Thập đại mỹ nam đẹp trai nhất thời cổ đại Trung Hoa

Dưới đây là danh sách “thập đại mỹ nam” đẹp trai nhất thời cổ đại Trung Hoa, theo nhiều nguồn tư liệu lịch sử Trung Quốc.

1. Phan An

Phan An, sống trong thời Tây Tấn, được coi là người đàn ông tuấn tú nhất trong lịch sử Trung Quốc. Thậm chí người Trung Hoa còn có câu: “Dung mạo tựa như Phan An” để chỉ những người rất đẹp trai. Khi ông ra ngoài dạo chơi trên chiếc xe ngựa của mình, phụ nữ sẽ đi theo và ném hoa quả chật cứng xe ông. Vậy nên câu thành ngữ: “ném quả đầy xe” là để chỉ một người phụ nữ có tình cảm với một nam giới.

Thập đại mỹ nam đẹp trai nhất thời cổ đại Trung Hoa

Trong cuộc sống, Phan An là một người đàn ông tốt. Ông là một nhà thơ và học giả tài năng và cưới một người phụ nữ thuộc tầng lớp cao hơn. Mặc dù Phan An được phụ nữ vây quanh khắp mọi nơi, nhưng ông vẫn luôn chung thủy với vợ mình. Sau khi vợ mất, ông đã viết ba bài thơ tựa đề “ Điệu vong thi”. Thời đó phụ nữ có địa vị thấp kém trong xã hội, nên chúng nằm trong những tác phẩm hiếm có bày tỏ sự thương tiếc một người phụ nữ.

Phan An tuy rất đẹp trai nhưng ông không được may mắn lắm. Sau khi tham gia tạo phản, ông cùng toàn bộ gia đình đã bị chặt đầu.

2. Vệ Giới

Vệ Giới tự Thúc Bảo, người huyện An Ấp, quận Hà Đông, là danh sĩ, mỹ nam cuối đời Tây Tấn.

Sử sách ghi chép, từ nhỏ Vệ Giới rất tuấn tú và ngoại hình nổi bật hơn người, làn da trắng như lụa, tết tóc trái đào, cưỡi xe dê vào chợ, người kinh đô kéo nhau đến xem, khen là “người ngọc”. Cậu của Vệ Giới là Vương Tế ca ngợi: “Châu ngọc ở bên cạnh, nhận ra hình dáng mình xấu xí.”

Thập đại mỹ nam đẹp trai nhất thời cổ đại Trung Hoa

Danh vọng của Vệ Giới trong giới Thanh đàm cực cao, người đương thời xếp ông vượt trên các danh sĩ Vương Trừng, Vương Huyền và Vương Tế, sánh với Nhạc Quảng, Vương Đôn thậm chí còn sánh ông với Hà Yến, Vương Bật.

Tuy vậy, Vệ Giới có cái chết vô cùng kỳ quặc, chết vì…đẹp. Tương truyền, trong một lần chàng đi du ngoạn, Vệ Vương Giới bị vô số cô gái đi theo “rình rập” ngày đêm. Điều này đã khiến mỹ nam bị làm phiền mà mấy ngày liền ăn ngủ không yên, được vài hôm thì sinh bệnh nặng mà qua đời. Sau khi Vệ Giới mất, Tạ Côn thương khóc thảm thiết. Nhiều năm sau, Vương Đạo đề nghị cải táng cho chàng, nhằm lấy lòng các danh sĩ chạy nạn sang miền nam. Danh sĩ đời Đông Tấn là Lưu Đàm, Tạ Thượng cho rằng Vệ Giới ở tầm quá cao so với Đỗ Nghệ.

3. Tống Ngọc

Có rất ít thông tin đáng tin cậy về tiểu sử của Tống Ngọc. Nhà thơ nổi tiếng này thường được biết đến là học trò của Khuất Nguyên, một trong những nhà thơ nhà yêu nước vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc. Ông là tác giả của nhiều bài trong tập thơ Sở từ. Mặc dù được nhà Vua đánh giá cao tài năng văn chương, ông vẫn bị các quan trong triều đố kị vu khống. Ông đã từ quan trở về quê nhà, và qua đời tại đó.

Thập đại mỹ nam đẹp trai nhất thời cổ đại Trung Hoa

Tuy không còn bức chân dung nào của Tống Ngọc, nhưng người ta cho rằng ông là một trong những mỹ nam đẹp trai nhất trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Vẻ tuấn tú của Tống Ngọc được miêu tả trong bài phú: “Đăng Đồ Tử háo sắc”. Truyện kể rằng, một viên quan tên là Đăng Đồ Tử muốn làm Tống Ngọc bẽ mặt trước mặt vua nước Sở. Ông ta tâu với vua rằng Tống Ngọc là một mỹ nam rất háo sắc, và nhà vua nên đuổi Tống Ngọc ra khỏi cung điện. Nhà vua tới và yêu cầu Tống Ngọc giải thích. Tống Ngọc trả lời rằng, tuyệt thế giai nhân không đâu bằng nước Sở. Trong nước Sở, mỹ nữ không đâu bằng quê hương thần. Ở quê thần, người con gái đẹp nhất lại là hàng xóm của thần. Nàng có mái tóc đen tuyền, đôi mắt long lanh, răng trắng, ngón tay mềm mại. Người con gái này đã trèo tường giữa hai nhà để ngắm thần 3 năm mà thần vẫn không động lòng. Ông còn nói: Ngược lại Đăng Đồ Tử thì lại cưới một người phụ nữ tóc tai bù xù, đôi mắt lờ mờ, người béo phì, răng vàng, dị tật, người đầy mụn ghẻ nhưng Đăng Đồ Tử lại có 5 người con với cô ta. Vậy xin bệ hạ cho biết ai háo sắc hơn?. Nhà vua cuối cùng đã đuổi Đăng Đồ Tử ra khỏi cung điện. Bởi vì nhà vua không muốn một người đàn ông tuấn tú háo sắc ở trong cung điện, bên cạnh những phi tần xinh đẹp của mình.

4. Lan Lăng Vương

Cao Trường Cung nguyên tên Túc lại có tên là Cao Hiếu Quán, biểu tự Trường Cung, là một tướng lĩnh, hoàng thân nhà Bắc Tề, mỹ nam nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Dân gian thường gọi ông với vương hiệu là Lan Lăng Vương.

Thập đại mỹ nam đẹp trai nhất thời cổ đại Trung Hoa

Lan Lăng Vương sinh ra trong một gia đình có truyền thống mưu dũng. Vì có dung mạo đẹp tựa tiên tử, môi hồng răng trắng, không phù hợp với chiến trường, nên Lan Lăng Vương luôn đeo chiếc mặt nạ quỷ khi ra trận. Lan Lăng Vương khí chất, anh dũng, làm xiêu lòng không biết bao thiếu nữ, kể cả người chưa biết mặt chàng.

Đẹp trai lại tài giỏi, lại sinh ra trong một gia đình thanh thế võ nghệ gắn liền với chiến công bảo vệ giang sơn, cứ tưởng chàng sẽ có một cuộc đời đầy danh vọng, tiếng tăm cho đến khi xuôi tay nhắm mắt. Nhưng không, cuộc đời của Lan Lăng Vương cũng có một kết cục bi thảm không kém Phan An khi bị hoàng đế Cao Vỹ hiểu nhầm là có ý làm phản, nên chàng đã bị giết chết khi mới ở độ tuổi tam thập.

5. Tử Đô

Kinh Thi từng có câu: “Núi cao có phù tô, vùng trũng có hoa sen. Không gặp được Tử Đô, chỉ gặp kẻ cuồng dại”. Câu này có nghĩa là: một người con gái hò hẹn với một chàng đẹp trai nào đó, nhưng cô cứ chờ mãi mà bóng hình chàng trai kia chẳng thấy đâu, chỉ gặp một lão già ngốc nghếch. Trong bài thơ này, “Tử Đô” được dùng làm đại từ thay thế cho chàng đẹp trai, hoặc cũng có thể nói rằng, Tử Đô là đối tượng hẹn hò giả tưởng và là một bạch mã hoàng tử của hầu hết các thiếu nữ (không loại trừ nam thiếu niên) của nước Trịnh. Các thiếu nữ cho rằng, nếu có thể gặp được chàng Tử Đô đẹp nhất nước thì đó là điều vinh hạnh; để có thể gặp được chàng, các cô gái thậm chí đã không tiếc mấy giờ đồng hồ ra đứng đợi trông. Từ đó có thể thấy rằng, khi chưa nhìn thấy Tử Đô mà lại gặp ngay một lão ngốc nghếch thì các cô gái sẽ đau buồn, ai oán và bi thương đến nhường nào.

Thập đại mỹ nam đẹp trai nhất thời cổ đại Trung Hoa

Sách Mạnh tử lại viết: “Nói đến Tử Đô, trong thiên hạ này không ai không biết đến vẻ đẹp của chàng. Ai không biết đến vẻ đẹp của Tử Đô thì chẳng khác gì là kẻ đui mù”. Ngay đến một Á thánh miệng lúc nào cũng nói đến nhân nghĩa như Mạnh tử cũng bảo như thế thì cũng đủ thấy Tử Đô quả thực là một đại mỹ nam rồi. Vậy thì, một đại mỹ nam Tử Đô gây chấn động thiên hạ này cuối cùng là người như thế nào, làm sao mà chàng lại có một mị lực khiến các cô gái trong thiện hạ phải điên cuồng như vậy?

Tử Đô, người nước Trịnh thời Xuân thu Chiến quốc, tên thực là Công Tôn Yên, Tử Đô là tên chữ. Tử Đô không chỉ có tướng mạo đẹp đẽ mà còn đầy võ nghệ, rất thiện xạ, vì thế mà làm chức Đại phu dưới thời Trịnh Trang Công. Chỉ có điều là, Tử Đô tuy người đẹp đẽ nhưng tính lại ích kỷ nhỏ nhen. Tả truyện, Ẩn công thập nhất niên có ghi chép về câu chuyện: vì tranh xe mà chàng đã bắn chết Kỷ phương đại tướng Dĩnh Khảo Thúc; từ điểm này có thể thấy rằng, Tử Đô vẫn còn thiếu lòng khoan dung và khí khái anh hùng cần phải có của một bậc đại trượng phu.

Tuy còn mắc phải khuyết điểm như vậy, nhưng Tử Đô vẫn là một đại mỹ nam vang danh khắp nơi, dung mạo của chàng không những làm chấn động giới thống trị (đại diện là Trang công), mà còn khiến cho đông đảo dân chúng (đại diện là phụ nữ nước Trịnh) và người đời sau (đại diện là Mạnh tử), họ cũng đều vì điểm này mà liệt Tử Đô vào danh sách của các mỹ nam.

6. Tống Văn Công

Khi Tống Văn Công khi chưa làm quốc vương thì chàng là công tử của nước Tống, được gọi là Công tử Bào.

Nếu theo lẽ thông thường thì chàng vốn là chưa đến lượt làm quốc vương, mà có thể sẽ chỉ là một công tử sống một đời an nhàn. Nhưng lý do gì đã khiến lịch sử có sự phát triển bất thường như thế, khiến một Công tử Bào có thể ngồi lên ngôi báu của quốc vương nước Tống? Nguyên nhân ở đấy chình là vì chàng rất đẹp trai!

Có phải chỉ vì chàng đẹp trai mà từ một Công tử Bào đã biến thành một Tống Văn công? Nhưng sự thật lại là như thế, tuy rằng quá trình này hoàn toàn không đơn giản và dễ dàng chút nào. Vậy thì tại sao lại có thể xuất hiện một câu chuyện thoạt nhìn có vẻ hoang đường đến vậy? Đó là vì có một người phụ nữ đã yêu chàng. Người phụ ấy không phải là người xa lạ, mà đó là mẹ kế của chàng – phu nhân của Tống Tương Công – em gái của Chu Tương Vương, tên là Vương Cơ.

Thập đại mỹ nam đẹp trai nhất thời cổ đại Trung Hoa

Tả truyện, Văn công thập lục niên chép rằng: Công tử Bào là một đại mỹ nam vô cùng tươi đẹp, vì thế mà lọt vào mắt xanh của Vương Cơ, một goá phụ trung niên sống cô độc trong chốn thâm cung nhưng khó lòng chịu sự cô tịch, và bà ta rất muốn cùng chàng tư thông. Nhưng nếu chàng không đồng ý thì làm thế nào? Vương Cơ bèn vắt óc ra trăm phương ngàn kế để lấy lòng Công tử Bào: “Công tử Bào không muốn ban bố ơn huệ cho người trong nước đó sao? Vậy thì, hãy để ta giúp chàng, có đồng ý không? Nếu vẫn chưa đồng ý, thế thì ta cam tâm hiến dâng giang sơn nước Tống này cho chàng vậy!”

Năm Chiêu công thứ chín, Tống Chiêu Công ra ngoài săn bắn, đây quả tình là một cơ hội mà ông trời đã dành tặng cho Vương Cơ, bà ta bèn phái người ám sát Chiêu công, rồi lập em trai của Chiêu công là Công tử Bào lên ngôi vị quốc vương. Một câu chuyện thần thoại vang danh thiên cổ do đẹp trai mà được nước vì thế mà đã thành sự thật. Theo Tả truyện, việc Chiêu công đi săn chính là do Vương Cơ xúi giục; hơn nữa, Chiêu công cũng dư biết rằng Tương phu nhân sẽ giết mình, nhưng đành xuôi theo số phận, chỉ biết khoanh tay chờ chết. Điều đó cũng chứng minh rằng, Chiêu công đã bị Tương phu nhân khống chế, việc Vương Cơ dâng hiến nước Tống cho Công tử Bào quả là chuyện dễ như trở bàn tay.

Một người đẹp trai đến nỗi đã khiến cho mẹ kế xiêu lòng và muốn tư thông như Tống Văn công cuối cùng còn là một người như thế nào ngoài vẻ đẹp trai của mình? Đó là một người có thể nói là tốt, ít nhất là tốt hơn so với người anh trai mang tiếng là “vô đạo” của mình – Chiêu Công. Tả truyện viết rằng, chàng là người rất giữ chữ lễ, Sử kỳ cũng chép rằng, chàng hiền lương và khiêm tốn, đương nhiên đó là những thái độ mà một Công tử Bào cần có khi muốn mua chuộc lòng 

7. Trâu Kỵ

Thời Chiến quốc, Trâu Kỵ là một người đẹp trai rất nổi tiếng của nước Tề. Thân cao (hơn 8 thước), dung mạo đẹp đẽ. Vẻ đẹp của chàng không chỉ là ở ngoại hình, mà chàng còn là người rất có chiều sâu trong tư tưởng. Nhưng cũng chính là do chàng quá trầm tư nghĩ ngợi mà gặp phải bất hạnh, vì những người thường hay nghĩ ngợi sẽ là người đau khổ hơn so với người bình thường. So với ngoại hình, Trâu Kỵ thích người ta chú ý đến con người bên trong của mình hơn, ví dụ như chàng muốn người ta khen ngợi chàng về tài năng thơ ca, văn chương, cách ăn nói vân vân.

Tương truyền đương thời, Trâu Kỵ luôn mơ mộng rằng sẽ có một cô gái xinh đẹp tuyệt trần đến gánh vác nỗi khổ não thay cho chàng. Mỗi sáng sớm, sau khi thức dậy, mỹ nam nước Tề này bèn đứng trước chiếc gương đồng mà thầm hỏi một cách u uất: Hỡi gương thần gương thần, hãy nói cho ta biết, ai là người đàn ông đẹp nhất nước Tề? Gương thần luôn áy náy mà bảo với chàng: Thật là đáng tiếc, hỡi chủ nhân của tôi, cho đến nay thì người vẫn là người đàn ông đẹp nhất nước Tề. Khi gương thần trả lời xong, gương luôn thấy Trâu Kỵ khóc nức lên một cách rất thương tâm, như mưa tháng ba đang lất phất từng hạt. Cho đến một ngày nọ, gương thần đột nhiên nói với Trâu Kỵ rằng: Hỡi chủ nhân của tôi, cuối cùng thì người không còn là người đàn ông đẹp nhất nước Tề. Nay có một người đàn ông tên là Từ Công ở thành phía Bắc, hắn mới là người đàn ông đẹp nhất nơi đây.

Thập đại mỹ nam đẹp trai nhất thời cổ đại Trung Hoa

Ngày hôm ấy, Trâu Kỵ cảm thấy rất hạnh phúc, nhưng hạnh phúc ấy đến quá đột ngột khiến chàng không tin vào tai mình được. Vì thế nên chàng mới hỏi vợ của mình: “Giữa ta và Từ Công ai đẹp hơn?” Người vợ đáp: “Từ Công sao có thể sánh với chàng được? Thật giống như một quả cà đem sánh với quả anh đào vậy!” Trâu Kỵ lại hỏi tiểu thiếp, thiếp trả lời: “Từ Công sao có thể sánh với chàng được? Thật giống như một con cun cút đem sánh với con nhạn trên núi vậy!” Trâu Kỵ lại hỏi một môn khách, khách đáp: “Từ Công sao có thể sánh với chàng được? Thật giống như cỏ đuôi chó đem sánh với cây vân bân vậy!” (Vân bân một loại cây có gỗ tốt và đẹp).

Vài ngày sau, Trâu Kỵ trông thấy người đàn ông mà trong mắt mọi người là không thể sánh với mình. Trâu Kỵ suy tư, trầm ngâm phút chốc rồi bắt anh ta đi đến hoàng cung. Trâu Kỵ và Tề Uy Vương vừa uống rượu vừa trò chuyện, Trâu Kỵ bèn nói: “Đại vương, thần vốn không đẹp bằng Từ Công, nhưng vợ của thần muốn thần mua quả anh đào cho cô ấy; thiếp của thần muốn thần mua thức ăn lạ cho cô ấy; môn khách của thần muốn thần cho hắn ta vài súc gỗ quý để làm nhà, nên tất cả đều bảo Từ Công không đẹp bằng thần. Nhưng thực ra, nếu đem thần ra mà sánh với Từ Công thì thần chẳng khác gì quả cà, con chim cun cút, cỏ đuôi chó vậy, điều này đã chứng minh rằng họ đã che giấu thần. Đại vương, nếu từ việc này mà nói đến đạo trị quốc thì…”

Tề Uy Vương nghe Trâu Kỵ bảo thế cũng chìm đắm vào trong suy nghĩ. Hôm sau, Tề Uy vương triệu Trâu Kỵ vào diện kiến, nói với Trâu Kỵ một cách rất bí mật: “Ái khanh, khanh lại là một người đẹp nhất nước Tề đấy!” Trâu Kỵ không hiểu thế nào, bèn hỏi: “Tại sao thế?” Tề Uy vương cười nói: “Quả nhân đã huỷ dung nhan của tên Từ Công ở thành phía Bắc rồi, bây giờ thì bọn thê thiếp của khanh có khen khanh đẹp trai thì đương nhiên là nói đúng sự thật về khanh rồi!”

Người ta bảo rằng vì chuyện này mà Trâu Kỵ trở nên điên loạn. Tương truyền có người từng gặp chàng, thì thấy chàng đã trở nên ngờ ngệch, chỉ nói đi nói lại một câu: “Ta chỉ muốn là một người biết suy nghĩ thôi mà!”

8. Hàn Tử Cao

Hàn Tử Cao, người Sơn Âm, Cối Kê, Lương Triều, xuất thân từ tầng lớp hạ tiện, phải mưu sinh bằng nghề làm giày dép. Tương truyền, chàng có “diện mạo đẹp đẽ, khiết bạch sáng tươi, tựa như người ngọc. Tráng vuông tóc mượt, mày tằm tự nhiên, ai thấy đều mến”. Tử Cao sinh ra trong thời loạn quân, kẻ địch mặc sức huơ chiếc thương dài mà chém giết điên dại, nhưng khi nhìn thấy Hàn Tử Cao thì lại vứt bỏ binh khí trong tay, lại chẳng có ai nỡ lòng sát hại chàng, dù là một sợi tóc. Sử viết rằng: Lính cuồng huơ thương sắc nhưng vì lòng bất nhẫn nên chỉ huơ xuống nửa chừng, có tên lại giúp chàng vượt ra xa. Từ đó có thể thấy Hàn Tử Cao đẹp đến mức nào. Không chỉ có khuôn mặt đẹp mà chàng có thân hình cao dong dỏng, đôi tay dài, thiện việc bắn tên cưỡi ngựa, dáng hình tuấn tú, da thịt đầy mị lực, quả thực là rất đỗi đẹp đẽ, khiến người ta không thể quyến luyến. Có biết bao nhiêu thiếu nữ, trong đó có cả công chúa Trần Triều, họ đều thương thầm Tử Cao đến si dại, đêm ngày tưởng nhớ khiến ho ra máu mà chết.

Thập đại mỹ nam đẹp trai nhất thời cổ đại Trung Hoa

Nhưng Hàn Tử Cao lại cam tâm hạ mình hầu hạ Trần Văn đế Trần Tây của Nam triều (đây là một người đồng tính luyến ái), họ ăn cùng mâm, ngủ cùng giường, ngày đêm không cách xa nhau. Và lại do một lời của Tử Cao, Trần Tây đã nổi giận và tiêu diệt cả dòng họ Vương Tư Mã, cuối cùng đã tạo nên kết cuộc triều Lương bị diệt vong và triều Trần được kiến lập. Trong lịch sử Trung Quốc, đây là một câu chuyện độc nhất vô nhị nói về một người vì cuộc tình đồng tính mà dẫn đến cuộc biến loạn vương triều. Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, Hàn Tử Cao là người đề xướng ra khái niệm nam hoàng hậu, tuy rằng chưa trở thành hiện thực, nhưng sự thật về sắc đẹp khuynh thành của Hàn Tử Cao lại không thể phủ nhận. Khi Trần Tây bị bệnh, Tử Cao đã hầu nước bưng thuốc, giây phút không xa, khiến cho Trần Tây được an ủi rất lớn trong những giờ phút sắp lìa đời. Tất cả mọi người trong một hoàng cung rộng lớn đều bị đuổi ra ngoài cửa, chỉ riêng Hàn Tử Cao được hầu hạ Trần Tây, sống qua khoảng thời gian cuối cùng của hai người. Sau khi Trần Tây mất, Tử Cao bị ban cho tội chết, khi ấy chàng chỉ mới 30 tuổi.

9. Lữ Bố

Lữ Bố, tên chữ là Phụng Tiên, người Cửu Nguyên, quận Ngũ Nguyên thời Tam quốc, làm quan đến chức Ôn hầu, thân thể cao lớn (ước trên một mét chín), tướng mạo anh tuấn, võ nghệ cao cường. Không những quần áo hoa lệ, Lữ Bố còn rất thích khoe mã. Mỗi khi đi ra ngoài là chàng “phong thái hiên ngang, uy phong lẫm liệt, tay cầm chiếc họa kích Phương Thiên, mắt long lên mà nhìn”, quả thực là rất nam tính. Chàng thường cầm một chiếc hoạ kích trong tay, ngồi trên con ngựa quý Xích Thố, đi khắp nơi để tán gái, người đương thời thường nói “trong nhân gian có Lữ Bố, trong loài ngựa có Xích Thố”. Gái đẹp phần nhiều tự yêu mình, trai đẹp cũng không ngoại lệ. Khi làm thuộc hạ của Đinh Nguyên, Lữ Bố cũng “kết tóc đỉnh đầu đội mũ vàng, khoác áo chiến bào Bách Hoa, mình mang áo giáp Đường Nê, buộc thắt lưng sư tử báu”, trông rất có dáng. Sau khi về với Đổng Trác, Lữ Bố cũng đua đòi xa xỉ: “Đầu đội mũ vàng tía, tóc kết làm ba, mình khoác áo bào Bách Hoa bằng gấm đỏ của , mang áo giáp có hình mặt thú nuốt đầu liên hoàn, buộc thắt lưng sử tử Giáp Linh Lung”, trông như một vị vua trên thiên đình, khiến ngay cả đại mỹ nhân Điêu Thiền (thường gọi là Điêu Thuyền) cũng phải động lòng.

Thập đại mỹ nam đẹp trai nhất thời cổ đại Trung Hoa

Lữ Bố không chỉ thạo về việc dùng hoạ kích, chàng còn rất thiện việc bắn tên, đây cũng chính là ngón nghề mà chàng rất tự hào. Võ nghệ chàng cao siêu, ba người Quan Vũ, Trương Phi, Lưu Bị liên thủ lại thì mới có thể miễn cưỡng thắng được chàng. Luận về võ nghệ cá nhân, vào thời Tam quốc thì chàng quả là vô địch thiên hạ.

Nhưng đây lại là người thường hay phản phúc, vô nhân nghĩa, tráo trở đa đoan. Đầu tiên, Lữ Bố bái Đinh Nguyên làm nghĩa phụ, nhưng một kẻ bị chàng “trừng mắt mà nhìn” như Đổng Trác chỉ cần dùng con ngựa Xích Thố và ngọc đới Kim Châu để ra lệnh chàng giết Đinh Nguyên và theo về Đổng Trác thì chàng lại tuân lời. Điều này cũng không thể trách cứ Lữ Bố, vì chàng vốn xuất thân từ gia đình nghèo khổ, ngoài võ công vô địch thiên hạ ra thì chàng chẳng có một thứ gì. Chàng chẳng khác gì một tuyệt thế giai nhân xuất thân từ tầng lớp bình dân vậy, khi đối mặt với một kẻ dùng tiền tài và của cải để khuyến dụ chàng, thì trên thế gian này có mấy ai lại không vứt bỏ tình xưa? Sau khi Lữ Bố trở thành thuộc hạ của Đổng Trác, do tư thông với Điêu Thiền, sợ việc xấu bị phơi bày nên đã cùng với Tư Đồ Vương Duẫn cùng nhau mưu sát Đổng Trác. Khi Thào Tháo chinh phạt , Lữ Bố nhân cơ hội đã tiến hành đánh úp căn cứ địa của ông ta, sau lạ nhiều lần tác chiến với Tào Tháo, sau do tên thủ hạ là Hầu Thành làm phản nên Lữ Bố đành phải đầu hàng.

Ở lầu Bạch Môn, Lữ Bố bị bắt giữ. Lưu Bị nói với Tào Tháo rằng: “Ông không thấy câu chuyện của Đinh Nguyên, Đổng Trác đấy sao?” Kỳ thật, Lưu Bị biết rằng mình đố kỵ với Đinh Nguyên, Đổng Trác, bởi vì bản thân Lưu Bị cũng muốn có được Lữ Bố. Lữ Bố quả thực rất đẹp, vẻ đẹp hoàn hảo ấy khiến người ta yêu mến thắm thiết, mà yêu mến tất sẽ khiến người ta mù quáng. Ông ta biết rằng bất kỳ ai có được Lữ Bố cũng đều sẽ dành trọn tình cảm của mình cho Lữ Bố, một anh hùng như Tào Tháo cũng không ngoại lệ (có thể thấy được điểm này khi ông ta đối đãi với Quan Vũ sau này). Nếu như thế, Tào Tháo có thể sẽ tiếp gót theo Đinh Nguyên, Đổng Trác về nơi chín suối, bản thân của Lưu Bị sẽ hạ được một đối thủ cạnh tranh lớn nhất ở đất Trung Nguyên, và Lữ Bố cũng sẽ không chết. Nhưng Lưu Bị cũng không thể đành lòng để Tào Tháo giành lấy Lữ Bố. Cái mà Lưu Bị không có được thì người khác cũng đừng mong có được. Đây chính là logic của Lưu Bị, vì thế mà ông ta càng muốn Lữ Bố phải chết. Riêng về Thào Tháo, tuy rằng rất muốn có được Lữ Bố, nhưng bản thân ông ta cũng không muốn trở thành Đinh Nguyên, Đổng Trác thứ hai, lại đành phải giết Lữ Bố. Xem ra, “hồng nhan bạc mệnh” không những được dùng để chỉ số phận của các mỹ nữ, mà nó còn sử dụng rất thích hợp cho đệ nhất mỹ nam thời Tam quốc này.

10. Kê Khang

Kê Khang, tên chữ là Thúc Dạ, người huyện Chí, quận Tiêu (nay là huyện Túc tỉnh ), là nhân vật lãnh tụ trong nhóm “Trúc lâm thất hiền”. Kê Khang chính là một nhà tư tưởng, một thi sĩ và một nhạc sĩ nổi tiếng của thời Nguỵ mạt (thời kỳ Tam quốc), đây còn là một nhân vật đại diện cho trường phái huyền học đương thời. Kê Khang mồ côi cha từ bé, nhưng nhân cách đáng kính hơn người: lòng thẳng thắn cương trực, cần mẫn học hành và có chí hướng của chim hồng chim hộc. Sau Kê Khang cưới cháu của Tào Tháo (con gái của Tào Lâm) làm vợ. Khi họ Tào vẫn đang nắm quyền thì Kê Khang đã làm quan đến chức Trung tán đại phu.

Kê Khang là một tác gia rất hiếm thấy của Trung Quốc cổ đại, vừa tinh thông văn học, huyền học và âm nhạc, lại vừa anh tuấn, phong độ. Người ta đã hình dung về Kê Khang như sau: “uy phong như con rồng, tư thái như con phượng, thiên chất rất tự nhiên”. Sử chép rằng, Kê Khang “thân cao bảy thước tám tấc, phong thái cao nhã, những người gặp chàng đều khen rằng: phong độ tự nhiên, sảng khoái rất mực, cử chỉ thanh thoát. Hoặc bảo rằng: Phong độ như ngọn gió dưới tàn thông, thanh cao mà từ tốn”. Để minh chứng cho nhận định này là một câu chuyện sau: một lần Kê Khang vào rừng sâu hái thuốc, có một tiều phu trông thấy bèn ngờ chàng là thần tiên hạ phàm, chỉ vì phong thái của Kê Khang quả thực chẳng thể nào nhầm lẫn với người thường được.

Thập đại mỹ nam đẹp trai nhất thời cổ đại Trung Hoa

Kê Khang rất yêu thích âm nhạc, trong bài tựa “Cầm phú”, chàng nói rằng: “Từ nhỏ ta đã yêu thích âm nhạc rồi, khi lớn lên thì tìm tòi học tập, bởi lẽ rằng vật có lúc thịnh lúc suy nhưng riêng âm nhạc thì không hề thay đổi; mùi vị có thể ngấy nhưng âm nhạc thì không chán”. Đối với đàn và nhạc truyền thống lẫn đương đại, Kê Khang đều rất quen thuộc, điều này có thể thấy được trong bài “Cầm phú” của chàng.

Theo ghi chép của Lưu Tịch trong “Cầm nghị” thì, Kê Khang đã học được “Quảng Lăng Tán” từ con trai của Đỗ Quỳ là Đỗ Mãnh. Kê Khang rất thích nên thường xuyên đàn khúc nhạc này, đến nỗi có rất nhiều người đến xin học nhưng chàng nhất quyết không truyền lại. Sau khi dòng họ Tư Mã lên nắm chính quyền, chàng không muốn hợp tác vớI kẻ thống trị mới này, bèn cùng Nguyễn Tịch, Hướng Tú, Sơn Đào, Lưu Linh, Nguyễn Hàm , Vương Nhung kết làm “Trúc lâm thất hiền”, đối kháng với dòng họ Tư Mã. Sau bị họ Tư Mã sát hại, khi mất chỉ mới bốn mươi tuổi. Trước khi hành hình chàng, có đến ba ngàn thái học sinh đến cầu xin cho chàng nhưng cuối cùng cũng không có kết quả. Trước khi chết, chàng gảy lại khúc nhạc này, đồng thời thở dài và bảo rằng: “Quảng Lăng tán nay đành mất rồi”. Ngày nay, khi khai quật mộ phía nam của cầu Tây Thiện, , người ta tìm thấy bức gạch có vẽ hình Kê Khang, trong đó khắc hoạ hình ảnh của một Kê Khang đang ngồi khảy đàn, cốt cách hiên ngang mà thanh thoát.

Kê Khang lại là người có đường nhân duyên rất tốt. Vương Nhung bảo rằng, kết giao với chàng trong suốt 20 năm mà chưa từng lúc nào thấy chàng tỏ vẻ khó chịu ra mặt, chính vì thế mà người đương thời truyền với nhau về chàng bằng một cái mỹ danh: “ý tứ xa xôi, tâm tính khoáng đạt”. Nhưng Kê Khang lại có lòng dạ cương trực, căm ghét cái xấu, thẳng thắn ngạo nghễ, hễ gặp chuyện thì bộc phát… Bài văn nổi tiếng “Thư tuyệt giao với Sơn Cự Nguyên” cùng với niềm đam mê đối với khúc Quảng Lăng tán của chàng chính là sự thể hiện một tính cách căm ghét thói đời, ngạo nghễ bất khuất của chàng. Cũng chính vì thế mà chàng khinh thường Tư Mã Chiêu, khiến chàng phải gặp hoạ sát thân, đây cũng chính là một ví dụ điển hình của tính cương trực, không a dua, xu nịnh kẻ nắm quyền.

Lịch sử Trung Hoa quả thật có rất nhiều điều hấp dẫn gây sự thích thú và tò mò khám phá của rất nhiều khách du lịch nước ngoài. Du khách hãy tham gia tour du lịch Trung Quốc cùng https://travel.duhoctrungquoc.vn/ để có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về vùng đất xinh đẹp này nhé! 

Thông tin bài viết được thu thập và tổng hợp từ Nguồn Internet chỉ mang tính chất tham khảo.

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 20:51:58

Danh mục đăng tin:Ẩm thực Trung Hoa, Văn hoá - Con người,
Top