Càn Long – vị Hoàng đế có "nhiều cái nhất" trong lịch sử Trung Hoa

Càn Long tên thật là Ái Tân Giác La Hoằng Lịch, sinh vào ngày 13 tháng 8 (tức ngày 25 tháng 9 dương lịch) năm Khang Hi thứ 50 (1711), nửa đêm, sinh ra tại Như Ý thất, Đông thư viện của Ung Thân vương phủ, ấu danh Nguyên Thọ. Ông là con trai thứ tư của Thanh Thế Tông Ung Chính Đế, khi ấy đang là Ung Thân vương, còn mẹ là Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị, khi ấy vẫn còn là Cách cách của Ung Thân vương.

Khi đó, huynh trưởng Hoằng Huy đã qua đời, anh thứ Hoằng Quân cũng sớm tạ thế (Hoằng Phán không được liệt thứ tự), còn chỉ có Hoằng Thời là người anh trưởng thành nhất, do vậy Hoằng Lịch tuy là con trai thứ tư của Ung Thân vương, song thực tế lại xếp thứ 2. Từ nhỏ, Hoằng Lịch có tiếng thông minh, học đâu nhớ đó.

Năm Khang Hi thứ 60 (1721), Khang Hi nghe nói cháu nội Hoằng Lịch ở Ung Thân vương phủ rất thông minh, bèn cho mời gặp. Sau khi gặp, Khang Hi rất thích Hoằng Lịch, lệnh đưa vào cung học vấn, sau đó còn cho đi theo mình đến Nhiệt Hà sơn trang. Khi đó, Hoằng Lịch mới 10 tuổi.

Khi Khang Hi qua đời (1722), Ung Thân vương đăng cơ, tức Ung Chính Đế. Con trưởng Hoàng Thời hành vi phóng túng, rất không được Ung Chính yêu thích, mà Hoằng Lịch vào những năm cuối, được Khang Hi sủng ái, nên vô hình chung đã khiến địa vị của Ung Chính trong cuộc tranh đoạt Hoàng vị suôn sẻ hơn. Đây có lẽ là lý do Ung Chính đã ngấm ngầm chọn Hoằng Lịch làm Trữ quân.

Càn Long - vị Hoàng đế có "nhiều cái nhất" trong lịch sử Trung Hoa

Trước khi Hoằng Lịch lên ngôi, tin tức về người kế vị đã được nhiều người biết đến. Hoằng Lịch chính là người được Khang Hi Đế (ông nội) và phụ hoàng là Ung Chính Đế đánh giá cao. Trên thực tế, Ung Chính đã giao cho Hoằng Lịch nhiều công việc quan trọng từ khi Hoằng Lịch còn là hoàng tử, bao gồm cả những việc triều chính liên quan đến các chiến lược quân sự.

Theo mật chỉ do Ung Chính Đế công bố, ngay từ năm Ung Chính nguyên niên (1723), tháng 8, Ung Chính Đế đã chỉ định Hoàng tứ tử Hoằng Lịch chính thức trở thành Trữ quân. Do vậy, sự giáo dục của Hoằng Lịch từ thời khắc đó trở nên chú trọng hơn, bao gồm các lão thần Trương Đình Ngọc, Từ Nguyên Mộng, Thái Thế Xa,… ngoài ra các hoàng thân như Dận Lộc, Dận Hi cũng đều kèm cặp cưỡi ngựa bắn cung cho Hoằng Lịch, để Hoằng Lịch không quên đi nguồn gốc tổ tiên. Do đó, Hoằng Lịch nhanh chóng trở thành hoàng tử hiểu biết Mãn, Hán, Mông văn.

Năm Ung Chính thứ 2 (1724), gặp ngày kị của Thánh Tổ Khang Hi, Ung Chính Đế mệnh Hoằng Lịch thay mình tế Cảnh lăng.

Năm Ung Chính thứ 5 (1727), tháng 7, đại hôn, đây là Hoằng Lịch theo chỉ định của Ung Chính Đế, ban hôn cho Phú Sát thị, con gái Sáp Cáp Nhĩ tổng quản Lý Vinh Bảo, xuất thân từ dòng họ Phú Sát thị của Tương hoàng kỳ. Đại hôn cử hành ở Tây Nhị sở trong Tử Cấm Thành (về sau Càn Long Đế đổi tên thành Trọng Hoa cung). Năm thứ 8 (1730), con đích tử của Hoằng Lịch sinh, Ung Chính Đế ngự ban tên Vĩnh Liễn, còn đặc biệt đem Nhạc Thiện đường toàn tập ban chúc mừng.

Năm Ung Chính thứ 11 (1733), ông được gia phong Bảo Thân vương. Cùng năm này, Ung Chính Đế cho phép Hoằng Lịch tham gia nghị định đàn áp Hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ và người Miêu ở . Đây đều là đại chính sự khi đó của Đại Thanh, cho thấy tư cách kế vị của Hoằng Lịch đã rõ ràng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, việc tế lăng, tế Khổng, tế Quan Thánh Đế Quân, tế Miếu,… những việc tế tự trọng đại đều do Hoằng Lịch đích thân chủ trì.

Để tránh lặp lại một cuộc tranh giành quyền lực – điều vốn để lại vết nhơ trong con đường đến ngai vàng của mình, Ung Chính Đế đã viết sẵn tên người kế ngôi, đưa vào trong một chiếc hộp niêm phong cẩn thận được đặt phía sau tấm bảng Chính đại quang minh phía trên ngai vàng tại Càn Thanh Cung. Tên người kế vị sẽ được công khai cho các hoàng thân trong cuộc họp mặt của tất cả các quan đại thần, sau khi Hoàng đế mất. Đây chính là hình thức xác nhận ngôi vị Trữ quân mà các hoàng đế nhà Thanh áp dụng cho đến khi Cách mạng Tân Hợi (1911) nổ ra, chấm dứt triều Thanh.

Vào năm Ung Chính thứ 13 (1735), ngày 23 tháng 8, Ung Chính Đế qua đời. Nội thị lấy chỉ dụ đã được soạn sẵn, công bố trước triều đình nhà Thanh. Theo đó, Bảo Thân vương Hoằng Lịch kế thừa Hoàng đế vị. Do Hoằng Lịch là được bí mật tuyên chiếu lập vị, ông được mệnh các đại thần phù trợ, bao gồm Trang Thân vương Dận Lộc, Quả Thân vương Dận Lễ, Đại học sĩ Ngạc Nhĩ Thái và đại thần Trương Đình Ngọc.

Ngày 3 tháng 9, Hoằng Lịch lên ngôi ở điện Thái Hòa, lấy năm sau là năm đầu niên hiệu Càn Long. Ngày 27 tháng 9, di cư Dưỡng Tâm điện.

Trong lịch sử Trung Quốc, Hoàng đế Càn Long nổi tiếng với “nhiều cái nhất”, đó là: vị vua sống thọ nhất, cai trị lâu nhất và có cuộc sống xa hoa nhất lịch sử Trung Quốc.

Càn Long - vị Hoàng đế có "nhiều cái nhất" trong lịch sử Trung Hoa

Càn Long là ông vua sống thọ nhất

Trong lịch sử Trung Hoa, Càn Long nổi tiếng là một vị vua phong lưu, đa tình với nhiều thê thiếp. Trong khi đó, tục ngữ có câu: “Rượu là thuốc độc của gan, phong lưu, háo sắc là con dao sắc cắt gân, cưa xương con người”. Điều này muốn nói rằng, nếu một người quá phong lưu, háo sắc sẽ gây hại tới thể chất, làm giảm tuổi thọ. Thế nhưng, Càn Long Đế lại sống thọ tới 88 tuổi, trở thành ông vua sống thọ nhất trong lịch sử Trung Hoa (mất vào năm Gia Khánh thứ 4 – 1799).

Ông là một trong 4 vị Đế vương thọ nhất của Trung Hoa, trên 80 tuổi, ba người kia là Lương Vũ Đế Tiêu Diễn (86 tuổi), Tắc Thiên Đại Thánh Hoàng đế (82 tuổi) và Tống Cao Tông (81 tuổi). Đồng thời ông cũng là vị Hoàng đế có tuổi thọ cao nhất Trung Hoa.

Vị vua sống xa hoa nhất Thanh triều

Càn Long cũng được biết tới là vị vua “chịu chơi” nhất triều Thanh. Có thể nói rằng: “Xét về độ xa hoa, nếu Càn Long đứng thứ hai thì trong các vị vua thời Thanh triều không ai dám đứng thứ nhất”. Ông hay tổ chức đại tiệc trong cung, cũng thường xuyên ra ngoài Tử Cấm Thành đi tìm thú vui ở những nơi có ca kĩ.

Theo tài liệu sử ghi chép, năm Càn Long đế mừng thọ 60 tuổi, ông đã gọi quan lại trong nước và sứ thần nước ngoài tới dự. Cung đình bấy giờ được trang hoàng rực rỡ, treo đèn kết hoa, bên lề đường xây dựng các sân khấu biểu diễn để dành cho các gánh hát, dùng lụa màu làm núi giả, dùng những tấm thiếc trắng để làm giả sóng biển. Còn lần mừng thọ 80 tuổi, vua Càn Long tổ chức một buổi yến tiệc cho gần 6.000 người tham sự. Ước tính chi phí cho hai lần mừng đại thọ tốn đến mười triệu lạng bạc bấy giờ.

Càn Long - vị Hoàng đế có "nhiều cái nhất" trong lịch sử Trung Hoa

Sự xa hoa của ông không chỉ thể hiện trong lối sống hằng ngày mà ngay cả trong những chuyến tuần du Giang Nam. Tuy nhiên, không giống với những vị hoàng đế khác là đi tuần du để thị sát dân tình thì chuyến đi của Càn Long chủ yếu là để tìm “hoa thơm cỏ lạ”. Theo sử sách ghi lại, có một lần Càn Long Đế tuần du xuống phía nam, chỉ riêng thuyền to đã huy động hơn một nghìn chiếc. Suốt lộ trình, những nơi nhà vua đi qua đều cho xây dựng sân khấu để hát xướng. Chiếc thuyền mà nhà vua và hậu phi ngồi phải dùng sức kéo của rất nhiều dân phu. Riêng ngựa được huy động đến 6.000 con, lạc đà 600 con, phu dịch huy động gần một ngàn người…Từ đến , vua cho xây dựng 36 hành cung, cứ cách một đoạn ngắn lại có một nhà nghỉ. Đoạn đường Càn Long đi qua đều phải trải thảm, che nắng bằng lụa.

Hoàng đế cai trị lâu nhất

Thời kì trị vì của vua Càn Long kéo dài hơn 60 năm từ 18 tháng 10, 1735 đến 9 tháng 2, 1796, và là thời cực thịnh về kinh tế và quân sự của nhà Thanh. Vào thời này, lãnh thổ nhà Thanh kéo dài đến châu thổ sông Ili và và lãnh thổ Trung Quốc mở rộng đến tối đa: khoảng 11.000.000 km², so với 9.000.000 km² hiện tại. Ông bắt chước cách thức cai trị của ông nội mình là Khang Hy, người mà ông rất ngưỡng mộ.

Khi còn trẻ, Càn Long đã khiến Khang Hi ngạc nhiên về rất nhiều lĩnh vực, nhất là về văn học . Và Khang Hi đã cho rằng Càn Long có thể sẽ là xứng đáng trở thành hoàng đế kế vị của nhà Thanh sau Ung Chính.

Càn Long - vị Hoàng đế có "nhiều cái nhất" trong lịch sử Trung Hoa

Lúc lên ngôi, Càn Long có mở một số cuộc viễn chinh (đã thất bại), và thu nạp nhiều phụ nữ, tuần du các nơi, kết nạp lộng thần tham ô Hòa Thân…

Năm 1796, ông nhường ngôi cho con là Ngung Diễm, lên làm Thái thượng hoàng, giữ vững quyền triều chính.

Thực chất, thời kỳ trị vì của Càn Long Hoàng đế kéo dài 60 năm, vẫn kém Khang Hi Đại đế 1 năm. Tuy nhiên, khi Càn Long thoái vị truyền ngôi cho con không phải là do qua đời hay sức khỏe quá suy yếu mà chỉ là do ông không muốn vượt quá số năm trị vì của ông nội Khang Hi, người mà Càn Long Đế vô cùng kính trọng. Sau khi truyền ngôi cho con là Gia Khánh lên làm thái thượng hoàng, Càn Long vẫn quyết định mọi chuyện quốc gia đại sự, trong cung đình vẫn dùng Càn Long niên hiệu. Vì vậy, lúc bấy giờ, triều Thanh tồn tại cùng lúc “hai vị hoàng đế”. Do đó, nếu nói Càn Long là vị Hoàng đế cai trị lâu nhất quả thực cũng không sai.

Với những thông tin về Hoàng đế Càn Long mà https://travel.duhoctrungquoc.vn/ vừa trên sẻ trên đây, hẳn du khách cảm thấy thích thú và muốn khám phá nhiều hơn về vị vua nổi tiếng này. Vậy còn chần chờ gì nữa mà du khách không đặt ngay cho mình một tour du lịch Trung Quốc của https://travel.duhoctrungquoc.vn/ để tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn nhé! 

Thông tin bài viết được thu thập và tổng hợp từ Nguồn Internet chỉ mang tính chất tham khảo.- Email: support@duhoctrungquoc.vn

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 19:52:34

Danh mục đăng tin:Ẩm thực Trung Hoa, Văn hoá - Con người,
Top