Rượu Mao Đài – "đệ nhất mỹ tửu" của Trung Quốc

Rượu Mao Đài chính hiệu được làm ra tại trấn Mao Đài, cách trung tâm huyện Nhân Hoài, tỉnh Quý Châu 13 km về phía Tây Bắc. Nơi đây có con sông Xích Thủy với dòng nước trong vắt suốt 4 mùa từ trong hang núi chảy qua. Rượu Mao Đài được sản xuất trực tiếp từ nước sông Xích Thủy và chính nó đã làm thành hương vị tự nhiên độc nhất vô nhị của loại rượu này. 

Do điều kiện địa lý đặc biệt nên thời tiết của thị trấn quanh năm oi ả, không một luồng gió thổi. Bất kỳ du khách nào tới đây cũng đều có cảm giác như thấy cả không gian được bao phủ bởi mùi men rượu nồng nàn bốc ra từ những cái nồi lớn đang chưng cất rượu. Mỗi người dân trấn Mao Đài đều sẽ nói với du khách rằng cái “tiểu khí hậu” của trấn Mao Đài là “độc nhất vô nhị” trên đời. Vì thế nếu rời trấn Mao Đài thì sẽ không bao giờ nấu được loại rượu Mao Đài đích thực.

Rượu Mao Đài có một lịch sử lâu đời, là điển hình của “văn hóa tửu” Trung Hoa. Theo như sử sách còn ghi, thì vào đời nhà Đường (618-907) tại Trung Quốc đã xuất hiện nhiều loại rượu ngon, trong đó có rượu Hạnh Hoa được làm ra từ thôn Hạnh Hoa (huyện Phần Dương, tỉnh ). Rượu Hạnh Hoa đã được Đỗ Mục, một thi nhân đương thời làm rạng danh trong hai câu thơ nổi tiếng:

“Một góc lò rượu Mao Đài.

Tá vấn tửu gia hà xứ hữu

Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn”.

Tạm dịch: “Hỏi thăm quán rượu nào ngon nhất. Mục đồng chỉ đến Hạnh Hoa thôn”.

Trong thôn Hạnh Hoa có một thương nhân họ Giả rất sành rượu và rất mê rượu Hạnh Hoa. Mỗi lần đi buôn xa ông ta đều mang theo vài vò rượu Hạnh Hoa để uống, vì cho rằng không loại rượu nào sánh được.

Lần đó họ Giả tới trấn Mao Đài thì gặp phải trời mưa liên tiếp mấy ngày liền, khiến đường bị tắc nghẽn, không về được, ngày ngày uống rượu tiêu sầu, chờ trời nắng ráo. Hôm ấy, mấy vò rượu Hạnh Hoa mang theo đã uống hết, họ Giả đành phải lần đến một tửu quán trong trấn để tìm rượu uống. Người chủ quán đã mang ra nhiều loại rượu khác nhau, nhưng họ Giả chỉ nhấm qua rồi lắc đầu, đòi đổi loại khác.

Rượu Mao Đài - "đệ nhất mỹ tửu" của Trung Quốc

Thấy ông khách là người vùng khác, nhưng lại tỏ ra rất sành rượu và nho nhã, chủ quán sau hồi lâu đắn đo đã đem tới một bình nhỏ, men màu trắng ngà, miệng trám kín và nói: “Đây là loại rượu đặc biệt được nấu bằng thứ nguyên liệu chỉ vùng này mới có. Khi nấu xong lại được hạ thổ qua 4 mùa xuân, hạ, thu, đông để điều hòa khí vận âm dương, chỉ những người dân tại trấn này mới được dùng. Nay thấy quý khách tuy là người phương xa tới, nhưng rất sành về rượu, nên tôi mạn phép tổ tiên, mời quý khách nếm thử”.

Họ Giả cám ơn, rồi thận trọng rót ra một chén. Vừa đưa lên miệng chưa kịp uống thì đã thấy hương thơm ngào ngạt, hơi men nồng đượm thấm vào gan ruột. Thưởng thức vài chén, họ Giả không ngớt miệng khen ngon.

Lân la hỏi chuyện, được người chủ quán cho biết: Loại rượu này nấu rất tốn công, từ việc lựa chọn nguyên liệu, ủ men, chưng cất… nhất nhất đều phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt. Vì vậy loại rượu này nấu rất ít, chỉ để dùng trong những dịp đặc biệt trong nhà, không bao giờ bán ra ngoài.

Vốn là người mê rượu và biết nấu rượu, cộng với đầu óc nhanh nhạy của một thương nhân, họ Giả lưu lại mấy ngày, đi thăm thú khắp nơi. Ngắm nhìn những mảnh ruộng cao lương xanh tốt, dòng Xích Thủy hà nước trong vắt chảy qua cánh rừng ngân hạnh, khí trời nồng ấm, thấy nơi đây đúng là “mỹ tửu chi địa”, có đầy đủ điều kiện để tạo ra loại rượu ngon, bèn quyết định mở lò nấu rượu ở đây.

Trở về Hạnh Hoa thôn, thương nhân họ Giả tuyển một nhóm người có tay nghề nấu rượu cao nhất vùng, rồi đưa đến trấn Mao Đài dựng mấy gian nhà mở lò nấu rượu theo phương pháp cổ truyền của thôn Hạnh Hoa. Đồng thời họ Giả cũng tuyển một số người dân địa phương nắm được bí quyết trong quy trình chọn nguyên liệu, ủ men, chưng cất loại rượu của vùng này.

Thế là một loại rượu quý kết hợp được cách nấu với số lượng lớn cũng như cái hương sắc của chất men say rượu vùng Hạnh Hoa với cái tinh túy của nguyên liệu, phương pháp chưng cất hạ thổ bí truyền của rượu trấn Mao Đài ra đời, và được đặt tên là rượu Mao Đài.

5 năm sau kể từ khi mẻ rượu đầu tiên ra lò, những vò rượu Mao Đài hạ thổ được lấy lên mang ra chiêu đãi quý khách nhân ngày khai trương tửu quán chuyên bán rượu Mao Đài, đã làm hài lòng tất cả các vị khách trong trấn Mao Đài cũng như các vị khách thập phương. Kể từ đó, rượu Mao Đài dần trở thành nổi tiếng trên khắp cả nước, được vua chúa của các triều đại Trung Hoa sử dụng. Năm 1915, lần đầu tiên rượu Mao Đài tham gia Hội chợ rượu quốc tế ở Panama, đoạt Huy chương vàng, khiến cho danh tiếng của rượu Mao Đài nổi danh toàn thế giới. Riêng ở Trung Quốc nó được xếp vào hàng “danh tửu”.

Rượu Mao Đài - "đệ nhất mỹ tửu" của Trung Quốc

Rượu Mao Đài là rượu chưng cất từ cao lương lên men. Rượu này có đặc trưng là trong vắt, không màu, có mùi thơm đặc trưng và có độ cồn cao (truyền thống là 65%, song gần đây có nhiều loại Mao Đài chỉ từ 35 đến 47%).

Rượu Mao Đài đó được công nhận là “thực phẩm xanh”, “thực phẩm hữu cơ” và được xếp hạng sản phẩm quốc gia toàn Trung Quốc. Chuyện uống rượu Mao Đài có lợi cho sức khỏe đó được người đời truyền tụng từ lâu. Năm 1972, khi Tổng thống Nixơn thăm Trung Quốc, trong tiệc chiêu đói, Thủ tướng Chu Ân Lai đó nói: “Trên đường Trường Chinh, rượu Mao Đài là thuốc chữa bách bệnh của Quân Giải phóng: rửa vết thương, giảm đau, giải độc, trị các chứng thương phong cảm mạo…”. Sau này, trong buổi chiêu đãi tân Thủ tướng Nhật Bản, ông lại nói: “Rượu Mao Đài hay hơn Vodka, không xóc và không đau đầu, có thể tiêu trừ mệt mỏi, làm dịu thần kinh”. Đặng Dĩnh Siêu rất ủng hộ Thủ tướng Chu Ân Lai dùng rượu Mao Đài. Bà đã để một mảnh giấy cho Cao Chấn Phổ, người phụ tá thân cận của Thủ tướng, dặn rằng: “Tối nay, khi Thủ tướng trở về hoặc trong bữa ăn, hãy khuyên ông dùng chút rượu Mao Đài”. Như thế đủ biết, Đặng Dĩnh Siêu hiểu rất rõ và rất tín nhiệm rượu Mao Đài. Nếu rượu Mao Đài không tốt như thế, đời nào bà lại khuyên ông dùng.

Ông Đặng Tiểu Bình cũng dùng rượu Mao Đài để bảo vệ sức khỏe. Đặng Lâm, con gái lớn của ông nhớ lại: “Cha tôi thường uống vài chén Mao Đài trước mỗi bữa ăn”. Khi Nữ hoàng Anh Elizabet thăm Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình năm đó đó 82 tuổi vẫn uống liền được năm chén Mao Đài.

Rượu Mao Đài - "đệ nhất mỹ tửu" của Trung Quốc

Tại sao rượu Mao Đài có công hiệu như thế? Chúng ta thử tìm hiểu từ các khía cạnh hương vị, nguyên liệu để chế biến ra loại rượu này nhé! Qua nghiên cứu, phân tích trong thời gian dài, người ta đó tìm ra: trong rượu Mao Đài, ngoài rượu tinh khiết và nước ra, còn có rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe, nó được bắt nguồn từ những yếu tố như: Công nghệ độc đáo; có các chất khó bay hơi nhiều; có độ toan cao gấp 3 – 4 lần các loại rượu trắng khác; sự có mặt của nhiều hợp chất phenol trong rượu Mao Đài; độ cồn tinh khiết trong rượu Mao Đài là khoa học và hợp lý; rượu Mao Đài để lên men tự nhiên, không cho phép thêm thắt bất kỳ hương vị hay hương liệu nào, cũng không cho thêm chất điều chỉnh độ rượu nào; trong rượu Mao Đài có SOD có thể thúc đẩy sự sản sinh lượng lớn các anbumin.

Rượu Mao Đài là thần bí, hương thơm của nó làm say đắm lòng người, phong cách của nó khuynh đảo bao người, công hiệu của nó làm người đời ca ngợi. Uống một lượng rượu Mao Đài vừa độ làm người ta khỏe lên. Và, đã từ rất lâu, rượu Mao Đài trở thành đặc sản nổi tiếng của Trung Quốc. Đã có nhiều khách du lịch nước ngoài có dịp du lịch Trung Quốc mong muốn được một lần thưởng thức chén rượu Mao Đài làm say đắm lòng người và không quên mua về làm quà tặng người thân.

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 31-12-2021 14:12:12

Danh mục đăng tin:Ẩm thực Trung Hoa, Văn hoá - Con người,
Top