Cách cách nhà Thanh sẽ mất khả năng làm mẹ khi được gả đến Mông Cổ

Trong xã hội phong kiến Trung Hoa, công chúa được xem là những người sở hữu địa vị vô cùng cao quý. Mặc dù không có quyền được kế vị như các hoàng tử, nhưng họ vẫn mang thân phận là con gái của Thiên tử, sinh ra đã ngậm thìa vàng, cả đời có thể sống sung sướng mà không phải lo chuyện áo cơm. Thế nhưng ngay cả khi không phải liều mình tham gia vào những cuộc tranh đấu hoàng quyền thì cuộc đời của những vị công chúa ấy vẫn phải chịu sự sắp đặt của hoàng tộc, ngay tới hôn nhân cũng bị đem ra làm công cụ chính trị. Đặc biệt là vào thời nhà Thanh, không ít các công chúa, cách cách của vương triều này đã phải rời xa quê hương để gả tới vùng đất Mông Cổ xa xôi.

Điểm kỳ lạ còn nằm ở chỗ, các công chúa Thanh triều khi được gả tới vùng đất này đa số đều không thể sinh con đẻ cái, mà thực trạng này lại bắt nguồn từ 2 tập tục bị cho là thiếu nhân văn của người Mông Cổ khi xưa.

Tập tục thứ nhất: Những phụ nữ ngoại tộc không được phép sinh con cho hoàng tộc Mông Cổ

Nếu như các Hoàng đế Thanh triều có những động cơ bí mật khi gả công chúa tới đất Mông Cổ, thì những vị Khả hãn nơi đây cũng có sự tính toán của riêng mình. Người Mông Cổ vốn là bộ tộc du mục sở hữu tính hiếu chiến và lòng kiêu ngạo vô cùng cao. Vì thế họ vẫn thường cho rằng việc Đại Thanh gả công chúa tới đây hòa thân vốn là một biểu hiện của sự luồn cúi.

Bản thân những người cầm quyền nơi đây cũng hiểu rõ, sở dĩ Thanh triều chủ động kết thân với họ vốn là bởi đế chế Mông Cổ sở hữu địa vị và vai trò khiến Đại Thanh không dám xem nhẹ. Thế nhưng ngay cả khi đồng ý hòa thân thì các công chúa, cách cách gả tới đây thực chất chỉ được cho một cuộc sống không lo cơm ăn áo mặc chứ không có tư cách sinh con cho hoàng tộc.

Cách cách nhà Thanh sẽ mất khả năng làm mẹ khi được gả đến Mông Cổ

Nguyên nhân là bởi hoàng tộc Mông Cổ vô cùng coi trọng sự thuần khiết của huyết thống hoàng gia. Do đó họ vốn không cho phép những người phụ nữ ngoại tộc sinh con cho hoàng thất.

Hơn nữa nếu đánh giá trên phương diện chính trị, trong trường hợp các công chúa, cách cách Thanh triều sinh ra người kế thừa cho Mông Cổ, thì những người này cũng không có tư cách bước lên ngôi vị Khả hãn.

Bởi tầng lớp thống trị của bộ tộc này hiểu rõ hơn ai hết, để một người mang trong mình dòng máu Mãn – Mông lên kế vị đồng nghĩa với việc Mông Cổ sẽ bị phụ thuộc vào quan hệ thông gia với Đại Thanh, thậm chí còn có nguy cơ phải từ bỏ địa vị đồng minh ngang hàng để thuần phục đế chế này.

Xuất phát từ những nguy cơ tiềm tàng nói trên, hoàng tộc Mông Cổ chẳng những không cho phụ nữ ngoại tộc sinh con cho hoàng thất mà còn tuyệt đối nghiêm cấm các vị công chúa, cách cách đến từ Thanh triều mang thai.

Trong trường hợp những người này có thai ngoài ý muốn, họ sẽ buộc phải làm đủ mọi cách để đứa trẻ mang dòng máu hỗn huyết kia không thể ra đời. Đây cũng là lý do mà tập tục này của người Mông Cổ bị nhiều người đánh giá là thiếu nhân văn.

Tập tục thứ hai: Phụ nữ bị coi là vật sở hữu để chuyển giao giữa những người đứng đầu

Chưa dừng lại ở đó, người Mông Cổ thời xưa còn có một tập tục khác khiến cho các công chúa nhà Thanh không cách nào chấp nhận nổi.

Cụ thể thì hoàng tộc thời bấy giờ vẫn duy trì điều hết sức kỳ lạ: Đó là Khả hãn kế nhiệm sẽ được quyền thừa kế toàn bộ các vật phẩm của vị Khả hãn đời trước, bao gồm cả phụ nữ. Điểm đáng nói còn nằm ở chỗ, người kế vị Khả hãn đời sau thường sẽ là con trai hoặc anh em trai có quan hệ huyết thống gần gũi với Khả hãn tiền nhiệm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, các công chúa Thanh triều sẽ buộc phải lấy con trai hoặc anh em trai của chồng trước, nếu người chồng này chẳng may qua đời hoặc bị buộc phải thoái vị.

Cách cách nhà Thanh sẽ mất khả năng làm mẹ khi được gả đến Mông Cổ

Một khi đã trở thành cô dâu của hoàng tộc Mông Cổ, bất kể là công chúa hay cách cách của Đại Thanh cũng không có quyền được thủ tiết, bởi họ đã bị coi như một vật sở hữu và có thể bị chuyển giao cho những người đứng đầu. Và vòng luẩn quẩn này sẽ không ngừng tiếp diễn cho tới lúc những người phụ nữ tội nghiệp đó qua đời.

Mặc dù đối với hoàng tộc Mông Cổ, đây được cho là một điều hết sức bình thường. Tuy nhiên tập tục ấy trong quan niệm của Mãn tộc lại bị coi là một hành vi trái với luân thường đạo lý. Do đó, hầu hết các công chúa Thanh triều với tư tưởng truyền thống đều không cách nào chấp nhận được điều này. Đây cũng là lý do khiến nhiều người trong số họ lựa chọn tự sát để tuẫn tiết theo người chồng quá cố của mình.

Từ những minh chứng trên đây, không khó để nhận thấy hầu hết những công chúa, cách cách Thanh triều bị ép gả tới Mông Cổ đều có số phận hết sức thê thảm. Chẳng những phải từ bỏ thiên chức làm mẹ, họ còn phải từ bỏ nhiều quyền lợi khác của bản thân và bị coi như một vật sở hữu của hoàng tộc nơi đây.

Thực chất, số phận bi thảm của các công chúa Thanh triều chỉ một phần trong muôn vàn góc khuất của những cuộc hôn nhân chính trị trong xã hội Trung Hoa thời phong kiến. Và có lẽ cũng bởi vậy mà người thời bấy giờ khi nhắc tới những hậu nhân của hoàng tộc vẫn thường lắc đầu than thở: “Sinh ra trong hoàng cung không biết là họa hay là phúc?”.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một quốc gia đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành https://travel.duhoctrungquoc.vn/ nhé!

Thông tin bài viết được thu thập và tổng hợp từ Nguồn Internet chỉ mang tính chất tham khảo.

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 20:53:07

Danh mục đăng tin:Ẩm thực Trung Hoa, Văn hoá - Con người,
Top