Tiếng Hà Lan

Tiếng Hà Lan hay tiếng Hòa Lan (ⓘ) là một ngôn ngữ thuộc nhánh phía Tây của Nhóm ngôn ngữ German, được nói hàng ngày như tiếng mẹ đẻ bởi khoảng 23 triệu người tại Liên minh châu Âu — chủ yếu sống ở Hà Lan và Bỉ — và là ngôn ngữ thứ hai của 5 triệu người.

Tiếng Hà Lan
Nederlands
Phát âm[ˈneːdərlɑnts]  (Tiếng Hà Lan nghe)
Sử dụng tạiChủ yếu Hà Lan, Bỉ, và Suriname; ngoài ra còn ở Aruba, Curaçao, Sint Maarten, cũng như Pháp (Flanders).
Khu vựcChủ yếu Tây Âu, ngoài ra còn ở châu Phi, Nam MỹCaribe.
Tổng số người nói22 triệu
Tổng số (Số người bản ngữ L1 cộng L2): 28 triệu (2012)
Dân tộcNgười Hà Lan
Phân loạiHệ Ấn-Âu
Ngôn ngữ tiền thân
Tiếng Hà Lan Cổ
  • Tiếng Hà Lan Trung Cổ
    • Tiếng Hà Lan
Hệ chữ viếtKý tự Latin (và các ký tự đặc biệt)
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Tiếng Hà Lan Aruba
Tiếng Hà Lan Bỉ
Tiếng Hà Lan Liên minh châu Âu
Tiếng Hà Lan Hà Lan
Tiếng Hà Lan Curaçao
Tiếng Hà Lan Suriname
Tiếng Hà LanBenelux
Tiếng Hà LanLiên minh châu Âu
Tiếng Hà LanUNASUR
Tiếng Hà LanCARICOM
Quy định bởiNederlandse Taalunie
(Hiệp hội Ngôn ngữ Hà Lan)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1nl
dut (B)
nld (T)
ISO 639-3tùy trường hợp:
nld – Tiếng Hà Lan/Flemish
vls – Tiếng Flemish Tây (Vlaams)
zea – Tiếng Zeeland (Zeeuws)
Glottologmode1257
Linguasphere52-ACB-a (varieties:
52-ACB-aa to -an)
Tiếng Hà Lan
Những nơi trên thế giới nói tiếng Hà Lan (bao gồm cả những nơi nói tiếng Afrikaans)
Tiếng Hà Lan
Phân bố tiếng Hà Lan và các phương ngữ tại Tây Âu

Ngoài hai quốc gia thuộc Vùng đất Thấp, đây là bản ngữ của đa phần người dân Suriname, cũng như vị thế chính thức tại các nước vùng CaribeAruba, CuraçaoSint Maarten. Các nhóm thiểu số có nguy cơ bị biến mất vẫn còn có mặt tại Pháp, Đức, và ở Indonesia, trong khi khoảng nửa triệu người bản ngữ định cư tại Hoa Kỳ, CanadaÚc. Các phương ngữ Hà Lan ở Cape Town thuộc miền nam châu Phi đã biến đổi thành tiếng Afrikaans, một ngôn ngữ kế tục được hiểu chung được khoảng 16 triệu người dùng, chủ yếu ở Nam PhiNamibia.

Tiếng Hà Lan là một trong những ngôn ngữ gần gũi với tiếng Đức và tiếng Anh và được coi là hòa trộn giữa hai ngôn ngữ này. Tiếng Hà Lan, như tiếng Anh, không chịu ảnh hưởng của sự chuyển đổi phụ âm tiếng Đức cao, không sử dụng dấu umlaut với chức năng ngữ pháp, bỏ đi phần lớn việc dùng thức giả định, và đã cân bằng nhiều phần hình thái ngôn ngữ, trong đó có hệ thống cách. Những đặc trưng giống như tiếng Đức gồm có sự tồn tại ba giống ngữ pháp — mặc dù ít quan trọng về ngữ pháp — cũng như việc sử dụng phân từ hình thức (modal particle), sự vô thanh hóa âm tiết cuối, và thứ tự từ tương tự nhau. Từ vựng tiếng Hà Lan thuộc hệ German là chính và tiếp nhận nhiều từ mượn Rôman hơn tiếng Đức nhưng ít hơn tiếng Anh.

Tên gọi Tiếng Hà Lan

Tên gọi Tiếng Hà Lan "Hà Lan" (荷蘭) hay "Hòa Lan" (和蘭) trong tiếng Việt bắt nguồn từ việc dịch phiên âm tiếng Hán của từ "Holland". Từ này thường được nhiều ngôn ngữ khác dùng để chỉ phần đất Hà Lan tại châu Âu nhưng thực chất đây là tên của một vùng của quốc gia này.

Trong tiếng Anh từ Dutch thường để chỉ toàn bộ ngôn ngữ, tức là tính cả các phương ngữ. Các biến thể ở Bỉ đôi khi còn được gọi là Flemish. Ở cả Bỉ và Hà Lan, tên chính thức cho ngôn ngữ này là Nederlands, còn các phương ngữ có tên riêng như: Hollands "tiếng Holland", West-Vlaams "tiếng Flemish Tây", Brabants "tiếng Brabant". Tuy vậy việc dùng từ Vlaams ("tiếng Flemish") để miêu tả tiếng Hà Lan chuẩn đối với các biến thể tại Flanders lại hết sức phổ biến tại hai quốc gia này.

Người ta biết tới ngôn ngữ Hà Lan thông qua nhiều cái tên khác nhau. Ở thời kỳ Trung Cổ, dietsc được sử ở khu vực Flanders và Brabant, trong khi diets hoặc duutsc được sử dụng ở miền bắc Hà Lan. Những từ này hình thành từ từ theudisk của tiếng Giécman Cổ, một trong những cái tên đầu tiên được sử dụng cho các ngôn ngữ không phải Rôman ở Tây Âu. Nghĩa đen của nó là "ngôn ngữ của dân thường", tức là ngôn ngữ German địa phương. Thuật ngữ này đối lập với tiếng Latinh, thứ ngôn ngữ phi địa phương được dùng trong văn viết và Nhà thờ Kitô giáo. Trong văn bản đầu tiên có sự hiện diện của từ này, có niên đại từ năm 784, nó chỉ các thổ ngữ German của đảo Anh. Nó xuất hiện trong Lời thề Strasbourg (842) với tên teudisca để chỉ phần tiếng German của lời tuyên thệ.

Cho tới khoảng thế kỷ 16, những người nói các biến thể của nhóm ngôn ngữ German Tây từ cửa sông Rhine tới dãy Alps dần quen với việc dùng từ Dietsch, (Neder)duyts hay một vài từ cùng gốc của từ theudisk để ám chỉ ngôn ngữ địa phương họ. Điều này dẫn tới sự lúng túng không tránh khỏi một khi các thuật ngữ tương tự nhau lại dùng để chỉ các ngôn ngữ khác nhau. Do vậy một cách phan biệt đã ra đời. Nhờ cạnh thương mại và thuộc địa của người Hà Lan vào thế kỷ 16 và 17, thuật ngữ dutch của tiếng Anh bắt đầu dùng để chỉ riêng tiếng Hà Lan. Ngoại lệ đáng chú ý là tiếng Đức Pennsylvania hay còn có tên gọi trong tiếng Anh là Pennsylvania Dutch, một biến thể tiếng Đức miền Trung Tây được người sử dụng nó gọi là Deitsch. Ngược lại tiếng Hà Lan Jersey được dùng cho tới tận những năm 1950 ở New Jersey lại là một ngôn ngữ creole có nguồn gốc Hà Lan.

Ngay trong tiếng Hà Lan, từ Diets đã không còn hay được dùng nữa - mặc dù từ Platdiets vẫn được dành cho các phương ngữ chuyển tiếp Limburg-Ripuaria ở dông bắc Bỉ. Nederlands, từ chính thức trong tiếng Hà Lan dành cho ngôn ngữ này, phải mãi tới thế kỷ 19 mới được công nhận hoàn toàn. Cách đạt tên này đã được dùng từ trước vào cuối thế kỷ 15, nhưng vì nhiều lý do phải cạnh tranh với thuật ngữ thông dụng hơn là Nederduits "tiếng Hà Lan đê địa". Một trong số các lý do là để phân biệt với Hoogduits, "tiếng Hà Lan cao địa", tức là ngôn ngữ được nói ở Đức. Từ Hoog sau này bị lược bỏ chỉ còn Duits, ngày nay để chỉ tiếng Đức. Tuy nhiên từ Nederduits lại gây bối rối bởi các ngôn ngữ địa phương miền bắc nước Đức cũng được gọi là Niederdeutsch, và thế là từ Duits trong tên gọi bị lược bỏ, mở đường để Nederlands trở thành cái tên chính thức để chỉ tiếng Hà Lan. Người ta dùng từ Neder (nghĩa là "thấp") để chỉ tiếng Hà Lan là bởi vì địa thế xuôi dòng của Hà Lan trong vùng đồng bằng Rhine–Meuse–Scheldt gần Biển Bắc, gợi cho người ta liên tưởng về vùng đất La Mã trước đây mang tên Hạ Germania.

Lịch sử Tiếng Hà Lan

Ban đầu ba phương ngữ German được nói tại Vùng đất thấp: Frisia ở miền bắc và dọc bờ biển phía tây; Saxon ở miền đông (lân cận khu vực Hạ Đức); và Franken ở miền trung và nam. Phương ngữ Franken được coi là tiếng Hà Lan cổ, sau đó phát triển thành tiếng Hà Lan Trung Cổ và sau là tiếng Hà Lan hiện đại. Sự phân chia các giai đoạn này chỉ mang tính ước lệ bởi sự chuyển giao giữa chúng là rất chậm. Các nhà ngôn ngữ học chỉ có thể phát hiện ra phần nào của một cuộc cách mạng khi ngôn ngữ Hà Lan chuẩn xuất hiện và được công nhận.

Nguồn gốc

Tiếng Hà Lan 
Bản đồ các nền văn hóa thời đại đồ sắt tiền La Mã có liên quan tới ngôn ngữ German nguyên thủy, khoảng 500–50 TCN. Miền nam Scandinavia là văn hóa Jastorf.

Trong cây ngôn ngữ Ấn-Âu, tiếng Hà Lan thuộc nhóm các ngôn ngữ German, nghĩa là cùng nguồn gốc với các ngôn ngữ như tiếng Anh, Đức, và các ngôn ngữ Scandinavia. Tất cả các ngôn ngữ German tuân theo quy tắc chuyển đổi âm của định luật Grimm và định luật Verner có nguồn gốc từ ngôn ngữ German nguyên thủy, điều giúp phân biệt nhóm ngôn ngữ này với các nhóm ngôn ngữ Ấn-Âu khác. Điều này được cho là bắt đầu vào thời đại đồ sắt Tiền La Mã ở Bắc Âu, khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên.

Các ngôn ngữ German thường được phân thành ba nhóm: Đông (ngày nay không còn tồn tại), Tây, và Bắc German. Dù phải trải qua những đột biến của Giai đoạn Di cư, những người thuộc nhóm ngôn ngữ này vẫn có thể hiểu người thộc nhóm ngôn ngữ kia. Tiếng Hà Lan thuộc nhánh phía Tây cùng tiếng Anh, Scots, các ngôn ngữ Frisia, tiếng Hạ Đức và các ngôn ngữ các ngôn ngữ Đức cao địa (bao gồm tiếng Đức chuẩn, Yiddish, Luxembourg và nhiều thổ ngữ khác). Nó mang đặc điểm của các cải tiến về mặt âm vị học và hình vị học mà không có trong nhánh Bắc và Đông. Các biến thể Tây German vào thời này được phân ra làm ba nhóm phương ngữ: Ingvaeon (German biển Bắc), Istvaeon (German Weser-Rhine) và Irminon (German Elbe). Người ta cho rằng các bộ lạc Frank thuộc nhóm phương ngữ Istvaeon với ảnh hưởng nhất định từ Ingvaeon ở phía tây bắc, điều vẫn còn hiện hữu trong tiếng Hà Lan hiện đại.

Tiếng Frank

Tiếng Hà Lan 
Phân bố các ngôn ngữ German chính ở châu Âu vào khoảng năm 10 SCN.

Ngôn ngữ Frank là một ngôn ngữ không có quá nhiều chứng cứ chứng thực. Ngoại lệ đáng chú ý là các chữ viết Bergakker được tìm thấy ở thành phố Tiel của Hà Lan. Các chữ viết này này có thể nằm trong một bản ghi tiếng Frank thể kỷ thứ 5. Mặc dù một số tên địa danh được ghi trong các văn bản tiếng Latinh như vadam (tiếng Hà Lan hiện đại: wad, "bãi bùn do triều xuống"), có thể được xem là những từ đơn tiếng "Hà Lan", các chữ viết Bergakker mới là chứng cứ về hình thái tiếng Hà Lan. Tuy nhiên người ta vẫn chưa thống nhất cách dịch phần còn lại của bản chữ viết này.

Người Frank xuất hiện ở miền nam Hà Lan (người Frank Salia) và miền trung nước Đức (người Frank Ripuaria), rồi sau đó di cư xuống Gaul. Tên của vương quốc của họ (Francia) nằm trong tên của Pháp (France), quốc gia có nguồn gốc từ phần phía tây của vương quốc. Mặc dù cai trị những người Gallo-Roman trong gần 300 năm, ngôn ngữ của họ vẫn biến mất tại Pháp và Đức vào khoảng thế kỷ thứ 7. Tại Pháp nó bị thay thế bởi tiếng Pháp Cổ (một ngôn ngữ Roman với ảnh hưởng đáng kể của tiếng Frank cổ), và tại Đức là tiếng Alemanni.

Tuy nhiên, tiếng Franconia hay Franken Cổ không biến mất hoàn toàn, bởi nó vẫn tiếp tục được dùng tại Vùng đất thấp, và sau đó biến đổi thành ngôn ngữ ngày nay mà người ta gọi là tiếng Hạ Franconia Cổ hay tiếng Hà Lan Cổ.

Tiếng Hà Lan Cổ

Tiếng Hà Lan 
Những nơi người ta nói tiếng Hà Lan Cổ

Tiếng Hạ Franconia Cổ hay tiếng Hà Lan Cổ được coi là giai đoạn chính trong sự hình thành cũng như phát triển của một thứ ngôn ngữ Hà Lan riêng biệt. Từ "Hạ" hay "Thấp" trong từ Tiếng Hạ Franconia là để chỉ các quốc gia tại Vùng đất thấp, nơi tiếng Frank không bị ảnh hưởng bởi sự chuyển đổi phụ âm tiếng Đức Cao địa, để phân biệt với tiếng Franconia Trung và Cao ở Đức.

Tiếng Franconia Cao sau đó cùng với tiếng Alemanni và Bayern biến đổi thành tiếng Đức Cao Cổ. Cũng trong khoảng thời gian này quy luật phụ âm xát hẹp mũi Ingvaeon dẫn tới sự phát triển của tiếng Saxon Cổ, tiếng Frisia Cổ và tiếng Anh cổ (Anglo-Saxon). Vì hầu như không bị ảnh hưởng bởi các sự phát triển kia, tiếng Hà Lan Cổ giữ quan hệ mật thiết với ngôn ngữ nguyên thủy của người Frank, dân tộc về sau làm chủ châu Âu trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên ngôn ngữ này vẫn phải trải qua những tiến triển của riêng nó như sự vô thanh hóa âm tiết cuối. Thực tế vật tìm thấy tại Bergakker chỉ ra ngôn ngữ này có thể đã trải qua sự chuyển đổi này trong thời kỳ tiếng Frank Cổ.

Tiếng Hà Lan 
Lời thề rửa tội Utrecht Forsachistu diobolae...

Bằng chứng về các câu viết bằng tiếng Hà Lan Cổ là cực kỳ hiếm. Bản ghi cổ nhất được tìm thấy trong bộ luật Lex Salia, văn bản của người Frank được viết khoảng năm 510 này, với câu văn sau được ghi nhận là câu tiếng Hà Lan cổ xưa nhất: Maltho thi afrio lito (Ta nói với ngươi, ta trao tự do cho ngươi, kẻ đầy tớ) được dùng để thả tự do cho nô lệ.

Một trong những câu cổ xưa khác là Visc flot aftar themo uuatare (Một con cá đang bơi dưới nước). Một văn bản tiếng Hà Lan cổ xưa còn được bảo tồn là Lời thề rửa tội Utrecht (776-800) bắt đầu với câu Forsachistu diobolae [...] ec forsacho diabolae (Con có chịu từ bỏ quỷ dữ không? [...] Con xin từ bỏ quỷ dữ). Có lẽ câu văn nổi tiếng nhất là Hebban olla vogala nestas hagunnan, hinase hic enda tu, wat unbidan we nu (Mọi loài chim đều đã bắt đầu làm tổ, trừ tôi và bạn, chúng ta còn chờ gì nữa), được cho là ra đời vào năm 1100, và viết bởi một tu sĩ người Flemish tại tu viện ở Rochester, Anh.

Tiếng Hà Lan Trung cổ

Tiếng Hà Lan Cổ biến đổi một cách tự nhiên thành tiếng Hà Lan Trung cổ. Năm 1150 thường được nhắc tới như là khoảng thời gian gián đoạn, nhưng nó thực chất đánh dấu thời kì văn viết tiếng Hà Lan nở rộ và hình thành nên nền văn học Hà Lan Trung đại. Thời kì này chưa hề có một thứ ngôn ngữ chuẩn mực thực sự quan trọng; tiếng Hà Lan Trung cổ thực ra vẫn là cái tên đại diện cho nhiều phương ngữ gần gũi nhau có nguồn gốc từ tiếng Hà Lan cổ. Trong thực tế, do tiếng Hà Lan là một thứ tiếng khá bảo thủ (tức là không thay đổi nhiều theo thời gian), các tác phẩm văn học thời kì này vẫn dễ hiểu đối với người ngày nay.

Điểm khác biệt đáng lưu ý của tiếng Cổ và Trung Cổ là sự tiêu giảm nguyên âm. Các nguyên âm tròn ở các âm tiết cuối của từ khá phổ biến trong tiếng Hà Lan cổ; trong khi đó ở tiếng Hà Lan Trung Cổ, các nguyên âm đó trở thành âm schwa (âm giống như âm ơ trong tiếng Việt).

Các khu vực phương ngữ tiếng Hà Lan Trung Cổ ảnh hưởng nhiều bởi ranh giới chính trị. Tầm ảnh hưởng chính trị của một số người cai trị thường tạo ra tầm ảnh hưởng về mặt ngôn ngữ học khi ngôn ngữ trong mỗi vùng trở nên thuần nhất hơn. Có thể phân chia như sau theo độ quan trọng:

  • Tiếng Flemish trong Bá quốc Flanders. Nó có ảnh hưởng mạnh mẽ trong thời Trung Cổ (được gọi là cuộc "xâm lăng Flemish") nhưng mất ưu thế vào tay tiếng Brabant vào thế kỷ 13.
  • Tiếng Brabant, được dùng chủ yếu tại Công quốc Brabant và các khu vực lân cận. Đây là ngôn ngữ chiếm ưu thế trong gần như suốt thời Trung Cổ, được gọi là "cuộc xâm lăng Brabant".
  • Tiếng Holland, với Bá quốc Holland là trung tâm, là nơi tiếng Frisia Cổ được sử dụng. Nó ít có ảnh hưởng trong thời Trung cổ nhưng có tầm ảnh hưởng mạnh hơn vào thế kỷ 16 trong cuộc "xâm lăng Holland"; Chiến tranh Tám mươi Năm diễn ra ở miền Nam Hà Lan trong thời kỳ này.
  • Tiếng Limburg, ngày nay được dùng tại các tỉnh Limburg của Hà LanBỉ, và các vùng đất lân cận tại Đức. Qua thời gian nó dần liên kết với các khu vực chính trị khác nhau và do đó trở thành phương ngữ phân kỳ nhất trong số này. Nó còn bị ảnh hưởng một phần từ sự chuyển đổi phụ âm Đức cao địa và là ngôn ngữ ít thân thiết nhất với ngôn ngữ chuẩn sau này. Tuy nhiên đây là phương ngữ Hà Lan Trung Cổ đầu tiên phát triển được truyền thống văn chương.

Ghi chú

Sách tham khảo Tiếng Hà Lan

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Tên gọi Tiếng Hà LanLịch sử Tiếng Hà LanSách tham khảo Tiếng Hà LanTiếng Hà LanBỉHà LanLiên minh châu ÂuNhóm ngôn ngữ GermanNhóm ngôn ngữ German TâyTập tin:Nl-Nederlands.ogg

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Nam ĐịnhĐông Nam ÁKhổng TửNguyễn Minh TúNguyễn Ngọc KýPhan Đình GiótPhan Văn GiangBảng chữ cái Hy LạpFlorian WirtzAcid aceticNăm CamThừa Thiên HuếCải lươngXuân DiệuThe SympathizerMặt TrăngNgô Đình DiệmFPPhong trào Đông DuTrường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí MinhGoogle DịchNguyễn TuânLê Long ĐĩnhNhã Nam (công ty)Lê Hồng AnhCách mạng Công nghiệp lần thứ tưLuis Enrique (cầu thủ bóng đá)Dương Tử (diễn viên)IraqSơn Tùng M-TPNguyễn Ngọc NgạnHoàng Phủ Ngọc TườngCampuchiaDanh sách nhà vô địch cúp châu Âu cấp câu lạc bộDanh sách thành viên của SNH48IsraelĐịa lý Việt NamDương Văn Thái (chính khách)Quan VũChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamĐồng ThápTần Chiêu Tương vươngParis Saint-Germain F.C.Bà TriệuTrận Thành cổ Quảng TrịVũ khí hạt nhânĐạo hàmHồi giáoNúi lửaĐứcRMS TitanicHồng BàngBài Tiến lênPhong trào Dân chủ Đông Dương (1936–1939)Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhNgô Sĩ LiênNoni MaduekeKim Ji-won (diễn viên)17 tháng 4Dân số thế giớiTần Thủy HoàngHiệp định Paris 1973Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt NamChiến cục Đông Xuân 1953–1954Biển xe cơ giới Việt NamGiang TôChâu Nam CựcCole PalmerHành chính Việt Nam thời NguyễnVụ phát tán video Vàng AnhĐịnh luật OhmHiệp định Genève 1954Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài GònHoàng thành Thăng LongĐà NẵngTrần Hưng ĐạoFC BarcelonaTrần Phú🡆 More