Mỹ nhân 6 lần xuất giá, được chồng đều là đấng Quân vương

Dạng Mẫn Hoàng hậu (566-648), thường gọi Tiêu Hoàng hậu, là Hoàng hậu của Tùy Dạng Đế Dương Quảng trong lịch sử Trung Quốc.

Bà vốn là vật báu giữa nhân gian, vừa chào đời đã là tuyệt thế giai nhân, khuôn mặt như hoa mẫu đơn, đôi mắt long lanh, eo mềm mại như cây liễu, sắc đẹp tuyệt trần, phong thái quyến rũ hơn người, dường như tất cả những cái đẹp trên đời đều hội tụ trên người bà. Trong lịch sử Trung Quốc, có mấy ai có thể giống như Tiêu Hoàng hậu trải qua sự thay đổi triều đại, vẫn luôn ở bên cạnh quân vương.

Sau 6 đời chồng, nhan sắc vẫn quyến rũ, kiều mỵ các đấng quân vương, Tiêu thị không những không già nua xấu xí đi mà còn quyến rũ thêm muôn phần. Và chính bằng nhan sắc cùng khí chất bẩm sinh, Tiêu thị trở thành tuyệt thế giai nhân được truyền tụng muôn đời.

Thân thế

Tiêu Hoàng hậu là một thành viên của Hoàng tộc Tây Lương, là một công chúa của Lương Minh Đế, Hoàng đế của nước Tây Lương, song nước Tây Lương là chư hầu của Bắc Chu và sau đó là nhà Tùy.

Tiêu Hoàng hậu sinh ra đã mang trong mình số phận đặc biệt. Khi vừa chào đời, tướng mạo của nàng khiến thầy tướng số phải kinh ngạc. Sở hữu dung nhan hiếm có, lại thêm việc sinh vào ngày giờ đặc biệt, thầy tướng đã đoán trước vận mệnh của Tiêu thị bằng 8 chữ: “Mẫu nghi thiên hạ, mệnh đới đào hoa”.

Bà sinh vào tháng 2 Âm lịch, theo phong tục Giang Nam thì sinh vào tháng này là điều không tốt lành. Lương Minh Đế do tin vào điều mê tín này nên đã trao bà cho em họ là Đông Bình vương Tiêu Ngập nuôi dưỡng. Tuy nhiên, do Tiêu Ngập đã qua đời vào năm 566, bà được chuyển cho cữu phụ Trương Kha. Do Trương Kha có gia cảnh bần hàn, bà phải tham gia lao động.

Sau đó, Lương Minh Đế về phe Tùy Văn Đế trong cuộc nội chiến vào năm 580 chống Uất Trì Huýnh, năm 582, Tùy Văn Đế ngỏ ý muốn cưới một công chúa của Tây Lương cho Hoàng tử của mình là Tấn vương Dương Quảng. Tây Lương Minh Đế đã mời thầy bói xem mệnh của công chúa trong cung, song thầy bói nói những công chúa trạc tuổi Dương Quảng người thì không hợp mệnh, người thì không hợp tuổi. Tây Lương Minh Đế bất đắc dĩ đưa bà hồi cung, và thầy bói nói quẻ của bà đại cát, vì thế bà được gả cho Dương Quảng. Từ đây Tiêu thị trở thành chính thất của Dương Quảng, được phong làm Tấn vương phi. Năm đó, Dương Quảng đã 20 tuổi, còn Tiêu thị mới lên 9.

Mỹ nhân 6 lần xuất giá, được chồng đều là đấng Quân vương

Vì tuổi còn quá nhỏ nên bà chưa được tiến cung thành thân ngay. Lúc đó, Độc Cô hoàng hậu vô cùng yêu thích cô con dâu bé bỏng nên đã nuôi dưỡng chăm sóc nàng như con đẻ. Độc Cô hoàng hậu cho mời rất nhiều thầy giỏi đến dạy bà đọc sách, viết văn, hội họa, đàn hát. Không chỉ sở hữu nhan sắc nổi trội của một mỹ nhân mà Tiêu hoàng hậu còn có tố chất thông minh hơn người, bà học gì thạo đó. Nhờ vậy, chỉ vài năm sau, Tiêu Hoàng hậu đã nhanh chóng trở thành một tiểu tuyệt thế giai nhân, lại tinh thông thư lễ, đa tài đa nghệ.

Vốn háo sắc nên ngay khi nhìn thấy nhan sắc tuyệt trần của người vợ đã được mẫu thân lựa chọn, Dương Quảng liền muốn đưa bà vào cung. Năm Khai Hoàng thứ 13, Dương Quảng vào triều, sợ không thể chờ đợi lâu hơn nữa, Dương Quảng đã nhanh chóng kết hôn với Tiêu thị. Khi đó, Dương Quảng 25 tuổi còn Tiêu thị mới 13 tuổi.

Đêm động phòng hoa chúc, Dương Quảng lóng ngóng ôm chặt tiểu vương phi e ấp như nụ hoa mới nở vào lòng, ngoài ra Dương Quảng còn giả vờ diễn những hành động như một kẻ ngờ nghệch đang si tình để làm vừa lòng vương phi.

Trong quẻ bói của Tiêu thị lúc mới sinh ra có 4 chữ “mẫu nghi thiên hạ” và quả thực sau này Tiêu thị đã trở thành mẫu nghi thiên hạ, nhưng liệu Dương Quảng có trở thành Hoàng đế không? Mặc dù anh trai của Dương Quảng – Dương Dũng đã được lập làm Thái tử vào năm Khai Hoàng đầu tiên, nhưng đối với những người sinh ra trong một Hoàng tộc như Dương Quảng thì ôm mộng Hoàng đế là chuyện hoàn toàn bình thường. Vì vậy, ông đã coi Tiêu phi như là ngôi sao may mắn của mình, hết mực yêu thương trân trọng bà. Vì coi Tiêu phi là ngôi sao hy vọng của mình nên Dương Quảng đã bắt đầu thực hiện những mưu kế quỷ quyệt để tranh ngôi với anh trai mình. Đáng tiếc là Dương Quảng chỉ mới biết được vế trước trong quẻ của Tiêu thị mà không biết rằng vế sau bà lại là một người có “mệnh đới đào hoa”.

Mỹ nhân 6 lần xuất giá, được chồng đều là đấng Quân vương

Cuộc đời thăng trầm, phận hồng nhan truân chuyên nhiều lần thay đổi danh phận

Dương Quảng là một vị Hoàng đế ham mê tửu sắc, chỉ biết ăn chơi hưởng lạc, không lo việc triều chính, khiến nhiều thế lực ghen ghét tạo phản, sau đó để rơi giang sơn vào tay Vũ Văn Hóa Cập. Vốn yêu thầm Tiêu Hoàng hậu từ lâu, nên ngay sau khi lên ngôi vua, ông ta đã ép bà làm thiếp của mình bằng cách đe dọa tính mạng thế tử. Tiêu Hoàng hậu đành ngậm đắng nuốt cay, nhận danh phận Thục phi của chính kẻ đã giết chồng mình.

Lúc bấy giờ, ở vùng Trung Nguyên – cái nôi của nền văn minh Trung Quốc trong thời cổ đại, có đội quân do Hạ vương Đậu Kiến Đức dẫn đầu ngày càng lớn mạnh. Sau hết lần này đến lần khác thua trận, vào năm 619, Vũ Văn Hóa Cập đã bị Đậu Kiến Đức tiêu diệt, vơ vét hết của cải, ngọc ngà châu báu. Sau đó, ông đến yết kiến Tiêu Hoàng hậu và xưng thần. Một lần nữa, vị phiên vương này lại mê đắm trước sắc đẹp của mỹ nữ họ Tiêu. Vì vậy, ông đã lập Tiêu thị làm Hoàng phi, bất chấp thân phận là thần tử. Đậu Kiến Đức còn cho an trí bà ở Vũ Cường.

Vào khoảng thời gian đó, thế lực của người Đột Quyết ở phương Bắc rất hùng mạnh, làm muôn nơi khiếp sợ. Khi ấy, Khả Hãn (thủ lĩnh) của Đột Quyết có hôn ước với Nghĩa Thành công chúa (em gái Tùy Dạng Đế năm xưa), tức em chồng của Tiêu thị. Nghĩa Thành công chúa biết tin chị dâu còn sống, bèn phái sứ giả tới đón chị dâu. Đậu Kiến Đức không dám đối đầu với người Đột Quyết, chỉ còn cách giao lại Tiêu Hoàng hậu và người của Hoàng tộc cho sứ giả.

Khi ở Đột Quyết, một trong số các phi tần của Dương Giản đã hạ sinh một di phúc tử, đặt tên là Dương Chính Đạo. Tiêu Hoàng hậu nuôi dưỡng Dương Chính Đạo, còn Xử La khả hãn sau đó phong Chính Đạo làm Tùy vương. Tiêu hoàng hậu sau đến sống ở Định Tương. Dung nhan diễm lệ và khí chất trời sinh của Tiêu thị một lần nữa làm điên cuồng 2 đời thủ lĩnh của người Đột Quyết. Bà lần lượt trở thành sủng phi của Xử La Khả Hãn và sau đó là Hiệt Lợi Khả Hãn. Trong những năm này, các khả hãn Đột Quyết tiếp tục sử dụng Dương Chính Đạo để thu hút người Trung Nguyên hàng phục, nhằm cạnh tranh thế lực với triều Đường.

Lần thứ 6 trở thành vợ vua – lần cuối cùng cho quãng đời “hoa đào nở rộ”

10 năm sau, tức năm Trinh Quán thứ 4, quân của Đường Thái Tông Lý Thế Dân đánh bại người Đột Quyết. Tiêu Hoàng hậu cũng nhờ vậy mà có cơ hội được hồi hương.

Khi đó, bà đã 48 tuổi, còn Lý Thế Dân mới 33 tuổi. Tuy vậy, thời gian dường như rất ưu ái bà, bà vẫn rất trẻ đẹp, thậm chí còn nổi trội hơn cả những thiếu nữ đôi mươi. Lúc ấy, bà đang mang thai, khiến cho Hoàng đế “mủi lòng” chiếu cố, thu nạp nàng vào hậu cung, phong làm Tiêu Chiêu dung. Không những vậy, để mừng Tiêu Hoàng hậu tới cung điện, Lý Thế Dân còn tổ chức một bữa tiệc xa hoa chào đón nàng. Hoàng đế cho thắp đèn sáng rực khắp cung điện, ca nữ đàn hát cả ngày, bàn tiệc bày đầy cao lương mỹ vị…  Lúc ấy, Đường Thái Tông có hỏi Tiêu thị: “Khanh thấy cảnh tượng trước mắt thế nào so với Tùy cung năm xưa?”.

Kỳ thực, cảnh tượng bấy giờ còn thua xa so với vẻ xa xỉ trong cung điện nhà Tùy năm nào. Trước kia, Dương Quảng (người chồng đầu tiên của Tiêu thị) vốn rất thích ăn chơi hưởng lạc, mỗi khi có yến tiệc đều đốt đèn mà dùng dạ minh châu để thắp sáng, còn cho người đốt đàn hương (hương liệu cao cấp), khiến cung điện chẳng khác gì chốn bồng lai tiên cảnh.

Mỹ nhân 6 lần xuất giá, được chồng đều là đấng Quân vương

Tiêu Chiêu dung không tiện so sánh, liền khôn khéo mà nói: “Bệ hạ là Hoàng đế khai quốc, sao lại đem mình đi so sánh với một vị vua làm mất nước?”. Đường Thái Tông nghe vậy rất mực hài lòng, càng thêm sủng ái Tiêu Chiêu dung. Tình cảm chân thành và sự che chở đặc biệt của Hoàng đế chính là lý do giúp Tiêu thị luôn sống yên bình trong chốn hậu cung đầy gió tanh mưa máu. Dương Văn Quán muốn thẩm vấn Tiêu Hoàng hậu để xem có quan lại triều Đường nào bí mật liên hệ với bà không, song Đường Thái Tông từ chối. Do đệ của Tiêu Hoàng hậu – Tiêu Vũ – là một trọng thần dưới thời Đường Cao Tổ và Đường Thái Tông, bà vẫn có được danh giá ở một mức độ nhất định tại kinh thành . Sau đó, Tiêu Hoàng hậu đã phụ trách việc cải táng Dạng Đế theo đúng lễ nghi. 

Tiêu Hoàng hậu đã sống 18 năm bình yên trong hậu cung nhà Đường và qua đời ở tuổi 67, khép lại một số phận đào hoa mà đầy gian truân của một người phụ nữ mà khiến trái tim của 6 vị hoàng đế thổn thức trong suốt 60 năm. Bà qua đời vào ngày 17/4/648 tại Trường An và được hợp táng tại Giang Đô cùng Dạng Đế với nghi lễ Hoàng hậu.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một quốc gia đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành https://travel.duhoctrungquoc.vn/ nhé!

Thông tin bài viết được thu thập và tổng hợp từ Nguồn Internet chỉ mang tính chất tham khảo.

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 19:59:25

Danh mục đăng tin:Ẩm thực Trung Hoa, Văn hoá - Con người,
Top