Chuyện yêu đương ở vùng đất Tây Tạng, Trung Quốc

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Châu Á thì trinh trắng của cô dâu trước ngày cưới là vấn đề rất được coi trọng, nó liên quan tới phẩm hạnh và bộ mặt của nhà gái nói chung và nàng dâu, cô vợ trẻ nói riêng. May mắn là ngày nay, chuyện này đã được xã hội có cái nhìn “thoáng” hơn rất nhiều, làm cho nhiều cô gái “chẳng may” không còn trong trắng trước hôn nhân cũng từ đó mà “dễ thở” hơn.

Vậy mà, không cần đợi đến thời hiện đại, tại vùng đất Tây Tạng, từ xưa người ta đã có niềm tin rằng việc cô dâu còn trinh tiết khi về nhà chồng là một điều xui xẻo. Chưa kể, để phòng tránh sự xui xẻo này họ còn mong muốn vợ sắp cưới hoặc nàng dâu mới của gia đình phải có kinh nghiệm chăn gối với 20 người đàn ông trước khi về nhà chồng. Không những thế, ở Tây Tạng còn phổ biến chế độ đa phu. 

TRAO THÂN CHO ÍT NHẤT 20 NGƯỜI ĐÀN ÔNG TRƯỚC KHI KẾT HÔN

Theo phong tục cổ truyền một số nơi ở Tây Tạng, các cô gái trước khi kết hôn phải trao thân cho ít nhất 20 người đàn ông. Trong điều kiện dân cư thưa thớt ở vùng này thật khó có thể thực hiện được việc đó. Các cô gái phải đi ra những đường mòn trên núi, chờ đợi để tìm gặp những người qua đường, trở thành “người tình một đêm” của người khách lạ ấy. Sau đó, các cô gái sẽ xin họ một vật kỷ niệm để chứng minh cho các vị già làng rằng “chuyện ấy” đã diễn ra không dưới 20 lần, xét theo số vật kỷ niệm.

Quan niệm trên của người Tây Tạng có quan niệm chính là để cô dâu trước khi lấy chồng tích lũy kinh nghiệm phòng the, phục vụ chồng sau khi cưới. Nếu người đàn ông nào lấy phải cô gái còn trinh làm vợ, đó là điều không may mắn, mang lại vận xui và chết chóc cho gia đình. Còn khi một cô gái bị phát hiện chưa trao thân đủ cho 20 người mà đã về nhà chồng thì cặp vợ chồng đó sẽ bị đuổi khỏi làng.

Chuyện yêu đương ở vùng đất Tây Tạng, Trung Quốc

Mục đích chính của những người đàn ông ở đây khi lấy vợ là để duy trì giống nòi và tránh việc chia tài sản, đất đai, nhà cửa nên trinh tiết hay sự trong trắng của một cô gái Tây Tạng dường như không còn quan trọng. Cô dâu là người được bố mẹ chú rể lựa chọn và thường là người có cùng địa vị trong xã hội.

Cho dù cô gái không thích, nhưng cô không được phép từ chối người đàn ông muốn lấy mình, bởi đây được cho là một điều tối kỵ. Do đó, các cô gái sẽ phải gật đầu chấp nhận người đầu tiên hỏi cưới mình dù đó không phải là chàng trai mà họ yêu thương.

CHẾ ĐỘ ĐA PHU – MỘT VỢ NHIỀU CHỒNG

Chế độ đa phu có lịch sử hàng ngàn năm nay, hiện vẫn còn khá phổ biến ở các vùng miền núi Trung Quốc như Tây Tạng. Điển hình là một người phụ nữ có thể được sắp xếp để kết hôn với những người nam là anh em ruột. Điều này thường được thực hiện để tránh phân chia tài sản và giúp giữ vững kinh tế gia đình. Tuy nhiên, chế độ một vợ một chồng diễn ra phổ biến hơn trên khắp Tây Tạng. Hôn nhân đôi khi phải theo sự sắp xếp của cha mẹ nếu con trai hay con gái không chọn được đối tượng cho mình ở một độ tuổi nhất định. Đám cưới thường được sắp đặt trước, với gia đình chọn vợ cho con trai lớn nhất và cho phép các em trai sau đó có cơ hội cưới chính người phụ nữ này. Trong một số trường hợp, các bà vợ sẽ giúp nuôi dưỡng những người chồng tương lai của họ.

Gia đình đa phu theo truyền thống người Tây Tạng có thể là anh em chung vợ, bạn bè chung vợ và thậm chí là bố con chung vợ. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là kiểu 2, 3 anh em chung 1 vợ, thậm chí có trường hợp 4, 5 anh em chung 1 vợ nhưng khá hiếm. Tính trung bình, mỗi người vợ ở Tây Tạng sẽ có 2,3 người chồng.

Chuyện yêu đương ở vùng đất Tây Tạng, Trung Quốc

Các ông chồng có nhiều cách để cùng nhau chia sẻ một người vợ mà không cần phải đánh nhau. Được biết, khi một người chồng muốn được gần gũi vợ, họ sẽ đặt một món đồ làm tin trước cửa, những ông chồng khác nhìn thấy sẽ tự giác tránh đi. Còn một bí quyết khiến gia đình đa phu ở Tây Tạng vẫn giữ được sự êm ấm đó là những người đàn ông không quan tâm ai là con đẻ của mình mà coi tất cả những đứa trẻ trong gia đình đều là con của mình.

Những ông chồng trong chế độ đa phu làm công việc trong gia đình, giúp nấu ăn, chăm sóc con cái, trong khi phụ nữ cai quản tiền bạc. Người chồng trong chế độ đa phu cũng được xem là công cụ “điều chỉnh” tỉ lệ sinh, bởi với họ một phụ nữ có thể có thai nhiều lần, dù cô có bao nhiêu chồng đi chăng nữa. 

Con cái trong gia đình sẽ gọi người chồng lớn tuổi nhất của mẹ là cha và gọi những người còn lại là chú. Nếu như người chồng lớn qua đời thì các con sẽ gọi người chồng thứ 2 là cha. Cũng có nơi, con cái sẽ gọi tất cả những người chồng của mẹ là cha. Hai cách gọi này có thể tồn tại trong cùng một cộng đồng vì đó cũng chỉ là thói quen chứ không có ý nghĩa ai được coi trọng hơn ai.

Chuyện yêu đương ở vùng đất Tây Tạng, Trung Quốc

Đa phu phá vỡ nhiều điều cấm kị về tình dục ở phương Tây, nhưng với người địa phương, họ coi đây là lẽ tự nhiên và có lợi. Chế độ đa phu mang lại lợi ích khi có sự phân công lao động giữa những người anh em trai: một người chăm sóc đàn gia súc, một người giúp vợ trên cánh đồng và người còn lại gia nhập đoàn lái buôn.

Sở dĩ phong tục này vẫn còn tồn tại là do nền kinh tế lạc hậu và kém phát triển. Đối với người nghèo, đây là cách giữ các con trai ở lại trong một gia đình, bố mẹ chỉ mất tiền cưới một cô dâu. Còn đối với người giàu, đây là cách giữ của, tài sản gia đình không bi phân chia. Người Tây Tạng chấp nhận và giữ nguyên phong tục chỉ cưới vợ cho người con trai cả thừa kế, nối dõi tông đường. Những người con trai thứ khi lớn lên cũng được nhập vào cuộc hôn nhân này, đều trở thành chồng của chị dâu mình. Họ cho rằng chỉ có một người mẹ duy nhất, tất cả con cái đều từ một bụng mẹ sinh ra. Khi chúng lớn lên, bố mẹ lại lấy một vợ cho tất cả các con trai mình.

Phong tục đa phu, nam nữ ăn ở với nhau không cưới xin, không hôn thứ từ nhiều thế kỷ qua đã làm cho vùng đất này nổ ra cuộc khủng hoảng thừa phụ nữ và thiếu đàn ông. Các thiếu nữ ganh đua quyết liệt với nhau để được đi lấy chồng, được lọt vào sự lựa chọn của một gia đình nào đó. Hiện tượng này cũng tạo cho xã hội thái độ khoan dung với quan hệ trước hôn nhân. Nếu một người phụ nữ Tây Tạng chưa có chồng mà mang thai, người cha của đứa trẻ tương lai sẽ đến nhà lao động 2 tuần trước và sau khi người mẹ sinh con. Cha mẹ của cô gái bày tỏ lòng biết ơn chàng trai và tiễn anh ta về nhà, còn đứa trẻ sinh ra được nhập vào gia đình và trở thành thành viên chính thức của gia đình bố mẹ đẻ của người sinh ra nó.

PHỤ NỮ TÂY TẠNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP TỪ CHỐI LỜI CẦU HÔN, DÙ ĐÓ KHÔNG PHẢI NGƯỜI MÌNH YÊU

Từ mục đích lấy vợ chung chỉ để bảo toàn đất đai và duy trì nòi giống đó nên việc trinh tiết của cô dâu trong ngày cưới với người Tây Tạng cũng không quan trọng. Thậm chí thân phận của người phụ nữ ở Tây Tạng hoàn toàn rong rêu bèo bọt, họ không có tiếng nói để bảo vệ cuộc sống và hạnh phúc riêng của cuộc đời mình. Chỉ cần có một nhà trai nào đó sang nhà bất kỳ cô gái Tây Tạng nào cầu hôn, và nếu đây là lần được cầu hôn đầu tiên của cô ấy thì cô ấy không được quyền từ chối, dù cho đó không phải là người mà cô yêu.

Chuyện yêu đương ở vùng đất Tây Tạng, Trung Quốc

Theo quan niệm lâu đời của người Tây Tạng, việc một người con gái từ chối lời cầu hôn đầu tiên là một việc tối kỵ, sẽ bị lên án và chỉ trích không thương tiếc. Vậy nên dù muốn hay không muốn, một khi cô nàng Tây Tạng nào đã được “điểm chỉ” thì phải luôn luôn ưng thuận nếu không muốn mình và gia đình bị tách biệt khỏi xã hội. Tuy nhiên, đôi khi nhiều cô gái đã có ý trung nhân và ý trung nhân đó cũng muốn cưới cô gái này về làm vợ thì họ sẽ tìm mọi cách để phòng tránh việc cô gái bị “phỗng tay trên” bởi một gia đình “môn đăng hộ đối” khác.

Trong đó, việc bày mưu cùng nhau tổ chức một “phi vụ” để lách hay được dùng hơn cả. Theo đó, cô gái sẽ giả vờ ra đường đi chợ hoặc đi thăm viếng người thân, ý trung nhân của cô nàng sẽ đóng giả làm một kẻ “đồi bại” mà bất ngờ xuất hiện để “làm việc đồi bại”, sau đó đám bạn thân cũng sẽ giả vờ đi ngang và “bắt tại trận”. Tiếp đó đám bạn này liền trở về làng và thông báo “sự việc đáng tiếc” cho cả làng biết, nhờ vậy cặp đôi sẽ được chấp thuận cho lấy nhau.

Vậy là https://travel.duhoctrungquoc.vn/ đã vừa cung cấp thêm cho du khách những thông tin thú vị trong nền văn hóa đặc sắc của vùng đất Tây Tạng. Nếu du khách muốn tự mình khám phá nhiều hơn thì xin mời du khách đặt tour Trung Quốc của Viet Vet Tourism nhé! Chúc các du khách có một chuyến đi vui vẻ và đầy thú vị!

Chế độ đa phu – một vợ nhiều chồng

Source URL:https://www.tourtrungquoc.net.vn/van-hoa-am-thuc/chuyen-yeu-duong-o-vung-dat-tay-tang-trung-quoc.html

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 22:46:08

Danh mục đăng tin:Ẩm thực Trung Hoa, Văn hoá - Con người,
Top