Phân vị Phi tần trong hậu cung Nhà Thanh Trung Hoa xưa

PHẨM PHỤC DÀNH CHO HẬU PHI NHÀ THANH

Đối với một hậu phi nhà Thanh, trang phục vào dịp sắc phong hoặc đại lễ luôn được yêu cầu, không chỉ thể hiện vinh quang của nhà Thanh, mà còn thể hiện địa vị của vị phi tần đó. Theo quy định nhà Thanh, một lễ phục cơ bản của hậu phi là: Triều quan, Kim ước, Nhị ước, Lãnh ước, Triều châu, Thải thuế, Triều quái, Triều bào, Triều váy cùng Triều ủng.

Chủ yếu quần áo từ ngoài vào trong, phân biệt là: Triều quái, Triều bào và Triều váy 3 thứ. Hoàng thái hậu và Hoàng hậu đều giống nhau, đơn giản vì danh xưng Thái hậu ý chỉ “Hoàng hậu của Tiên đế” nên trang phục cùng Hoàng hậu đồng dạng. Xuống dưới tần phi tước Tần trở lên và mệnh phụ cấp cao mới cùng giống, và cũng chỉ có Tần trở lên mới có Triều quái, Triều bào, Triều quan mà thôi.

1. Triều phục

* Triều quái: là một loại áo khoác mặc bên ngoài Triều bào ở dưới Phi lĩnh. Theo Khâm định Đại Thanh hội điển sự lệ ghi lại thì: “Sắc dùng thanh, trường vạt vô mệ, dệt kim long văn, dệt kim lụa hoặc dệt kim lụa nạm biên”.

Triều quái không có tay áo, cân vạt và dài. Loại áo này có cơ bản 4 thể, loại đầu tiên có thể thấy trên tranh vẽ Hiếu Kính Hiến hoàng hậu của Ung Chính Đế và một số tranh hậu phi đời trước, đều cùng một loại mẫu để vẽ. Thể thức này tay áo màu lam, vạt áo xẻ tà đằng trước, viền áo nạm kim, trước ngực là một hình rồng chính long, vạt áo có 2 hành long, phía dưới vạt áo có thể thức bát bảo bình thủy. Có thể tạm xem đây là thể thức thời Khang-Ung thường dùng, vì bức họa các vị Hoàng hậu trở ra trước đều như vậy.

Một số hình vẽ mệnh phụ thời gian này cũng có hình thức Triều quái tương tự như vậy. Loại thức này chính thức sang thời Càn Long trung kỳ bị bãi bỏ. Thời kỳ này, triều đình quy định Triều quái Hoàng hậu dùng màu xanh, trước sau là 2 hình đại lập long. Cứ theo “Khâm định cung trung hiện hành tắc lệ” thời Càn Long ghi lại: “Triều quái, sắc dùng xanh đá, phiến kim duyên, thêu văn trước sau lập long các nhị”. Phía dưới, Hoàng tử Phúc tấn đến Huyện chúa đều dùng thức trước 4 sau 3 hình rồng.

Một loại Triều quái khác, gọi là “Hữu điệp triều quái” (dạng triều quái có tầng khúc). Loại này ở phần ngực trước sau thêu 2 hình lập long, phía dưới chia ra 4 tầng, hàng 1 và 3 thêu hành long, hàng 2 và 4 thêu vạn phúc vạn thọ đồ hình cùng với mây tía giao nhau. Loại này chỉ có tần phi trở lên dùng. Năm Càn Long thứ 36, Thanh Cao Tông vì Sùng Khánh Thái hậu vạn thọ mà ở Từ Ninh cung cử hành vạn thọ tiết, trong dịp này có “Từ Ninh yến hỉ đồ” thể hiện tần phi trong điện đều vận dạng này Triều quái.

Còn một loại Triều quái, thể hiện từ sau thời Càn Long trở đi. Cơ bản cũng là dạng 2 hình lập long, song hình lập long dời xuống hai vạt, viền áo thể hiện hình hoa văn vạn phúc vạn thọ cùng mây tía giao nhau, ở dưới vạt áo ngoài hoa văn sóng nước thì còn có các dải màu xanh, đỏ, lục, vàng, huyền xen kẽ nhau. Dạng thức này đến hết thời Thanh, có thể thấy các tranh Hoàng hậu đều là dạng này cả, như tranh vẽ Hiếu Đức Hiển hoàng hậu. Chỉ riêng đến thời Uyển Dung đăng vị Hoàng hậu, lại dùng thể thức Hữu điệp triều quái.

Phân vị Phi tần trong hậu cung Nhà Thanh Trung Hoa xưa

* Triều bào: là áo mặc chính trong bộ lễ phục của hậu phi. Bộ triều phục gồm hai yếu tố quan trọng là: Mã đề tụ (ống tay hình móng ngựa) cùng Phi lĩnh (loại cổ giả khoác lên vai, còn gọi “Khoát lĩnh”), sau đó còn có cổ áo tròn (viên lĩnh), tay áo hẹp nách rộng có viền, hai sườn mở vạt, có hoa văn rồng, đều lấy hình thức cửu long. Hoàng thái hậu, Hoàng hậu và Hoàng quý phi đều dùng Triều bào màu Minh hoàng sắc.

* Triều váy: Có hai loại, một là có áo hai là không dựa theo hiện vật thật. Hậu phi triều phục sử dụng trường hợp rất ít, chỉ ở trọng đại lễ nghi lễ mừng sử dụng, tỷ như đông chí, Nguyên Đán, vạn thọ, sắc phong,… và duy nhất lễ hiến tế tầm đàn của Hoàng hậu chủ trì. Hoàng Hậu triều váy, mùa Đông dùng phiến kim thêm hải long duyên, trên dùng hồng dệt kim thọ tự lụa, xuống dùng xanh đá hành long trang lụa, toàn dùng chính phúc, có bích tích. Mùa hè, triều váy dùng phiến kim duyên. Từ Hoàng hậu đến tần đều có quy chế như nhau.

* Triều quan: là một dạng mũ dùng cho Triều phục, ở giữa có một vật trang trí có tầng Kim phượng, xung quanh còn gắn một vòng những con Kim phượng và một con Kim địch ở sau gáy mũ. Mặt sau của Triều quan, ở dưới đuôi Kim địch có gắn chuỗi Rũ châu làm trang sức. Phía sau của Triều quan có 1 tấm Hộ Lãnh – nguyên liệu dùng giống vành Triều quan rũ xuống phía dưới. Có hai loại Triều quan, 1 cho mùa hè còn một cho mùa đông.

  • Triều quan của Hoàng thái hậu, Hoàng hậu: mùa đông dùng da huân chồn, mùa hạ dùng Nhung xanh (có tài liệu ghi là Nhung đen) bọc ngoài. Trên đỉnh đính Chu vĩ (chính là phần lông mềm màu đỏ). Đỉnh có 3 tầng, mỗi tầng cách 1 viên Đông châu và một con Kim phượng, trên thân Kim phượng gắn 3 viên Đông châu, 17 viên Trân châu, trên cùng của đỉnh Triều quan gắn một 1 viên Đông châu cỡ lớn. Trên Chu vĩ có đính bảy con Kim phượng, trên thân Kim phượng gắn 9 viên Đông châu, 1 viên đá mắt mèo, 21 viên Trân châu; một con Kim địch, trên thân Kim địch gắn 1 viên đá mắt mèo, 16 viên Trân châu nhỏ. Chim Địch rũ châu, có 302 viên, kết thành 5 hàng dãy rũ. Dây rũ dùng Minh Hoàng sắc.
  • Triều quan của Hoàng quý phi, Quý phi: lệ như của Hoàng hậu, mùa Đông dùng da Huân chồn, mùa hạ dùng Nhung xanh, đại khái như Hoàng hậu. Nhưng đuôi chim Địch sức 192 viên, kết thành 3 hàng dây rũ. Quý phi dây rũ dùng màu Kim hoàng sắc.
  • Triều quan của Phi: trên đỉnh chỉ có 2 tầng, mỗi tầng cách 1 viên Đông châu và một con Kim phượng, trên thân Kim phượng gắn 9 viên Đông châu, 17 viên Trân châu, trên đỉnh dùng đá mắt mèo. Trên Chu vĩ có đính năm con Kim phượng, sức 7 Đông châu, 21 trân châu; sau 1 Kim địch, đều như Quý phi. Chim Địch rũ châu, có 188 viên, kết thành 3 hàng dây rũ, đều như Quý phi.
  • Triều quan của Tần: lệ như Quý phi, có 2 tầng, mặt trên cùng khảm đá Kha. Thân Kim phượng gắn 5 viên Đông châu, 19 viên Trân châu, Kim địch phía sau sức 16 Trân châu, rũ dây tổng 172 viên, còn lại đều như Phi.

* Thải thuế: dây rũ bằng vải trước ngực của các bộ Triều quái, được cột bằng dây có màu theo quy định.

  • Thải thuế của Hoàng hậu thường màu xanh biếc, thêu Ngũ cốc được mùa, dây cột màu Minh hoàng.
  • Thải thuế của Hoàng quý phi, cùng Hoàng hậu tương đồng.
  • Thải thuế của Quý phi, dây cột màu Kim hoàng, còn lại như Hoàng quý phi.
  • Thải thuế của Phi, thêu hình Vân chi thụy bảo, còn lại như Quý phi.
  • Thải thuế của Tần không thêu hoa văn, còn lại như của Phi.

* Triều châu: một bộ dây ngọc khoác bên ngoài Triều quái, thành phần gồm 3 bộ, trong đó có 1 chuỗi dây bằng đá và 2 chuỗi san hô (màu đỏ), dây cột có màu. Hoàng hậu và Phi tần dựa theo chất liệu của Triều châu cùng màu của dây cột mà phân định:

  • Hoàng hậu: 1 dây Đông châu (màu trắng), 2 dây San hô, dây thắt màu Minh hoàng.
  • Hoàng quý phi: 1 dây Mật phách (màu vàng mật), 2 dây San hô, dây thắt màu Minh hoàng.
  • Quý phi: quy chế như của Hoàng quý phi, riêng dây thắt màu Kim hoàng.
  • Phi: quy chế như của Quý phi.
  • Tần: 1 dây San hô, 2 dây Mật phách, dây thắt màu Kim hoàng.

* Lãnh ước: là cái kiềng đeo trên cổ Triều quái.

  • Hoàng hậu: có 11 Đông châu, ở giữa lấy San hô, dây rũ ở 2 đầu dùng màu Minh hoàng, ở giữa các dây sức San hô, ở đuôi các dây sức đá Ngọc lam.
  • Hoàng quý phi: có 7 Đông châu, ở giữa lấy San hô, dây rũ ở 2 đầu dùng màu Minh hoàng, ở giữa các dây sức San hô, ở đuôi các dây cũng sức San hô.
  • Quý phi: màu dây là Kim hoàng, còn lại như Hoàng quý phi.
  • Phi và Tần: đều như Quý phi.

* Kim ước: dây đeo trên trán, để giữ Triều quan.

  • Hoàng hậu: khắc 13 hình Kim vân, mỗi hình sức 1 viên Đông châu, ở giữa dùng Thanh Kim thạch, Hồng Phiến kim. Ở sau rũ 1 dẫy ngọc, đều là trân châu, sức 324 viên, phân làm 5 hàng rũ, ở đuôi mỗi hàng rũ là sức 1 viên Đại trân châu. Giữa 5 hàng rũ có nối khoảng 2 viên Thanh Kim thạch, sức 8 viên Đông châu và 8 viên Trân châu xen kẽ.
  • Hoàng quý phi và Quý phi: khắc 12 hình Kim vân, mỗi hình sức 1 viên Đông châu, ở giữa dùng Thanh Kim thạch, Hồng Phiến kim. Ở sau rũ 1 dẫy ngọc, đều là trân châu, sức 204 viên, phân làm 3 hàng rũ, ở đuôi mỗi hàng rũ là sức 1 viên Đại trân châu. Giữa 3 hàng rũ có nối khoảng 2 viên Thanh Kim thạch, sức 6 viên Đông châu và 6 viên Trân châu xen kẽ.
  • Phi: khắc 11 hình Kim vân, mỗi hình sức 1 viên Đông châu, ở giữa dùng Thanh Kim thạch, Hồng Phiến kim. Ở sau rũ 1 dẫy ngọc, đều là trân châu, sức 194 viên, phân làm 3 hàng rũ, ở đuôi mỗi hàng rũ là sức 1 viên Đại trân châu. Giữa 3 hàng rũ có nối khoảng 2 viên Thanh Kim thạch, sức 6 viên Đông châu và 6 viên Trân châu xen kẽ.
  • Tần: khắc 8 hình Kim vân, mỗi hình sức 1 viên Đông châu, ở giữa dùng Thanh Kim thạch, Hồng Phiến kim. Ở sau rũ 1 dẫy ngọc, đều là trân châu, sức 177 viên, phân làm 3 hàng rũ, ở đuôi mỗi hàng rũ là sức 1 viên Đại trân châu. Giữa 3 hàng rũ có nối khoảng 2 viên Thanh Kim thạch, sức 4 viên Đông châu và 4 viên Trân châu xen kẽ.

* Nhị: tức là trang sức đeo ở lỗ tai, theo truyền thống người Mãn, hậu phi đều xỏ 3 lỗ ở tai và đeo 3 viên trang sức hoa tai vào khi mặc Triều phục. Theo quy chế, hình hoa tai của tần phi đều có hình rồng làm bằng vàng, ngoài ra còn sức trân châu mỗi bông 2 viên, tuy nhiên chất lượng trân châu tùy cấp bậc mà khác biệt:

  • Hoàng hậu: hoa tai dùng Nhất đẳng Trân châu;
  • Hoàng quý phi và Quý phi: dùng Nhị đẳng Trân châu;
  • Phi: dùng Tam đẳng Trân châu;
  • Tần: dùng Tứ đẳng Trân châu;

2. Cát phục

Khác với Triều phục phải dịp trọng đại vinh hiển mới được mặc, còn thì những việc hỉ hay cần trang trọng một chút, các hậu phi đều mặc một thứ phục sức gọi là Cát phục. Trong các triều đại Trung Quốc, chỉ có nhà Thanh là chính thức quy định loại phục sức này, dù trước đó nhà Minh đã hình thành khái niệm rồi.

Loại phục sức này cơ bản giống loại tiếp theo gọi Thường phục, nhưng hoa văn trang sức mỹ lệ, nên còn gọi là Thải phục hay Hoa y. Một bộ Cát phục bao gồm: Long quái mặc ngoài và Long bào mặc bên trong.

Phân vị Phi tần trong hậu cung Nhà Thanh Trung Hoa xưa

* Long quái: Gọi như vậy loại áo “Quái” là dạng áo có xẻ vạt, thân áo dài, ống tay tương đối dài, nhưng không có thức Mã đề tụ, đều có màu xanh đen (tức là Thạch Lam sắc). Theo khai quật được, thì Quái của Đế vương là áo xẻ trước sau, trái phải thành 4 vạt, còn Hậu phi chỉ xẻ đằng sau. Nhưng cứ theo nhiều hình họa thời Thanh sơ kỳ, cho thấy áo nữ cũng xẻ trước sau trái phải 4 vạt như nam giới. Này cũng tương đối dễ hiểu vì đa phần quần áo thời kỳ trước nam nữ khá là giống nhau một cái hình thức.

Hoa văn Long quái, thưở ban đầu là dạng Mãn trang, một thân áo toàn hình Mãn thêu mây. Dạng hoa văn này từ thời Minh hậu kỳ đã hình thành. Năm Khang Hi thứ 25, cứ “ dệt cục chí” có ghi nhận những thứ như “Mãn trang quái”, “Phong vân địa long thủy quái”… chính là thể Long quái này. Thể thức này, trước sau ngực thường là trước 2 sau 1 hình chính long, bả vai mỗi vai 1 chính long, ở hai vạt áo có hình phúc hành long trước sau 2 hình, cộng lại đủ 9 hình long. Bên dưới vạt có thể hoa văn “hải thủy giang nhai”. Ngoài ra còn có “Tứ long thức”; là trước sau hai hình đại lập long, hai vai mỗi vai hình 1 long. Loại áo Mãn trang quái này thời Khang-Ung khai quật hiện vật chiếm tỉ lệ rất cao.

Thưở từ thời Càn Long trở đi, cho đến vãn kỳ, đều là dạng Đoàn long trang. Đoàn long, tức là hình rồng ổ cuộn tròn, ngoài đoàn long phân bố ở hai vai, trước sau vùng ngực và trước sau phía dưới vạt áo, thì còn lại để trống và áo thường màu xanh đậm. Một số loại áo thêm hình sóng nước ở vạt áo và dải màu ở ống tay áo.

* Long bào, cũng gọi Mãng bào hay Cát phục bào, loại áo mặc bên trong và cũng là áo chính của một bộ Cát phục thời Thanh. Áo thể viên lĩnh (cổ tròn), ống tay áo dạng Mã đề tụ, khai vạt trái phải, thân áo dài, lĩnh khâm (viền cổ áo) có viền hoa văn. Đại để khá tương đồng với Long bào của phái nam trong hoàng thất.

Hoa văn của áo thường là Mãn địa văn (hình hoa văn phủ khắp áo) và Đoàn văn (hình hoa văn ổ). Thời sơ kỳ, áo bào của Đế-Hậu cùng dạng đoàn long, sau chỉ có hậu phi sử dụng. Ngoài ra dưới vạt áo cũng có hoa văn cột thủy, sóng thủy và đôi khi có đề tài dơi, mây phủ rải rác thân áo bên cạnh đoàn long (cái này khác với dạng mãn địa văn).

Cát phục thường mặc Long quái bên ngoài Long bào, song cũng có trường hợp chỉ mặc Long bào, nhưng do trang phục hoa văn của Long bào khá bắt mắt nên thông thường họ cũng không để lộ ra, chỉ khi vẽ tranh là thường như vậy.

Long bào quy định màu sắc, tương tự triều bào: Thái hậu, Hoàng hậu và Hoàng quý phi dùng màu Minh hoàng, Quý phi và Phi dùng màu Kim hoàng, còn Tần dùng màu Hương.

Phân vị Phi tần trong hậu cung Nhà Thanh Trung Hoa xưa

Quy định về Cát phục của các bậc Hậu phi cụ thể như sau:

  • Hoàng hậu và Hoàng quý phi: Long quái có 8 hình Ngũ trảo Kim long theo thể thức hình tròn khép kín, 2 vai là hình Chính long (hình rồng quay mặt ra chính diện), vát áo trước thêu 4 hình Hành long (hình rồng xoãi dài bề ngang), bên dưới là hình Bát bảo, Cột thủy, tay áo thêu hình Hành long. Còn một loại áo Long quái thì bên dưới không có Bát bảo Cột thủy, tay áo cũng không thêu hình gì. Long bào dùng màu Kim hoàng, cổ áo giả (Lĩnh tụ) dùng màu Thạch lam, toàn thân áo thêu 9 hình Kim long, xen kẽ là hình Ngũ sắc vân, Phúc thọ văn thải, trước sau chính giữ cổ là hình Chính long, trái phải có các hình Hành long tụ về, tay áo tương tiếp mỗi chỗ 2 hình Hành long, khai vạt. Loại áo thứ 2 Long bào, thêu Ngũ trảo Kim long 8 hình, 2 vai thêu Chính long, vạt áo 4 hình Hành long, bên dưới có Bát bảo, Cột thủy. Một loại nữa không có hoa văn bên dưới, còn lại đều như các loại trên.
  • Quý phi và Phi: đều có thể thức hoa văn tương tự với Hoàng hậu và Hoàng quý phi, cả Long quái và Long bào, duy Long bào đều dùng màu Minh hoàng.
  • Tần dùng Long quái trước sau và 2 vai đều là Chính long, ở vạt áo dùng Quỳ long (hình rồng lượn trong 1 hình tròn nhưng không quay chính diện), còn lại như Quý phi và Phi. Long bào của Tần dùng màu Hương, còn lại đều như trên.

Án theo lễ chế, Cát phục sẽ có Cát phục quan. Loại Cát phục quan này, có thể thấy giống với mũ nam giới, đầu là dạng mũ chóp lông đỏ, có thể tùy theo cấp bậc mà có điểm trang sức. Song trong các tranh họa thời kỳ này cũng có người không đội mũ mà chỉ biện tóc, tùy ý cài thêm hai ba loại trang sức. Lại có người dùng khăn đen phủ đầu, cài trâm. Sau này, loại khăn đó hình thành và đỉnh điểm ở thời Càn Long, đã ra Điền tử, một trong những loại phúc sức tiêu biểu của phụ nữ quý tộc nhà Thanh.

Điền tử về sau ngày càng gắn lên đó nhiều trang sức, trở thành một loại “Cát phục quan” không có trong điển lễ. Điền tử này trải qua quá trình biến đổi hình dạng, cuối cùng thành hình thể “thiên can” là hoàn chỉnh.

LƯƠNG BỔNG

1. Hoàng Thái hậu

* Lương bổng (theo năm): 

  • Vàng 20 lượng, bạc 2000 lượng.

* Nhu yếu phẩm (theo năm):

  • Mãng lụa 2 thất, bổ đoạn 2 thất, chức kim 2 thất, trang đoạn 2 thất, uy đoạn 4 thất, thiểm đoạn 1 thất, kim tự đoạn 2 thất, vân đoạn 7 thất;
  • Y tố đoạn 4 thất, lam tố đoạn 2 thất, mạo đoạn 2 thất, dương đoạn 6 thất, cung trù 2 thất, lộ trù 4 thất, sa 8 thất, lí sa 10 thất, phưởng sa 10 thất, hàng tế 10 thất;
  • Miên trù 10 thất, cao lệ bố 10 thất, tam tuyến bố 5 thất, mao thanh bố 40 thất, thô bố 5 thất, kim tuyến 20 lữu, nhung 10 cân, miên tuyến 6 cân, mộc miên 40 cân;
  • 2 hào ngân nữu 200, 3 hào ngân nữu 200, 2 đẳng điêu bì 10, 3 đẳng điêu bì 20, 5 đẳng điêu bì 70, lí điêu bì 12, hải long bì 12.

* Nhu yếu phẩm (theo ngày):

  • Heo một con, dê, gà, vịt các loại 1 chỉ, tân canh mễ 2 thăng, hoàng lão mễ 1 thăng 5 hợp, cao lệ giang mễ 3 thăng, canh mễ phấn 3 cân, bạch diện 51 cân;
  • Kiều mạch diện, mạch tử phấn các loại 1 cân, Oản đậu 3 hợp, chi ma 1 hợp 5 chước, bạch đường 2 cân 1 lưỡng 5 tiền, bồn đường 8 lưỡng, phong mật 8 lưỡng, hạch đào nhân 4 lưỡng, tùng nhân 2 tiền;
  • Cẩu kỷ 4 lưỡng, càn táo 10 lưỡng, trư nhục 12 cân, hương du 3 cân 10 lưỡng, kê đản 20 cá, diện cân 1 cân 8 lưỡng, đậu hũ 2 cân, phấn oa tra 1 cân, điềm tương 2 cân 12 lưỡng, thanh tương 2 lưỡng, thố 5 lưỡng, tiên thái 15 cân, gia tử 20 cá, vương qua 20 điều, bạch chá 7 chi, hoàng chá 2 chi, dương du chá 20 chi, dương du canh chá 1 chi;
  • Than Hồng la: mùa hè 20 cân, mùa đông 40 cân; than đen: mùa hè 40 cân, mùa đông 80 cân.

Phân vị Phi tần trong hậu cung Nhà Thanh Trung Hoa xưa

2. Hoàng hậu

Lương bổng (theo năm): 

  • Bạc 1000 lượng.

Nhu yếu phẩm (theo năm):

  • Mãng đoạn 2 thất, bổ đoạn 2 thất, chức kim 2 thất, trang đoạn 2 thất, uy đoạn 4 thất, thiểm đoạn 2 thất, kim tự đoạn 2 thất, vân đoạn 7 thất, y tố đoạn 4 thất;
  • Lam tố đoạn 2 thất, mạo đoạn 2 thất, dương đoạn 6 thất, cung trù 2 thất, lộ trù 4 thất, sa 8 thất, lí sa 8 thất, lăng 8 thất, phưởng ti 8 thất, hàng tế 8 thất;
  • Miên trù 8 thất, cao lệ bố 10 thất, tam tuyến bố 5 thất, mao thanh bố 40 thất, thô bố 5 thất, kim tuyến 20 lữu, nhung 10 cân, miên tuyến 6 cân, mộc miên 40 cân, lí điêu bì 40, Ô lạp điêu bì 50.

Nhu yếu phẩm (theo ngày):

  • Thịt heo 16 cân, thịt dê 1 mâm, gà, vịt các một loại chỉ, tân canh mễ 1 thăng 8 hợp, hoàng lão mễ 1 thăng 3 hợp 5 chước, cao lệ giang mễ 1 thăng 5 hợp, canh mễ phấn 1 cân 8 lưỡng;
  • Bạch diện 7 cân 8 lưỡng, kiều mạch diện 8 lưỡng, oản đậu 3 hợp, bạch đường 1 cân, bồn đường 4 lưỡng, phong mật 4 lưỡng, hạch đào nhân 2 lưỡng, tùng nhân 1 tiền, cẩu kỷ 4 lưỡng, càn táo 5 lưỡng, trư du 1 cân, hương du 1 cân, kê đản 10 cá, diện cân 12 lưỡng, đậu hũ 1 cân 8 lưỡng, phấn oa tra 1 cân, điềm tương 1 cân 6 lưỡng 5 tiền, thanh tương 1 lưỡng, thố 2 lưỡng 5 tiền;
  • Tiên thái 15 cân, gia tử 20 cá, vương qua 20 điều, bạch chá 5 chi, hoàng chá 4 chi, dương du chá 10 chi, dương du canh chá 1 chi;
  • Than Hồng la: mùa hè 10 cân, mùa đông 20 cân; Than đen: mùa hè 30 cân, mùa đông 60 cân.

3. Hoàng quý phi

Lương bổng (theo năm):

  • Bạc 800 lượng.

Nhu yếu phẩm (theo năm):

  • Mãng đoạn 1 thất, bổ đoạn 1 thất, chức kim 1 thất, trang đoạn 1 thất, uy đoạn 2 thất, thiểm đoạn 1 thất, kim tự đoạn 1 thất, vân đoạn 6 thất, y tố đoạn 3 thất;
  • Lam tố đoạn 3 thất, mạo đoạn 1 thất, dương đoạn 4 thất, bành đoạn 4 thất, cung trù 2 thất, lộ trù 3 thất, sa 8 thất, lí sa 7 thất, lăng 7 thất, phưởng ti 7 thất, hàng tế 7 thất, miên trù 6 thất, cao lệ bố 8 thất, tam tuyến bố 3 thất, mao thanh bố 15 thất, thâm lam bố 15 thất, thô bố 5 thất, kim tuyến 14 lữu, nhung 8 cân, miên tuyến 6 cân;
  • Mộc miên 30 cân, lí điêu bì 30, ô lạp điêu bì 40.

Nhu yếu phẩm (theo ngày):

  • Thịt heo 12 cân, thịt dê 1 mâm, gà 1 chỉ (hoặc vịt 1 chỉ), trần canh mễ 1 thăng 5 hợp, hoàng lão mễ 1 thăng 3 hợp 5 chước, cao lệ giang mễ 1 thăng 5 hợp, canh mễ phấn 1 cân 8 lưỡng;
  • Bạch diện 5 cân, kiều mạch diện 8 lưỡng, oản đậu 3 hợp, bạch đường 5 lưỡng, bồn đường 4 lưỡng, phong mật 4 lưỡng, hạch đào nhân 1 lưỡng, tùng nhân 1 tiền, cẩu kỷ 4 lưỡng, càn táo 5 lưỡng;
  • Trư du 1 cân, hương du 1 cân, kê đản 10 cá, diện cân 12 lưỡng, đậu hũ 1 cân 8 lưỡng, phấn oa tra 1 cân, điềm tương 1 cân 6 lưỡng 5 tiền, thanh tương 1 lưỡng, thố 2 lưỡng 5 tiền;
  • Tiên thái 15 cân, gia tử 20 cá, vương qua 20 điều, bạch chá 5 chi, hoàng chá 4 chi, dương du chá 10 chi, dương du canh chá 1 chi;
  • Than Hồng la: mùa hạ 10 cân, mùa đông 20 cân, Than đen: mùa hạ 30 cân, mùa đông 60 cân;
  • Lá Lục An trà 14 lượng (mỗi tháng), Lá Thiên Trì trà 8 lượng (mỗi tháng).

4. Quý phi

Lương bổng (theo năm):

  • Bạc 600 lượng.

Nhu yếu phẩm (theo năm):

  • Mãng đoạn 1 thất, bổ đoạn 1 thất, chức kim 1 thất, trang đoạn 1 thất, uy đoạn 2 thất, thiểm đoạn 1 thất, kim tự đoạn 1 thất, vân đoạn 4 thất, y tố đoạn 3 thất;
  • Lam tố đoạn 2 thất, mạo đoạn 1 thất, dương đoạn 2 thất, bành đoạn 1 thất, cung trù 2 thất, lộ trù 3 thất, sa 4 thất, lí sa 7 thất, lăng 6 thất, phưởng ti 7 thất, hàng tế 5 thất, miên trù 5 thất, cao lệ bố 6 thất, tam tuyến bố 2 thất, mao thanh bố 12 thất, thâm lam bố 12 thất, thô bố 5 thất, kim tuyến 12 lữu, nhung 6 cân, miên tuyến 4 cân;
  • Mộc miên 25 cân, lí điêu bì 20, ô lạp điêu bì 30.

Nhu yếu phẩm (theo ngày):

  • Thịt heo 9 cân 8 lưỡng, thịt dê 15 mâm (mỗi tháng), gà vịt cộng 15 chỉ (mỗi tháng), trần canh mễ 1 thăng 3 hợp 5 chước, bạch diện 3 cân 8 lưỡng, bạch đường 3 lưỡng, hạch đào nhân 1 lưỡng, càn táo 1 lưỡng 6 tiền, hương du 6 lưỡng, kê đản 4 cá, diện cân 4 lưỡng, đậu hũ 1 cân 8 lưỡng, phấn oa tra 8 lưỡng, điềm tương 6 lưỡng 5 tiền, thanh tương 8 tiền, thố 2 lưỡng 5 tiền;
  • Tiên thái 10 cân, gia tử 8 cá, vương qua 8 điều, bạch chá 2 chi, hoàng chá 2 chi, dương du chá 5 chi;
  • Than Hồng la: mùa hạ 10 cân, mùa đông 15 cân; Than đen: mùa hạ 30 cân, đông 60 cân;
  • Lá Lục An trà 14 lưỡng (mỗi tháng), Lá Thiên Trì trà 8 lưỡng (mỗi tháng).

Phân vị Phi tần trong hậu cung Nhà Thanh Trung Hoa xưa

5. Phi

Lương bổng (theo năm):

  • Bạc 300 lượng.

Nhu yếu phẩm (theo năm):

  • Mãng đoạn 1 thất, chức kim 1 thất, trang đoạn 1 thất, uy đoạn 2 thất, thiểm đoạn 1 thất, kim tự đoạn 1 thất, vân đoạn 4 thất, y tố đoạn 2 thất, lam tố đoạn 1 thất;
  • Mạo đoạn 1 thất, bành đoạn 3 thất, cung trù 1 thất, lộ trù 2 thất, sa 4 thất, lí sa 5 thất, lăng 5 thất, phưởng ti 4 thất, hàng tế 5 thất, miên trù 5 thất, cao lệ bố 5 thất, tam tuyến bố 2 thất, mao thanh bố 10 thất, thâm lam bố 10 thất, thô bố 3 thất, kim tuyến 10 lữu, nhung 5 cân, miên tuyến 3 cân, mộc miên 20 cân, lí điêu bì 10;
  • Ô lạp điêu bì 20.

Nhu yếu phẩm (theo ngày):

  • Thịt heo 9 cân, thịt dê 15 mâm (mỗi tháng), gà vịt cộng 10 chỉ (mỗi tháng), trần canh mễ 1 thăng 3 hợp 5 chước, bạch diện 3 cân 8 lưỡng, bạch đường 3 lưỡng, hạch đào nhân 1 lưỡng;
  • Càn táo 1 lưỡng, hương du 6 lưỡng, kê đản 4 cá, diện cân 4 lưỡng, đậu hũ 1 cân 8 lưỡng, phấn oa tra 8 lưỡng, điềm tương 6 lưỡng 5 tiền, thố 2 lưỡng 5 tiền, tiên thái 10 cân;
  • Gia tử 8 cá, vương qua 8 điều, bạch chá 2 chi, hoàng chá 2 chi, dương du chá 2 chi;
  • Than Hồng la: mùa hạ 5 cân, mùa đông 10 cân; Than đen: mùa hạ 25 cân, mùa đông 40 cân;
  • Lá Lục An trà 14 lưỡng (mỗi tháng), Lá Thiên Trì trà 8 lưỡng (mỗi tháng).

6. Tần

Lương bổng (theo năm):

  • Bạc 200 lượng.

Nhu yếu phẩm (theo năm):

  • Mãng đoạn 1 thất, chức kim 1 thất, trang đoạn 1 thất, uy đoạn 1 thất, thiểm đoạn 1 thất, kim tự đoạn 1 thất, vân đoạn 2 thất, y tố đoạn 2 thất, mạo đoạn 1 thất;
  • Dương đoạn 1 thất, bành đoạn 1 thất, cung trù 1 thất, lộ trù 2 thất, sa 1 thất, lí sa 2 thất, lăng 3 thất, phưởng ti 3 thất, hàng tế 3 thất, cao lệ bố 4 thất;
  • Mao thanh bố 8 thất, thâm lam bố 8 thất, thô bố 4 thất, kim tuyến 6 lữu, nhung 3 cân, miên tuyến 3 cân, mộc miên 15 cân, lí điêu bì 4, ô lạp điêu bì 20.

Nhu yếu phẩm (theo ngày):

  • Thịt heo 6 cân 8 lưỡng, thịt dê 15 mâm (mỗi tháng), gà vịt cộng 10 chỉ (mỗi tháng), trần canh mễ 1 thăng 3 hợp, bạch diện 2 cân, bạch đường 2 lưỡng, hương du 5 lưỡng 5 tiền;
  • Đậu hũ 1 cân 8 lưỡng, phấn oa tra 8 lưỡng, điềm tương 6 lưỡng, thố 2 lưỡng, tiên thái 8 cân, gia tử 6 cá, vương qua 6 điều, bạch chá 2 chi, hoàng chá 2 chi, dương du chá 2 chi;
  • Than Hồng la: mùa hạ 5 cân, mùa đông 8 cân; Than đen: mùa hạ 20 cân, mùa đông 30 cân;
  • Lá Lục An trà 14 lưỡng (mỗi tháng), Lá Thiên Trì trà 8 lưỡng (mỗi tháng).

7. Quý nhân

Lương bổng (theo năm):

  • Bạc 100 lượng.

Nhu yếu phẩm (theo năm):

  • Uy đoạn 1 thất, vân đoạn 2 thất, y tố đoạn 2 thất, lam tố đoạn 2 thất, mạo đoạn 1 thất, dương đoạn 1 thất, cung trù 1 thất, lộ trù 2 thất, sa 2 thất;
  • Lí sa 2 thất, lăng 2 thất, phưởng ti 2 thất, cao lệ bố 3 thất, mao thanh bố 6 thất, thâm lam bố 6 thất, thô bố 3 thất, kim tuyến 3 lữu, nhung 3 cân, miên tuyến 2 cân;
  • Mộc miên 12 cân, lí điêu bì 4, ô lạp điêu bì 10.

Nhu yếu phẩm (theo ngày):

  • Thịt heo 6 cân, thịt dê 15 mâm (mỗi tháng), gà vịt cộng 8 chỉ (mỗi tháng), trần canh mễ 1 thăng 2 hợp, bạch diện 2 cân, bạch đường 2 lưỡng, hương du 3 lưỡng 5 tiền, đậu hũ 1 cân, phấn oa tra 8 lưỡng, điềm tương 6 lưỡng, thố 2 lưỡng, tiên thái 6 cân, gia tử 6 cá, vương qua 6 điều, bạch chá 1 chi, hoàng chá 1 chi, dương du chá 1 chi;
  • Than Hồng la mùa đông 5 cân; Than đen: mùa hạ 18 cân, mùa đông 25 cân;
  • Lá Lục An trà 7 lưỡng (mỗi tháng), Lá Thiên Trì trà 4 lưỡng (mỗi tháng).

8. Thường tại

Lương bổng (theo năm):

  • Bạc 50 lượng.

Nhu yếu phẩm (theo năm):

  • Vân đoạn 1 thất, y tố đoạn 1 thất, bành đoạn 1 thất, cung trù 1 thất, lộ trù 1 thất, sa 1 thất, lăng 1 thất, phưởng ti 1 thất, mộc miên 3 cân.

Nhu yếu phẩm (theo ngày):

  • Thịt heo 5 cân, thịt dê 15 mâm (mỗi tháng), gà vịt cộng 5 chỉ (mỗi tháng), trần canh mễ 1 thăng 2 hợp, bạch diện 2 cân, bạch đường 2 lưỡng, hương du 3 lưỡng 5 tiền;
  • Đậu hũ 1 cân 8 lưỡng, phấn oa tra 8 lưỡng, điềm tương 6 lưỡng, thố 2 lưỡng, tiên thái 6 cân, gia tử 6 cá, vương qua 6 điều, bạch chá 2 chi, dương du chá 1 chi;
  • Than đen: mùa hạ 10 cân, mùa đông 20 cân.

9. Đáp ứng

Lương bổng (theo năm):

  • Bạc 30 lượng.

Nhu yếu phẩm (theo năm):

  • Vân đoạn 1 thất, y tố đoạn 1 thất, bành đoạn 1 thất, cung trù 1 thất, lộ trù 1 thất, sa 1 thất, lăng 1 thất, phưởng ti 1 thất, mộc miên 3 cân.

Nhu yếu phẩm (theo ngày):

  • Thịt heo 1 cân 8 lưỡng, thịt dê 15 mâm (mỗi tháng), gà vịt cộng 5 chỉ (mỗi tháng), trần canh mễ 6 hợp, bạch diện 2 cân, tùy thời tiên thái 2 cân, hoàng chá 1 chi, Dương du chá 1 chi;
  • Than đen: hạ 5 cân, đông 10 cân.

10. Quan nữ tử

Lương bổng (theo năm):

  • Bạc 6 lượng.

Nhu yếu phẩm (theo năm):

  • Vân đoạn 1 sơ, cung trừu 1 sơ, sa 1 sơ, phưởng ti 1 sơ, hàng tế 1 sơ, mộc miên 2 cân.

Nhu yếu phẩm (theo ngày):

  • Thịt heo 1 cân, bạch lão mễ 7 hợp 5 chước, hắc diêm 3 tiền, tiên thái 12 lưỡng.

Vậy là với những thông tin mà https://travel.duhoctrungquoc.vn/ vừa mới chia sẻ trên đây, du khách đã có thêm sự hiểu biết về hậu cung Nhà Thanh. Nếu du khách là người yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn khám phá nhiều hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành https://travel.duhoctrungquoc.vn/ nhé!

Thông tin bài viết được thu thập và tổng hợp từ Nguồn Internet chỉ mang tính chất tham khảo.

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 21:30:29

Danh mục đăng tin:Ẩm thực Trung Hoa, Văn hoá - Con người,
Top