Thống kê cầu thủ Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam

Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam 
Lê Công Vinh đang là cầu thủ nắm giữ cả hai kỷ lục thi đấu nhiều nhất và ghi nhiều bàn thắng nhất cho đội tuyển Việt Nam.
  • Những cầu thủ được in đậm là những cầu thủ đang tiếp tục thi đấu cho đội tuyển Việt Nam.
Thi đấu nhiều nhất
Thứ hạng Cầu thủ Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam Số trận Thời gian thi đấu
1 Lê Công Vinh 83 2004–2016
2 Phạm Thành Lương 78 2008–2016
3 Quế Ngọc Hải 76 2014–nay
4 Nguyễn Trọng Hoàng 74 2009–2022
5 Nguyễn Minh Phương 73 2002–2010
6 Lê Tấn Tài 63 2006–2014
7 Nguyễn Văn Toàn 62 2016–nay
8 Nguyễn Quang Hải 60 2017–nay
9 Nguyễn Văn Quyết 59 2011–nay
10 Nguyễn Công Phượng 56 2015–nay
Ghi nhiều bàn thắng nhất
Thứ hạng Cầu thủ Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam Số bàn thắng Số trận khoác áo Hiệu suất Bàn đầu–cuối Thời gian thi đấu
1 Lê Công Vinh 51 83 0.61 20/8/2004–26/11/2016 2004-2016
2 Lê Huỳnh Đức 27 51 0.53 4/1/1995–23/12/2002 1993-2004
3 Nguyễn Hồng Sơn 18 37 0.49 30/4/1993–17/2/2001 1993-2001
Nguyễn Tiến Linh 18 45 0.4 24/11/2018–13/1/2023 2018-nay
5 Nguyễn Văn Quyết 16 59 0.27 29/6/2011–27/9/2022 2011-nay
6 Phan Thanh Bình 13 31 0.42 27/9/2003–10/12/2008 2003-2009
7 Nguyễn Anh Đức 12 36 0.33 24/6/2007–5/6/2019 2006-2019
Nguyễn Trọng Hoàng 12 74 0.16 31/5/2009–23/11/2016 2009-2022
Nguyễn Công Phượng 12 56 0.21 8/11/2016–11/09/2023 2015-nay
10 Nguyễn Quang Hải 11 59 0.18 5/9/2017-24/1/2024 2017-nay

Các đội trưởng

Đội trưởng Thời gian
Đỗ Hùng Dũng 2022–nay
Quế Ngọc Hải 2018–2021
Nguyễn Văn Quyết 2017–2018
Lê Công Vinh 2014–2016
Lê Tấn Tài 2013–2014
Nguyễn Minh Đức 2012–2013
Phan Văn Tài Em 2008, 2011
Nguyễn Minh Phương 2004–2007, 2009–2010
Lê Huỳnh Đức 2000–2004
Trần Công Minh 1996–2000
Nguyễn Mạnh Cường 1995–1996

Thống kê huấn luyện viên Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam

Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam 
Park Hang-seo, người được coi là nhà cầm quân thành công nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam.
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam 
Henrique Calisto, huấn luyện viên đã mang về danh hiệu quốc tế đầu tiên cho đội tuyển Việt Nam - chức vô địch AFF Cup 2008
Danh sách huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam từ năm 1991 đến nay
Huấn luyện viên Ngày bắt đầu Ngày kết thúc Lý do ra đi Tr T H B BT BB %Thắng Thành tích
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Philippe Troussier 1 tháng 3 năm 2023 26 tháng 3 năm 2024 Bị sa thải 14 &00000000000000190000004 &00000000000000140000000 &000000000000001300000010 &000000000000004100000011 &000000000000003100000025 28,57
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Park Hang-seo 11 tháng 10 năm 2017 31 tháng 1 năm 2023 Hết hợp đồng 46 &000000000000001900000019 &000000000000001400000014 &000000000000001300000013 &000000000000004100000041 &000000000000003100000031 0&000000000000004129999941,30 Vô địch AFF Cup 2018
Tứ kết Asian Cup 2019
Bán kết AFF Cup 2020
Á quân AFF Cup 2022
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Mai Đức Chung (tạm quyền lần 3) 24 tháng 8 năm 2017 11 tháng 10 năm 2017 2 &00000000000000020000002 &00000000000000000000000 &00000000000000000000000 &00000000000000070000007 &00000000000000010000001 &0000000000000100000000100,00
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Nguyễn Hữu Thắng 3 tháng 3 năm 2016 24 tháng 8 năm 2017 Từ chức 16 &00000000000000020000008 &00000000000000000000006 &00000000000000000000002 &000000000000000700000015 &000000000000000100000014 &000000000000010000000050,00 Bán kết AFF Cup 2016
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Miura Toshiya 8 tháng 5 năm 2014 28 tháng 1 năm 2016 Bị sa thải 14 &00000000000000020000007 &00000000000000000000003 &00000000000000000000004 &000000000000000700000012 &00000000000000010000008 &000000000000010000000050,00 Bán kết AFF Cup 2014
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Hoàng Văn Phúc 16 tháng 5 năm 2013 4 tháng 4 năm 2014 Từ chức 3 &00000000000000020000001 &00000000000000000000000 &00000000000000000000002 &00000000000000070000001 &00000000000000010000003 &000000000000010000000033,33
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam Nguyễn Văn Sỹ (tạm quyền) 1 tháng 1 năm 2013 16 tháng 5 năm 2013 4 &00000000000000010000001 &00000000000000000000000 &00000000000000030000003 &Lỗi biểu thức: Dư toán tử >=- &Lỗi biểu thức: Dư toán tử >=- 0&000000000000002500000025,00
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Phan Thanh Hùng 1 tháng 9 năm 2012 31 tháng 12 năm 2012 Từ chức 14 &00000000000000020000005 &00000000000000000000005 &00000000000000000000004 &000000000000000700000012 &000000000000000100000010 &000000000000010000000035,71
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Mai Đức Chung (tạm quyền lần 2) 21 tháng 2 năm 2012 31 tháng 8 năm 2012 0 &00000000000000000000000 &00000000000000000000000 &00000000000000000000000 &00000000000000000000000 &00000000000000000000000 !
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Falko Götz 1 tháng 6 năm 2011 6 tháng 1 năm 2012 Bị sa thải 5 &00000000000000000000003 &00000000000000000000000 &00000000000000000000002 &000000000000000000000015 &00000000000000000000006 &000000000000010000000060,00
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Mai Đức Chung (tạm quyền) tháng 3 năm 2011 0 &00000000000000000000000 &00000000000000000000000 &00000000000000000000000 &00000000000000000000000 &00000000000000000000000 !
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Henrique Calisto (lần 2) tháng 6 năm 2008 1 tháng 3 năm 2011 Từ chức 42 &000000000000000000000011 &000000000000000000000011 &000000000000000000000020 &000000000000000000000038 &000000000000000000000041 &000000000000010000000026,19 Vô địch AFF Cup 2008
Bán kết AFF Cup 2010
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Alfred Riedl (lần 3) 2005 tháng 10 năm 2007 Từ chức 23 &00000000000000080000008 &00000000000000080000008 &00000000000000070000007 &000000000000002900000029 &000000000000002700000027 0&000000000000003478000034,78 Tứ kết Asian Cup 2007
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Trần Văn Khánh (tạm quyền) 12 tháng 12 năm 2004 2005 1 &00000000000000010000001 &00000000000000000000000 &00000000000000000000000 &00000000000000030000003 &00000000000000000000000 &0000000000000100000000100,00
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Edson Tavares 22 tháng 3 năm 2004 12 tháng 12 năm 2004 Bị sa thải 11 &00000000000000080000004 &00000000000000080000001 &00000000000000070000006 &000000000000002900000018 &000000000000002700000015 &000000000000010000000036,36
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Nguyễn Thành Vinh (tạm quyền) tháng 1 năm 2004 tháng 2 năm 2004 1 &00000000000000000000000 &00000000000000000000000 &00000000000000010000001 &00000000000000000000000 &00000000000000050000005 00&00000000000000000000000,00
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Alfred Riedl (lần 2) tháng 1 năm 2003 tháng 12 năm 2003 Bị sa thải 7 &00000000000000080000003 &00000000000000070000000 &00000000000000290000004 &00000000000000270000008 &000000000000010000000012 &000000000000010000000042,86
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Henrique Calisto tháng 8 năm 2002 tháng 12 năm 2002 Từ chức 10 &00000000000000080000005 &00000000000000070000003 &00000000000000290000002 &000000000000002700000027 &000000000000010000000018 &000000000000010000000050,00 Hạng ba AFF Cup 2002
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Dido tháng 12 năm 2000 25 tháng 9 năm 2001 Bị sa thải 6 &00000000000000080000003 &00000000000000070000001 &00000000000000290000002 &00000000000000270000009 &00000000000001000000009 &000000000000010000000050,00
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Alfred Riedl tháng 8 năm 1998 2000 Từ chức 31 &000000000000000800000016 &00000000000000070000006 &00000000000000290000009 &000000000000002700000054 &000000000000010000000021 &000000000000010000000051,61 Á Quân AFF Cup 1998
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Colin Murphy tháng 10 năm 1997 1998 Bị sa thải 6 &00000000000000080000003 &00000000000000070000001 &00000000000000290000002 &00000000000000270000009 &00000000000001000000006 &000000000000010000000050,00
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Lê Đình Chính (tạm quyền) 1997 1997 1 &00000000000000000000000 &00000000000000000000000 &00000000000000010000001 &00000000000000000000000 &00000000000000040000004 00&00000000000000000000000,00
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Trần Duy Long 1997 1997 Bị sa thải 5 &00000000000000080000000 &00000000000000070000000 &00000000000000290000005 &00000000000000270000002 &000000000000010000000017 &00000000000001000000000,00
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Karl-Heinz Weigang 1995 tháng 6 năm 1997 Bị sa thải 17 &00000000000000080000009 &00000000000000070000002 &00000000000000290000006 &000000000000002700000037 &000000000000010000000033 &000000000000010000000052,94 Hạng ba AFF Cup 1996
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Edson Tavares 1995 1995 Bị sa thải 1 &00000000000000080000001 &00000000000000070000000 &00000000000000290000000 &00000000000000270000001 &00000000000001000000000 &0000000000000100000000100,00
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Trần Duy Long (tạm quyền) 1994 1995 1 &00000000000000010000001 &00000000000000000000000 &00000000000000000000000 &Lỗi biểu thức: Dư toán tử >=- &Lỗi biểu thức: Dư toán tử >=- &0000000000000100000000100,00
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Trần Bình Sự 1993 1993 Bị sa thải 11 &00000000000000080000002 &00000000000000070000000 &00000000000000290000009 &00000000000000270000005 &000000000000010000000021 &000000000000010000000018,18
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Nguyễn Sỹ Hiển 1993 1993 Từ chức 3 &00000000000000080000000 &00000000000000070000001 &00000000000000290000002 &00000000000000270000003 &00000000000001000000005 &00000000000001000000000,00
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam  Vũ Văn Tư 1991 1991 Từ chức - &0000000000000008000000- &0000000000000007000000- &0000000000000029000000- &0000000000000027000000- &0000000000000100000000- &0000000000000100000000-

Danh hiệu Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam

Các danh hiệu được liệt kê dưới đây chỉ tính riêng Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam là đội tuyển không giới hạn tuổi, không bao gồm thành tích của Đội tuyển Việt Nam Cộng hòa và các đội tuyển trẻ của Việt Nam (U-22, U-23, Olympic)

Giải chính thức

Khu vực (Đông Nam Á)

Kể từ năm 2007, AFF Cup không tổ chức trận tranh hạng ba. Hai đội thua ở bán kết được coi là đồng giải ba.

Từ năm 2001, môn bóng đá nam bị giới hạn dưới 23 tuổi.

Giải giao hữu

Tham khảo

Ghi chú

Xem thêm

Liên kết ngoài

Tags:

Lịch sử Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt NamTại các giải đấu (1991–) Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt NamHình ảnh Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt NamKình địch Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt NamThành phần ban huấn luyện Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt NamCầu thủ Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt NamCác trận đấu gần đây Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt NamThống kê thành tích quốc tế Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt NamThống kê cầu thủ Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt NamThống kê huấn luyện viên Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt NamDanh hiệu Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt NamĐội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Khuất Văn KhangRosé (ca sĩ)Đà LạtTân CươngPhố cổ Hội AnTiền GiangDoraemonLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhNguyễn Cao KỳĐồng ThápLương Tam QuangPhạm Ngọc ThảoChu Vĩnh KhangCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Lý Thái TổNhà nước PalestineThích Nhất HạnhRLưu Quang VũTrần Thái TôngThần NôngHắc Quản GiaGiải bóng đá vô địch quốc gia ĐứcVinh SửQuân đội nhân dân Việt NamCách mạng Công nghiệpQuỳnh búp bêHọ người Việt NamAndriy LuninÔ nhiễm môi trườngLiên bang Đông DươngCông Lý (diễn viên)Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhSân bay quốc tế Long ThànhHàn Mặc TửZinédine ZidaneMã QRLê Hồng AnhCarles PuigdemontĐạo hàmCúp bóng đá U-23 châu Á 2022Giải vô địch bóng đá châu ÂuNATOQuảng TrịPhanxicô Xaviê Trương Bửu DiệpTranh chấp chủ quyền Biển ĐôngChữ Quốc ngữQuảng ĐôngTự ĐứcDanh sách tỷ phú thế giớiXích QuỷDanh sách quốc gia theo GDP (PPP) bình quân đầu ngườiMai (phim)Tranh Đông HồBạch LộcDanh sách biện pháp tu từTết Nguyên ĐánUEFA Europa Conference LeagueBộ Công an (Việt Nam)Đạo Cao ĐàiMặt TrờiKim Soo-hyunNguyễn Tấn DũngNgày Quốc tế Lao độngNacho FernándezDonald TrumpVăn hóaDani CarvajalVe sầuHoàng thành Thăng LongLợn ỉErling HaalandĐắk LắkHạt nhân nguyên tửPhú QuốcNguyễn Bỉnh KhiêmBiển xe cơ giới Việt NamTrần Đăng Khoa (nhà thơ)🡆 More