Trình Tự Acid Nucleic

Trong di truyền học, một trình tự axit nucleic, trình tự ADN hay trình tự di truyền là chuỗi các ký tự liên tiếp nhau nhằm biểu diễn cấu trúc chính của một dải hay phân tử ADN thực hoặc tổng hợp, mà có khả năng mang thông tin về gen và di truyền.

Trình Tự Acid Nucleic
Electropherogram printout from automated sequencer showing part of a DNA sequence

Để tương ứng với bốn loại nucleotide, người ta dùng 4 ký tự để phân biệt A, X (dùng ở Việt Nam, chữ C được dùng ở các tài liệu tiếng Anh), G, và T- tương ứng với tên của 4 gốc Adenin, Xitosin (Cytosine), Guanin, Timin được liên kết hóa trị với mạch chính phosphor. Trong trường hợp chung, các chuỗi được ghi lên kế nhau không có khoảng trống (gap) chèn vào, ví dụ chuỗi AAAGTXTGAX, đi từ đầu 5' đến 3' tính từ trái sang phải. Nếu có khoảng trống, người ta dùng ký hiệu gạch ngang (-) để làm đại diện, ví dụ ATX-G--X. Bất cứ chuỗi ký tự nào của các nucleotide mà dài hơn 4 đều có thể gọi là trình tự ADN. Mặt khác, tùy vào chức năng sinh học, và ngữ cảnh, mà một trình tự có thể mang mang mã hoặc không mang mã (noncoding DNA). Các trình tự ADN cũng có thể chứa "DNA rác" (junk DNA).

Việc xác định trình tự DNA là tâm điểm của dự án bản đồ gene người [1]. Các trình tự/chuỗi này có thể được trích rút ra từ dữ liệu thô trong sinh học thông qua quá trình gọi là Phương pháp sắp xếp chuỗi DNA (DNA sequencing).

Trong một số trường hợp, trong chuỗi có thể xuất hiện các ký tự khác A, T, X, và G. Chúng biểu diễn cho sự đại diện không rõ ràng, có nghĩa là tại vị trí đó, có thể có hơn một loại nucleotide. Đây là quy ước của Hiệp hội Hóa học thuần túy và Hóa học ứng dụng Quốc tế (IUPAC - International Union of Pure and Applied Chemistry):

       A = adenine                   C = cytosine                    G = guanine                     T = thymine                   R = G A (purine)                Y = T C (pyrimidine)            K = G T (keto)            M = A C (amino)        S = G C (strong bonds)        W = A T (weak bonds)        B = G T C (all but A)        D = G A T (all but C)        H = A C T (all but G)        V = G C A (all but T)        N = A G C T (any) 

Xem thêm

  • Di truyền học
  • DNA
  • DNA motif
  • Single nucleotide polymorphism (SNP)

Tham khảo

^ http://seqcore.brcf.med.umich.edu/doc/educ/dnapr/sequencing.html Lưu trữ 2008-01-07 tại Wayback Machine

Tags:

DNADi truyềnDi truyền họcGenThông tin

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Donald TrumpDanh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueAli KhameneiSự kiện Tết Mậu ThânDanh sách tỷ phú Việt Nam theo giá trị tài sảnDuyên hải Nam Trung BộVinamilkTrần Thủ ĐộCôn ĐảoNgười Do TháiChùa Một CộtCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênNguyễn Thị ĐịnhĐứcKim Ji-won (diễn viên)Cho tôi xin một vé đi tuổi thơHồ Xuân HươngChủ tịch Quốc hội Việt NamPhan Thiết18 tháng 4Kim Bình MaiXabi AlonsoĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhLe SserafimĐào Duy TùngGallonBố già (phim 2021)Cách mạng Công nghiệpPhù NamNgày Thống nhấtTrương Thị MaiQuần đảo Trường SaBắc GiangBoeing B-52 StratofortressT1 (thể thao điện tử)Hôn lễ của emTài nguyên thiên nhiênPNhà TốngMắt biếc (tiểu thuyết)Hiệp định Genève 1954BitcoinBDSMChâu MỹTiền GiangBRICSPhong trào Cần VươngHải DươngDanh mục các dân tộc Việt NamFacebookNguyễn Duy NgọcTỉnh thành Việt NamHà Thanh XuânSơn Tùng M-TPMiền Bắc (Việt Nam)Faker69 (tư thế tình dục)Thái LanBill GatesEBảng chữ cái tiếng AnhRosé (ca sĩ)PhilippinesTrần Quốc ToảnSóng thầnĐại tướng Quân đội nhân dân Việt NamYouTubeDanh sách nhà vô địch bóng đá ĐứcNhã Nam (công ty)Kinh Dương vươngGái gọiKaijuu 8-gouTưởng Giới Thạch15 tháng 4Trần PhúTrạm cứu hộ trái timKakáMai (phim)Tỉnh ủy Bắc Giang🡆 More