Kết cục bi thảm của Công chúa Thái Bình vào triều Đường, Trung Quốc

Thái Bình công chúa, phong hiệu đầy đủ là Trấn quốc Thái Bình Thái trưởng công chúa, là một hoàng nữ của Đường Cao Tông Lý Trị và Võ Tắc Thiên, là Công chúa nổi tiếng nhất triều đại nhà Đường và cả lịch sử Trung Quốc về quyền thế và tham vọng. Thái Bình công chúa cùng mẹ ruột Võ Tắc Thiên và chị dâu Vi Hoàng hậu được đánh giá là ba người phụ nữ gây nhiều ảnh hưởng sâu đậm nhất của triều đại này.

Thái Bình là hoàng muội của Đường Trung Tông Lý Hiển và Đường Duệ Tông Lý Đán, là cô ruột của Lâm Tri Vương Lý Long Cơ, về sau là Đường Minh Hoàng. Khi Vi hậu chi loạn xảy ra, công chúa cùng Lý Long Cơ mưu binh biến, khôi phục trật tự chính sự, sử gọi là Đường Long chi biến. Về sau hai cô cháu mâu thuẫn kịch liệt trong việc chia sẻ quyền lực, dẫn đến Tiên Thiên chi biến khiến công chúa bị chính cháu trai bức tử.

CUỘC ĐỜI THĂNG TRẦM CỦA THÁI BÌNH CÔNG CHÚA: DÙ TỪNG THÂU TÓM QUYỀN LỰC LỚN TRONG TAY NHƯNG CUỐI CÙNG LẠI NHẬN CÁI CHẾT THẢM

Sử cũ không ghi rõ công chúa Thái Bình sinh vào năm nào, nhưng có thể đoán ước chừng khoảng từ năm 660 đến năm 665, tức năm Lân Đức thứ 2 triều Cao Tông. 

Thái Bình là con gái thứ hai và là con gái út của Hoàng đế Đường Cao Tông Lý Trị và Hoàng hậu Võ Tắc Thiên. Riêng đối với Đường Cao Tông, bà là con gái thứ tư sau 3 vị công chúa là Kim Thành và Cao An do Tiêu Thục Phi sinh, và An Định do Võ hậu sinh. Ngoài chị ruột là An Định công chúa, bà có 4 anh ruột gồm Đường Nghĩa Tông Lý Hoằng, Chương Hoài Thái tử Lý Hiền, Đường Trung Tông Lý Hiển và Đường Duệ Tông Lý Đán.

Khác với mọi trường hợp, tuy là con gái nhưng Thái Bình rất được người mẹ Võ hậu sủng ái, thiên vị hơn cả các anh trai. Lúc nhỏ bà thường lui tới nhà của ngoại tổ mẫu là Vinh Quốc phu nhân Dương thị. Do vậy, cung nữ bên cạnh Thái Bình bị anh họ bà là Hạ Lan Mẫn Chi, con trai lớn của Hàn Quốc phu nhân Võ Thuận, chị Võ hậu cưỡng hiếp. Ngày trước Mẫn Chi từng giở trò đồi bại với Đông cung Hoàng thái tử phi trong Nội đình, cộng thêm tội này khiến Võ hậu tức giận, triệt đi tư cách kế thừa nhà họ Võ, thay vì theo tội đáng bị xử tử.

Năm Hàm Hanh nguyên niên (670), Vinh Quốc phu nhân Dương thị qua đời ở Phủ đệ, lúc này Thái Bình khoảng 8 tuổi. Nhân việc đó, Võ hậu cho Thái Bình trở thành Đạo cô để nhận thánh ân thay cho bà ngoại, tuy lấy danh nghĩa xuất gia, song công chúa vẫn ở lại trong cung. Về sau, Đường Cao Tông thương lượng một hiệp ước hòa bình với Thổ Phồn, Quốc vương Thổ Phồn đề nghị được hòa thân tức thành hôn với Thái Bình công chúa, nhưng Cao Tông nghe Võ hậu khước từ vì không nỡ gả con gái út đi xa. Đường Cao Tông cho xây miếu Đạo và đặt tên là Thái Bình Quán, chính thức cho Thái Bình vào ở, xuất gia, lấy lý do xuất gia để tránh cho công chúa hòa thân.

Kết cục bi thảm của Công chúa Thái Bình vào triều Đường, Trung Quốc

Qua rất nhiều năm, có một lần Thái Bình mặc đồ theo kiểu quan võ vào gặp Cao Tông và Võ hậu khiêu vũ. Đế-Hậu cười lớn hỏi bà:“Con không phải võ quan, làm sao phải như vậy?”. Công chúa bèn nói: “Để có thể đem ban cho Phò mã của con, không được sao?”. Thiên hoàng biết ý tứ của công chúa, bèn vì con gái quyết định tuyển chọn Phò mã.

Năm Khai Diệu nguyên niên (681), Thái Bình hạ giá lấy anh họ là Tiết Thiệu, con trai trong cuộc hôn nhân lần thứ hai của chị Đường Cao Tông là Thành Dương công chúa với Tiết Quán. Hôn lễ được cử hành ở Vạn Niên huyện quán, phụ cận của , cực kỳ xa hoa và lộng lẫy. Năm đó, Thiên hoàng ra quyết định vì cử hành đại hôn của bà mà đặc xá thiên hạ. Trong gia đình họ Tiết, người anh cả Tiết Di có phu nhân là Tiêu thị, cùng với phu nhân của người anh trai khác Tiết Tự là Chương thị đều xuất thân bình dân, khiến Võ hậu có ý khinh thường, bà thường hay nói: “Con gái ta sao có thể là chị em dâu với hạng dân đen?”. Về sau, có người nói Tiêu thị là hậu duệ của danh thần Tiêu Vũ, Võ hậu mới bớt khắt khe đi. Chung sống cực kỳ hạnh phúc với Tiết Thiệu, Thái Bình sinh ra 2 người con trai là Tiết Sùng Huấn và Tiết Sùng Giản.

Năm 683, Đường Cao Tông qua đời, Hoàng hậu Võ Tắc Thiên trở thành Hoàng thái hậu, nắm hết mọi quyền lực trong triều, và có mưu đồ soán ngôi, xưng nữ hoàng đế. Năm Thùy Củng thứ 4 (688), Việt Kính vương Lý Trinh – con trai thứ 8 của Đường Thái Tông – cùng con trai là Lang Nha vương Lý Xung nổi dậy chống lại Võ hậu và thất bại. Hai anh trai của phò mã Tiết Thiệu là Tiết Di và Tiết Tự bị nghi là có liên quan tới Lý Xung và đều bị bắt, Tiết Thiệu cũng bị liên can. Tiết Di và Tiết Tự bị chặt đầu còn Tiết Thiệu bị đánh 100 roi và bỏ chết đói trong ngục. Khi đó, Thái Bình đang mang thai và đã sinh ra một con gái, sau này được phong làm Vạn Tuyền huyện chúa. Võ hậu nhằm an ủi con gái, đã phá lệ cấp thực ấp cho công chúa nhiều hơn bình thường, trên cả vạn hộ, nhưng tình cảm của công chúa dành cho mẹ bắt đầu lung lay. Võ hậu định gả Thái Bình cho cháu mình là Ngụy vương Võ Thừa Tự, nhưng do Võ Thừa Tự có bệnh nên cuộc hôn nhân này phải hủy (có thuyết cho rằng Thái Bình thương nhớ Tiết Phò mã nên từ hôn Võ Thừa Tự).

Năm Tái Sơ nguyên niên (690), Thái Bình tái giá lấy Võ Du Kỵ, một người cháu gọi Võ hậu bằng cô, là cháu nội của Võ Sĩ Lăng, chú Võ hậu. Do Võ Du Kỵ đã có vợ nên Võ hậu buộc vợ Võ Du Kỵ tự sát để lấy con gái mình. Không lâu sau khi Thái Bình tái giá, Võ thái hậu xưng Đế, lập ra Võ Chu triều đại.

Võ Du Kỵ tính tình khiêm nhường, cùng Thái Bình có hai người con trai là Võ Sùng Mẫn, Võ Sùng Hành và một người con gái. Về sau, Thái Bình bao dưỡng tình phu, thông dâm với nhiều đàn ông khác, kéo bè kết đảng, lại còn tìm sủng nam dâng cho mẹ là Võ Tắc Thiên. Các tình nhân của công chúa bao gồm: Tiết Hoài Nghĩa, Hòa thượng Huệ Phạm, Trương Xương Tông, Trương Dịch Chi, Cao Tiển và Thôi Thực.

 Kết cục bi thảm của Công chúa Thái Bình vào triều Đường, Trung Quốc

Cũng giống như mẹ, Thái Bình công chúa là người mưu mô và tham quyền. Bà đã gài người thân cận vào làm nội gián để theo dõi mẹ đẻ. Biết mẹ là người đam mê dục vọng nên bà đã cống nạp cho Võ Tắc Thiên hai người đàn ông là Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi. Hai người này đã lấy được lòng tin của Võ Tắc Thiên và được cho nhiều quyền hành, làm đủ mọi chuyện lộng hành ngoài cung mà Võ Tắc Thiên cũng không hề hay biết.

Và rồi Thái Bình công chúa tham gia cuộc đấu tranh chính trị lần thứ nhất khi Trương Giản Chi khởi binh giết chết anh em Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông. Người này cho rằng, anh em nhà họ Trương cậy được Võ hậu sủng ái nên ngày càng lộng quyền, dám bỏ tù tới chết Thiệu vương Lý Trọng Nhuận, em gái ông quận chính Vĩnh Thái cùng em rể là Võ Diên Cơ chỉ vì dám xen vào chuyện riêng tư của bọn họ.

Năm 705, Trương Giản Chi kết hợp với tướng quân Lý Đa Tộ liên kết khởi binh nhằm trừng trị kẻ ác, ép buộc Võ Tắc Thiên phải truyền ngôi cho thái tử Lý Hiển. Anh em Lý Trọng Nhuận đều là con của Đường Trung Tông Lý Hiển, sau này Lý Trọng Nhuận được truy phong làm Ý Đức thái tử, Vĩnh Thái quận chính được truy phong làm Vĩnh Thái công chúa.

Dù mang tiếng tham gia cuộc chính biến trên, song thực tế công chúa nhà Đường chỉ nhận trách nhiệm thuyết phục Võ Tắc Thiên thoái vị làm thái thượng hoàng, nhường ngôi cho Lý Hiển chứ chưa có động thái gì nổi bật. Thế nhưng đây cũng là một thắng lợi lớn nên bà được sắc phong là Trấn Quốc Thái Bình công chúa, được lập phủ riêng, ăn lộc năm nghìn hộ. Cũng kể từ đó, Thái Bình công chúa bắt đầu nhúng tay nhiều hơn vào công việc chính sự.

Xét về góc độ lịch sử, một trong những lý do khiến Thái Bình công chúa có hành động như vậy là bởi bà là người con trong gia đình nhà họ Lý đồng thời cũng là con dâu của nhà họ Võ (Võ Tắc Thiên từng gả bà cho Vũ Du Kị, người cháu gọi bà bằng cô). Do đó, bà không thể khoanh tay đứng nhìn anh em nhà họ Trương lộng quyền. Thêm vào nữa, Trương Xương Tông là người trực tiếp ám hại Cao Tiển – người tình của Thái Bình. Chính những lý do cả khách quan lẫn chủ quan ấy, cộng với tính cách ngang tàng mạnh mẽ, đã giúp Thái Bình có cơ hội “đục nước thả câu” nhằm tranh quyền thế vị thời điểm đó.

 Kết cục bi thảm của Công chúa Thái Bình vào triều Đường, Trung Quốc

Vị thế của Thái Bình công chúa không ngừng lớn mạnh, trở thành công chúa có quyền lực cao nhất của nhà Đường. Sau khi Đường Trung Tông lên ngôi, vì muốn trở thành “Võ Tắc Thiên thứ hai” nên Thái Bình đã không ngừng bành trướng thế lực của mình. Năm 706, bà bắt đầu gây dựng phe cánh cho mình, thậm chí còn công khai đối đầu với công chúa An Lạc, con của Đường Trung Tông. Vì vậy bà đã phối hợp với anh trai mình là Tương vương Lý Đán và con trai ông là Lý Long Cơ để chống lại Vi hoàng hậu và công chúa An Lạc. Năm 710, Vi hậu và công chúa An Lạc hạ độc Đường Trung Tông, lập Ôn vương Lý Trọng Mậu lên làm vua, còn bản thân buông rèm nhiếp chính. Sau đó, Vi hậu lại âm mưu giết chết tiểu hoàng thượng, tìm cách loại trừ Tương vương và Thái Bình công chúa.

Với sự hỗ trợ của bà, Lý Đán đã đăng cơ sau khi lật đổ âm mưu của Vi Hậu và công chúa An Lạc và truất ngôi tiểu hoàng đế. Nhờ ngăn chặn được âm mưu của Vi hậu và có công phò tá, bà được phong làm Vạn hộ và trở thành công chúa quyền lực nhất triều đại nhà Đường. Khi Lý Đán đăng cơ thường xuyên bàn bạc việc quân cơ với bà, mỗi lần Thái Bình công chúa vào triều bàn việc đều ngồi trò chuyện với Lý Đán rất lâu. Nếu Thái Bình công chúa không lên triều Lý Đán sẽ phái Tể tướng đến chỗ bà để xin ý kiến.

Theo sử sách ghi chép lại: “Thái Bình công chúa phái con trai là Võ Tiết Sùng trực tiếp tham gia, chứ nào chỉ làm người cố vấn thông thường. Bà muốn vừa có thể cho nhà họ Lý nắm quyền, vừa cho nhà họ Võ được lợi mà không để nhà họ Vi độc chiếm thiên hạ”.

Tuy vậy, điều mà Thái Bình công chúa không ngờ tới, đó là đây cũng chính là thời điểm mà bà rơi vào một trong những biến cố lớn nhất của cuộc đời, không những khiến bà phải bỏ mạng mà còn hủy hoại cả cơ đồ chính trị đang trên đà lớn mạnh.

Kết cục bi thảm của Công chúa Thái Bình vào triều Đường, Trung Quốc

Cuộc tranh giành quyền lực cuối cùng mà Thái Bình công chúa tham gia chính là cuộc chiến ác liệt nhằm chống lại Lý Long Cơ – người muốn chiếm ngôi vua và cũng là đồng minh trước đó của bà. Tuy nhiên, vị công chúa mưu lược lại muốn giúp anh trai giữ vững ngai vàng nên mới khuyên Lý Đán phế truất đối phương bằng cách rêu rằng: “Lý Long Cơ không phải con trưởng của Đường Duệ Tông nên không thích hợp làm thái tử”.

Thái Bình công chúa quyết định khởi binh nhằm tiêu diệu Lý Long Cơ và tìm cách nắm giữ ngự lâm quân. Nhưng tướng chỉ huy ngự lâm quân đã bị Lý Long Cơ giết chết ngay sau khi kế hoạch trên bị bại lộ. Do quá hoảng hốt nên bà phải chạy lên núi Nam Sơn lẩn trốn suốt ba ngày. Đồng thời, dù Thái thượng hoàng Duệ Tông xin Đường Huyền Tông Tông tha chết cho em gái nhưng yêu cầu đó không được chấp thuận.

Cuối cùng, Thái Bình công chúa phải tự tìm tới cái chết bằng cách tự sát. Và cũng chẳng có thêm người phụ nữ nào giống như vậy xuất hiện trong lịch sử Trung Hoa nữa, cái chết của bà chính là dấu chấm hết cho thời đại “nữ quyền” trong triều đình nhà Đường.

CHUYỆN TÌNH “GIẤU NHẸM” CỦA THÁI BÌNH CÔNG CHÚA

Theo các tác phẩm truyền hình về Võ Tắc Thiên, Thái Bình là một nàng công chúa hiền hòa, thông minh và rất được lòng dân chúng. Thế nhưng, người ta chỉ dừng lại ở đó, khiến Thái Bình công chúa trở thành một nhân vật bí ẩn, nhất là mối tình sét đánh của nàng với hòa thượng Huệ Phạm.

Phật sống “ban phước” cho công chúa Thái Bình

Giống như Võ Tắc Thiên, Thái Bình công chúa là một người phụ nữ tài giỏi, có khả năng cai quản việc triều chính xuất chúng. Ngay từ những buổi đầu Võ Tắc Thiên thống trị thiên hạ, Thái Bình công chúa thường xuyên có ý can thiệp triều chính nhưng Võ Tắc Thiên lại không cho phép con gái công khai tham gia. Tuy nhiên, những năm về già, Võ Tắc Thiên lại phải nhờ tới sự giúp đỡ của Thái Bình công chúa. Không chỉ giống mẹ về tài thao lược, Thái Bình công chúa còn giống Võ Tắc Thiên ở thói quen phong lưu, những thú vui và tình dục nam nữ không bao giờ là thỏa mãn.

Sự ham muốn vô độ của Thái Bình công chúa dường như không có điểm dừng. Không thỏa mãn với những cuộc mây mưa trong phủ phò mã của công chúa, nàng còn mượn đạo tràng của chùa chiền để có được những giây phút thăng hoa nhất. Chuyện này bắt đầu từ mối tình sét đánh của công chúa vời hoà thượng Huệ Phạm.

Năm đó, hòa thượng Huệ Phạm tự xưng rằng, mình là người đã tu luyện được Phật pháp rất cao sau khi đã chầu lễ tất cả các chùa trong thiên hạ và đã đích thân thăm hỏi Phật sống đắc đạo thành tiên. Bởi vậy, tuy đã hơn 200 tuổi nhưng nhìn dung mạo thể thái ông vẫn như chàng trai trẻ hơn 20 tuổi.

Khi hoà thượng này đến tu luyện tại chùa Bản Nguyện, phụ nữ trong kinh thành đứng ngồi không yên, truyền tai nhau về một vị Phật sống vô cùng đẹp. Ban đầu, đến lễ bái là mấy dân thường, nhưng rồi sau đó, ngay đến cả những phu nhân gia đình quan lại cao cấp hay các tiểu thư đài các cũng đua nhau chuẩn bị đầy đủ đồ nấu lễ hậu hĩnh đến chiêm ngưỡng Phật sống.

Mỗi lần có nữ nhân đến bái phật và chầu lễ, Huệ Phạm đều tranh thủ bắt quỳ xuống trước mặt rồi lấy tay vuốt má hoặc xoa đầu, nói rằng để ban phước. Những cô gái được vuốt ve này lấy làm vinh dự lắm, khoe khoang khắp nơi là mình được Phật sống ban phước.

Mê mẩn trước vẻ đẹp của Huệ Phạm, có cô gái bái Huệ Phạm làm sư phụ, có cô lại bái Huệ Phạm làm cha nuôi. Những cô gái này ra sức trổ tài thêu thùa áo cà sa và màn trướng cho hoà thượng và rất tự nguyện chăm sóc việc ăn ở đi lại của hoà thượng, trang trí phòng ngủ của hoà thượng sặc sỡ chẳng khác gì khuê phòng của tiểu thư khuê các.

Vốn thông minh, Thái Bình công chúa lập tức nghi ngờ, thầm nghĩ, thiên hạ có Phật sống sao? Nàng cho rằng, Huệ Phạm chỉ là một tên hiếu sắc, bịp bợm, lừa tiền của dân chúng. Rồi công chúa cũng phân tích, vì sao con gái đua nhau đến chầu lễ như vậy, chắc rằng tên lưu manh bịp bợm này nhất định phải tuấn tú, có vẻ đẹp hút hồn phụ nữ.

Thế là Thái Bình công chúa nhất định phải đích thân xem Phật sống này là người thế nào mà có ma lực đến vậy. Công chúa còn định sẵn, nếu chỉ là kẻ tướng mạo bình thường thì định tội danh lừa đảo cho hắn và kết liễu đời hắn luôn, để giải thoát cho những mơ tưởng viển vông của các cô gái nhà lành. Nếu đúng là cao tăng đắc đạo “Phật pháp vô biên” thì Thái Bình công chúa có thể lấy thân mình kính dâng, cũng chẳng uổng công chuyến đi này.

Được biết Thái Bình công chúa giá lâm, phút chốc những cô gái mốn được hoà thượng “ban phước” đều trốn biệt tăm biệt tích. Quanh chùa Bản Nguyện bố trí binh lính dầy đặc, một con ruồi cũng không thể lọt được vào chùa. Thái Bình công chúa đưa theo một thị nữ thân tín tới gặp Huệ Phạm.

Thật không ngờ công chúa đã “chầu lễ” trọn một ngày. Điều này chứng tỏ là việc “ban phước” của Huệ Phạm tuyệt vời như thế nào đối với công chúa, khiến đám con gái trốn biệt trước đó vô cùng ngưỡng mộ.

Kết cục bi thảm của Công chúa Thái Bình vào triều Đường, Trung Quốc

Mối tình không ghi vào sử sách

Sau buổi chầu lễ hôm đó, công chúa Thái Bình chỉ muốn được ban phước thêm lần nữa. Công chúa không đoái hoài gì đến các diện thủ (người tình) của mình, lúc nào cũng mơ mộng, và hướng ánh mắt về phía chùa. Nàng đã có quyết định táo bạo, cho người đến mời Huệ Phạm hoà thượng đến “truyền kinh giảng đạo” tại Phủ phò mã của mình.

Huệ Phạm hoà thượng cao to vạm vỡ, cực kỳ khoẻ mạnh, là quán quân trong nam giới, phụ nữ chỉ nhìn thấy thôi là lòng dạ xao xuyến. Cho nên Thái Bình công chúa được “bảo vật” này cực kỳ hài lòng, sao có thể dễ dàng để Huệ Phạm tuột khỏi lòng bàn tay được. Nhưng để ông ta ở mãi Phủ phò mã cũng không được. Thế là Thái Bình công chúa xây một ngôi chùa hoành tráng ngay cạnh nơi mình ở, gọi là chùa Thánh Thiện, để Huệ Phạm trụ trì tiện cho công chúa đi lại, gặp gỡ người tình quý giá của mình.

Thế nhưng, dù có giấu kỹ đến mấy thì chuyện công chúa vui vẻ cùng hòa thượng cũng bị phát giác. Để không làm ô uế thanh danh hoàng tộc, Võ Hậu đã ra lệnh đốt chùa Thánh Thiện, ra lệnh quân thân tín triệt hạ hòa thượng Huệ Phạm trong đêm. Bà cũng yêu cầu không được ai nhắc đến sự việc đáng xấu hổ này.

Công chúa vô cùng đau khổ vì diện thủ yêu quý nhất bị thân mẫu ra tay. Nhưng một thời gian sau, nàng lại ngựa quen đường cũ, lao vào các cuộc tình mới như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Một trong những mối tình vượt mặt mẫu hậu của Thái Bình công chúa là nhân tình chung giữa Võ hậu và công chúa. Điều đặc biệt là nhân tình này lại là một hòa thượng.

Khoảng năm 637 sau Công Nguyên, khi Võ Tắc Thiên rời cung vào chùa Cảm Nghiệp xuống tóc, bà đã đem lòng yêu một chú tiểu có tên Phùng Tiểu Bảo. Sự thanh vắng và buồn tẻ trong chùa đã khiến cặp đôi này trở nên thân thiết và quấn quýt với nhau như hình với bóng, tình cảm ngày càng sâu đậm.

Sau khi cả hai hoàn tục, để vẫn có cớ đi lại với Tiểu Bảo, Võ Tắc Thiên đã giới thiệu rằng người đàn ông này chính là chú họ của con rể mình (chồng của Thái Bình công chúa), đồng thời thay tên đổi họ cho Phùng Tiểu Bảo thành Hứa Hoài Nghĩa. Vốn là một kẻ háo sắc nên ngay sau khi vào cung, Hứa Hoài Nghĩa đã cặp kè với rất nhiều tình nhân mới. Một điều đặc biệt là trong số những nhân tình từ cao cấp đến thấp cấp của vị hòa thượng này có cả Thái Bình công chúa.

Khi phát hiện ra chuyện tình này, Võ Tắc Thiên vô cùng tức giận bởi Hoài Nghĩa dẫu sao cũng chỉ là một tên “vô danh tiểu tốt” mà lại có thể cặp kè với cả hai mẹ con quyền thế. Từ đó, Võ Tắc Thiên quay sang căm ghét người tình.

Về phần Thái Bình công chúa, khi có nguồn tin mật báo rằng Hoài Nghĩa chính là người tình bí mật của mẹ, cô cũng phản ứng khá gay gắt. Vậy là hai mẹ con đồng lòng muốn hạ lệnh thủ tiêu nhân tình của mình. Vào một ngày đẹp trời khi Hứa Hoài Nghĩa vẫn đang say sưa giấc nồng bên gái đẹp, quân của Võ hoàng đế đã ập đến và lôi tên này ra pháp trường đến đánh chết. Theo lời các nhà sử học thì hành động này của Võ Tắc Thiên nhằm che giấu đi sự thật trần trụi về mối tình của hai mẹ con với một cựu hòa thượng.

BÍ THUẬT PHÒNG THE CỦA THÁI BÌNH CÔNG CHÚA

Ngoài tham vọng quyền lực và mối tình éo le với nhân tình của mẹ, những câu chuyện dân gian lưu truyền về Thái Bình công chúa còn gắn liền với nhan sắc chim sa cá lặn. Tương truyền, vẻ đẹp làm bao người đàn ông “liêu xiêu” ấy được nuôi dưỡng bằng một bí thuật với nguyên liệu đơn giản nhưng cách thức thực hiện lại vô cùng cầu kỳ.

So với sự tham vọng và dâm đãng của Võ hậu, Thái Bình công chúa cũng chẳng thua kém là mấy. Trải qua hai cuộc hôn nhân, nhiều ghi chép còn cho rằng, công chúa Thái Bình từng “qua lại” với Phùng Tiểu Bảo – nhân tình được Võ hậu yêu chiều. Một số tài liệu phỏng đoán, Thái Bình công chúa sở dĩ hấp dẫn được nhân tình của mẹ là nhờ ngoại hình “thắt đáy lưng ong” sau nhiều lần sinh nở. Bên cạnh đó, để duy trì khuôn mặt xinh đẹp và vóc dáng yêu kiều, nàng còn tận dụng một bí thuật hết sức cầu kì. 

Trong bí thuật này, nguyên liệu chỉ đơn giản là hoa đào và huyết gà ác. Tuy nhiên, thời điểm lựa chọn và chế biến lại được chỉ định vào một ngày cố định trong năm. Hoa đào phải hái vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch; huyết gà ác phải lấy vào ngày mồng 7 tháng 7 Âm lịch. Sau khi lấy được hai nguyên liệu chính, nàng đem hoa đào phơi khô tán bột rồi trộn đều với huyết gà để thoa lên mặt và khắp thân thể. Trong sách “Tỏa Tủy lục” thời đó có ghi lại, hiệu quả của bài thuốc này rất cao. Chỉ sau 2 – 3 ngày dùng, da dẻ Thái Bình công chúa đã tươi sáng tinh khiết, mặt mũi trắng hồng. Bài thuốc này đã được sách “Thánh tễ tổng lục” ghi chép là được chiết thành một loại mỹ phẩm có tên gọi “Diện mô cao”.

Kết cục bi thảm của Công chúa Thái Bình vào triều Đường, Trung Quốc

Thực tế, tác dụng làm đẹp của hoa đào đã được con người khám phá từ thời kỳ cổ đại. Trong cuốn “thần nông bản thảo kinh” có viết: Hoa đào “làm cho da người có sắc tươi đẹp”, nói như ngày nay là có tác dụng làm đẹp. Trong cuốn “Thiện kim yếu phương”, Tôn Tư Mạc thời nhà Đường cũng tư vấn các nữ nhân lấy nụ hoa đào chúm chím sắp nở đem phơi dưới bóng râm, dùng để sắc uống làm giảm béo và làm cho nước da mịn màng, trắng trẻo, o. Trong cuốn “Thái bình thánh huệ phương” thời nhà Tống thì ghi chép về bài thuốc dùng hoa đào lẫn với hoa mai để rửa mặt, có thể xóa bỏ dần được các nốt xám đen trên mặt và làm đẹp da mặt. Cùng với hoa đào, huyết gà cũng có khả năng trị các loại bệnh về da liễu cũng như nuôi dưỡng làn da. Y học cổ truyền cho rằng huyết gà và đặc biệt là huyết gà ác (xương đen) có công dụng chăm sóc da đặc biệt. 

Tuy nhiên, thời điểm hái hoa đào và lấy huyết gà trong bài thuốc của Thái Bình công chúa cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Theo lý giải dân gian, ngày mồng 3 tháng 3 theo nông lịch hàng năm chính là tiết Thanh Minh – mùa xuân, mùa trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi nảy lộc, khí trời đất phát sinh, đêm nằm an giấc ngủ, sáng dậy thoải mái với không khí trong lành… Có lẽ vì vậy, người xưa quan niệm hoa đào hái vào độ này, vừa đúng cữ nở rộ, vừa hấp thụ đầy đủ nhất cái linh khí của đất trời. Còn ngày 7 tháng 7 âm lịch (tức tiết Thất tịch) là ngày hầu hết các nông dân nghỉ ngơi nhằm tránh bớt cảnh nóng bức oi ả. Thất tịch thuộc vào mùa Hạ – mùa mà Âm – Dương giao hòa, muôn vật cũng được điều hòa khí huyết. Huyết gà lấy vào ngày này cũng được coi là tốt nhất. Các nhà sử học sau này cho rằng, thật ra bài thuốc làm đẹp của Thái Bình công chúa có công dụng chính từ phần nguyên liệu chứ việc chọn ngày không ảnh hưởng gì nhiều. 

CÔNG CHÚA THÁI BÌNH ĐƯỢC TÁI HIỆN TRÊN PHIM ẢNH

Những bộ phim truyền hình nói về nhân vật Thái Bình công chúa ở những thời điểm xuất hiện khác nhau không những do các diễn viên nữ khác nhau thủ diễn, mà nó còn khác nhau về độ “tàn ác – hiền lương”. Ngoài mưu cầu danh lợi, vẫn còn song song câu chuyện tình cảm của nhân vật Thái Bình công chúa. Hãy cùng điểm danh những tác phẩm về Thái Bình công chúa nhé!

1. Đại Minh Cung Từ – Châu Tấn

Trong Đại Minh Cung Từ, nhân vật Thái Bình công chúa được giao cho nàng đại hoa đán Châu Tấn đảm nhận. Đại Minh Cung thật ra là cung điện của Thành Bắc Trường An, là trung tâm do Đường Cao Tông nắm quyền. Thái Bình công chúa ở phiên bản này có chút tinh nghịch

Câu chuyện chủ yếu xoay quanh nhân vật Võ Tắc Thiên và Thái Bình công chúa. Thế nhưng ngoài việc đấu đá trong cung đình, phim còn nhấn mạnh khai thác câu chuyện tình yêu thời thiếu nữ của Thái Bình công chúa. Lúc 16 tuổi cô lén lút trốn khỏi cung, tình cờ gặp gỡ được Tiết Thiệu và mối tình của thiếu nữ cũng bắt đầu chớm nở. Thế nhưng khi Tiết Thiệu chết, Thái Bình công chúa phải đối mặt với cuộc hôn nhân khác do người mẹ Võ Tắc Thiên bắt buộc. Quan hệ mẹ con giữa Võ Tắc Thiên và Thái Bình công chúa cũng từ đây xuất hiện vết nứt.

Kết cục bi thảm của Công chúa Thái Bình vào triều Đường, Trung Quốc

2. Thái Bình công chúa bí sử và Võ Tắc Thiên bí sử – Trịnh Sảng

Võ Tắc Thiên bí sử chủ yếu nói về nhân vật Võ Tắc Thiên thời nhà Đường. Hơn nữa vai diễn Võ Tắc Thiên thời trung niên và khi về già đều giao cho hai nữ diễn viên được xem là “bảo vật quốc gia” Lưu Hiểu Khánh và Tư Cầm Cao Oa đảm nhận. Trịnh Sảng trong tác phẩm này vào vai cô con gái Thái Bình công chúa – một cô gái ngây thơ chân thực, không có quá nhiều tâm cơ độc ác.

Và ở tác phẩm Thái Bình công chúa bí sử được phát sóng cùng năm, Trịnh Sảng cũng chính thức đảm nhận vai thứ chính – Thái Bình công chúa. Nội dung chính của phim nói về sự hoán đổi thân phận của Thái Bình công chúa và An Định công chúa, bên cạnh đó cũng khai tác sự chuyển biến từ đấu tranh cung đình thành câu chuyện tình cảm lãng mạn. Trong tác phẩm này, Trịnh Sảng sẽ đảm nhận một lúc hai nhân vật.

Kết cục bi thảm của Công chúa Thái Bình vào triều Đường, Trung Quốc

3. Đường Cung Yến chi Nữ nhân thiên hạ – Dương Cung Như

Bộ phim Đường Cung Yến chi Nữ nhân thiên hạ có cùng bối cảnh với Thâm cung kế, cũng nói về sự đấu đá tranh giành giữa Thái Bình công chúa và Đường Huyền Tông. Nhân vật Thái Bình công chúa trong tác phẩm này do Dương Cung Như thủ diễn được đánh giá là nữ diễn viên đảm nhận nhân vật Thái Bình công chúa có giá trị nhan sắc cao nhất trong tất cả các phiên bản. Thế nhưng cũng có không ít khán giả cho rằng ngoại hình của Dương Cung Như nhìn chung dường như có vẻ giống với nhân vật phi tần hơn là công chúa. Tạo hình Thái Bình công chúa của cô không đủ khí chất, cảm giác không bằng Trần Vỹ trong Thâm cung kế.

4. Chế tạo mỹ nhân – Ứng Thái Nhi

Bộ phim Chế tạo mỹ nhân tuy rằng lấy bối cảnh là nhân vật thời nhà Đường nhưng nội dung lại nói đến một cô gái chỉnh sửa dung nhan trong cung bị hãm hại, lưu lạc ngoài nhân gian. Nội dung bộ phim có yếu tố tình yêu, sự huyền ảo, bí ẩn, phân thành nhiều câu chuyện. Tuy rằng nhân vật Thái Bình công chúa trong tác phẩm này do Ứng Thái Nhi đảm nhận chỉ xuất hiện trong câu chuyện Bí mật của công chúa nhưng đã nhận được không ít sự yêu thích của dân cư mạng.

Lịch sử Trung Hoa quả thật có rất nhiều điều hấp dẫn gây sự thích thú và tò mò khám phá của rất nhiều khách du lịch nước ngoài. Du khách hãy tham gia tour du lịch Trung Quốc cùng https://travel.duhoctrungquoc.vn/ để có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về vùng đất xinh đẹp này nhé!

Thông tin bài viết được thu thập và tổng hợp từ Nguồn Internet chỉ mang tính chất tham khảo.- Email: support@duhoctrungquoc.vn

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 21:04:51

Danh mục đăng tin:Ẩm thực Trung Hoa, Văn hoá - Con người,
Top