24 phát minh vĩ đại của người Trung Quốc cổ đại

Tiến sĩ Joseph Needham, một nhà hóa sinh học và sử gia làm việc tại Đại học Cambridge, Anh, là một trong những nhà khoa học phương Tây tiên phong trong việc công bố những đóng góp của Trung Quốc cổ đại cho sự phát triển của nhân loại, ông cảm thấy rất ấn tượng với phương pháp tiếp cận khoa học và công nghệ của người Trung Quốc cổ đại, sau chuyến thăm nước này vào năm 1942.

Sự ngưỡng mộ của Needham đối với lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ Trung Hoa truyền thống đã thúc đẩy ông bắt tay vào một dự án lớn, viết một tập sách có tiêu đề ” Khoa học và Văn minh Trung Hoa “. Tập sách bao gồm 27 cuốn, được phân thành 7 tập, trong đó bao hàm rất nhiều khía cạnh của khoa học Trung Quốc cổ xưa. Trong tập sách này, Joseph Needham đã mô tả hàng chục phát minh của Trung Quốc cổ đại đã và đang được ứng dụng rộng rãi ở các quốc gia phương Tây.

Dưới đây là 24 phát minh mà nền văn minh Trung Hoa cổ đại, có lịch sử 5.000 năm trước đã đem đến cho nhân loại:

24 phát minh vĩ đại của người Trung Quốc cổ đại

1. Rèn sắt

Các bằng chứng khảo cổ cho thấy kỹ thuật rèn sắt xuất hiện và phát triển ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ thứ 5 TCN vào thời nhà Chu (1050 TCN – 256 TCN). Đến thời Xuân Thu Chiến Quốc, nhiều cuộc chiến tranh liên miên đã tạo nên một giai đoạn hưng thịnh cho ngành luyện sắt. Đến thời nhà Hán (202 TCN – 220 SCN), triều đình đã kiểm soát ngành rèn sắt này và sau đó đạt đến một trình độ điêu luyện về rèn luyện vũ khí và đồ gia dụng.

2. Kỹ thuật đúc đồng

Kỹ thuật đúc đồng đã phát triển mạnh mẽ ở Trung Hoa dưới triều đại nhà Thương (1600 – 1046 TCN) và nhà Chu (1046 – 256 TCN). Thời đó, đồng chủ yếu được sử dụng chủ yếu để chế tạo vũ khí, công cụ, đồ dùng và lư thờ cúng. Sự khác biệt ở đây là đồ đồng Trung Quốc nổi bật với các hình chạm và hoa văn trang trí tinh xảo hơn rất nhiều thiết kế của nhiều quốc gia khác.

3. Gốm sứ

Đồ sứ là một phát minh vĩ đại khác vào thời Trung Hoa cổ xưa. Theo các tài liệu ghi chép, đồ sứ xuất hiện lần đầu tiên vào triều đại nhà Thương (1600 TCN – 1046 TCN) và phát triển mạnh vào triều đại nhà Đường (618 – 906). Đến thời Tống (906 – 1279), công nghệ sản xuất đồ sứ đã đạt đến đỉnh cao về độ tinh xảo, kiểu dáng, hoa văn, các loại men và kỹ thuật chế tác. Sản phẩm này sau đó đã được phổ biến khắp thị trường các nước Châu Âu thông qua Con Đường Tơ Lụa huyền thoại.

4. La bàn

La bàn đầu tiên được gọi là “kim chỉ Nam” do người Trung Hoa phát minh rất sớm từ khoảng thế kỷ 2 TCN đến thế kỷ 1 SCN, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung Quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ “chỉ Nam” chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Kim chỉ nam ngày xưa khác la bàn ngày nay. Nó có hình dáng một cái muỗng cắt ra từ một miếng nam châm thiên nhiên và được đặt trên một cái đế bằng đồng đã được mài láng để giảm ma sát. Phần muỗng tròn láng để chính giữa đế đồng làm trọng tâm thành ra cáng của kim chỉ nam có thể quay xung quanh. Sau khi muỗng đứng im (cân bằng tĩnh) cáng muỗng chỉ hướng Nam. 

La bàn được ứng dụng lần đầu tiên trong lĩnh vực Phong Thủy. Đến năm 1.000 SCN, các la bàn hàng hải đã được sử dụng rộng rãi trên các tàu Trung Quốc để xác định phương hướng. Thương nhân Ả Rập khi sang Trung Quốc trao đổi buôn bán có thể đã học được cách chế tạo và sử dụng la bàn, rồi sau đó truyền sang các nước phương Tây.

24 phát minh vĩ đại của người Trung Quốc cổ đại

5. Thuốc súng

Đây là phát minh nổi tiếng nhất của người Trung Quốc cổ đại. Vào khoảng thế kỷ thứ VI, các nhà Giả Kim thuật (còn gọi là nhà Luyện đan, kiêm đạo sĩ, chiêm tinh, chuyên tìm tòi, pha chế các liệu, hoá chất… mong tìm ra phương thuốc “Trường sinh bất tử” dâng lên Hoàng đế), trong khi mày mò, vô tình tạo ra thuốc nổ từ than củi, diêm tiêu và lưu huỳnh. Hỗn hợp ba chất này cháy rất mạnh, chính vì vậy người ta còn gọi hỗn hợp này là “hoả dược”.

Nhưng ghi chép đầu tiên mô tả về thuốc súng xuất hiện vào năm 1044 trong bộ sưu tập kỹ thuật quân sự biên soạn bởi Zeng Goliang và phát minh này đã ra đời từ trước đó. Đầu tiên, người Trung Quốc dùng thuốc súng làm pháo hiệu và pháo hoa trước khi ứng dụng để chế tạo ra các quả lựu đạn thô sơ. Các màn pháo hoa đẹp mắt ngày nay xuất hiện khi con người nhận ra rằng nếu trộn kim loại vào thuốc súng, vụ nổ sẽ có màu rất rực rỡ.

6. Tên lửa

Người Trung Quốc đã chế tạo ra tên lửa bằng cách đốt cháy thuốc súng để tạo phản lực cần thiết. Theo những ghi chép trong lịch sử, vào năm 228 thời Tam Quốc, binh lính nhà Ngụy đã sử dụng những mũi tên gắn đuốc để bảo vệ thành Trần Thương chống lại những cuộc tấn công của quân Thục Hán trong lần Bắc phạt thứ 2 của Gia Cát Lượng.

Đến thời nhà Tống (960-1279), thuốc súng đã được sử dụng nhiều cho việc chế tạo tên lửa. Một cuộn giấy được nhồi thuốc súng sẽ được gắn vào một mũi tên và người ta sẽ sử dụng nó để bắn về phía kẻ địch. Được biết, loại tên lửa cổ đại này cũng như các phiên bản cải tiến của nó đã được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động quân sự và giải trí ở Trung Quốc.

7. Địa chấn kế

Theo các ghi chép thời Hậu Hán, năm 132 SCN môt nhà khoa học có tên Trương Hành (78 – 139) đã phát minh ra máy đo động đất đầu tiên với công dụng là xác định phương hướng của trận động đất.

Nó có hình dạng một cái bình nặng bằng đồng với 9 con rồng hướng mặt xuống. Ở phía dưới mỗi con rồng là một con ếch đang há miệng. Phía trong bình có một quả lắc, nó sẽ dao động khi có các cơn địa chấn và làm cho đòn bẩy hoạt động. Khi đó, các viên đá được giữ trong miệng 9 con rồng sẽ rơi xuống các con ếch phía dưới. Năm 138, dụng cụ này đã phát hiện được một trận động đất xảy ra tại khu vực Lũng Tây cách nơi đó 1.000 km.

24 phát minh vĩ đại của người Trung Quốc cổ đại

8. Đồng hồ cơ khí

Chiếc đồng hồ cơ khí đầu tiên được chế tạo bởi nhà sư Nhất Hạnh vào năm 725. Nó vận hành bằng cách nhỏ nước làm quay các bánh răng và hoàn tất một vòng quay trong đúng 24 giờ. Hàng trăm năm sau đó vào thời Tống, kỹ sư Tô Tụng (1020 – 1101) đã phát triển một chiếc đồng hồ tinh vi hơn vào năm 1092, trước 200 năm khi đồng hồ cơ khí được xuất hiện ở Châu Âu.

9. Giấy

Việc phát minh ra giấy có một ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với lịch sử nhân loại. Từ những năm 105 SCN đã xuất hiện kỹ thuật làm giấy tại Trung Quốc nhưng Thái Luân – một thái giám (50 – 121) đã cải tiến cách làm giấy dựa trên kỹ thuật làm giấy của nhà Tây Hán thì đây mới thật sự là một cách mạng.

Ông sử dụng vỏ cây, dây đay, vải rách… để làm nguyên liệu vật phẩm này. Loại giấy này trong các sách cổ gọi là “Giấy tước hầu Thái”. Sau đó kỹ thuật làm giấy cao cấp của ông đã truyền rộng sang khu vực Trung Á và lan truyền ra toàn thế giới thông qua “con đường tơ lụa”.

10. Tiền giấy

Những tờ tiền giấy đầu tiên đã được phát minh bởi người Trung Quốc cổ đại vào cuối thế kỷ 8 hoặc đầu thế kỷ 9. Lúc đầu chúng được sử dụng như một loại chi phiếu ghi nợ hoặc trao đổi cá nhân. Một thương nhân gửi tiền và nhận được một tờ giấy “chứng nhận trao đổi” mà có thể dùng để đổi lấy những đồng xu kim loại ở các thành phố khác.

24 phát minh vĩ đại của người Trung Quốc cổ đại

11. Kỹ thuật ấn loát tự động

Kinh Kim Cương được xem là cuốn sách đầu tiên được in trên giấy với kích thước thông thường. Theo các tư liệu, cuốn sách này được in vào năm 868 SCN, vào thời nhà Đường. Tại thời điểm đó, hình thức in khắc gỗ, bắt nguồn từ Trung Quốc, đang rất phổ biến, bởi nó giúp đơn giản hóa việc phổ biến các kinh sách tôn giáo.

Tuy nhiên, kỹ thuật in ấn này rất tốn kém và mất khá nhiều thời gian để thực hiện cũng như đòi hỏi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân. Trong quy trình in ấn, đầu tiên, mực sẽ được phết lên bề mặt các ký tự được chạm khắc trên gỗ. Sau khi in, hình ảnh đảo ngược của khúc gỗ sẽ được lưu dấu trên bề mặt giấy. Mỗi khối gỗ đơn có thể sản xuất ra khoảng 20.000 ấn bản.

Đến thời nhà Tống (960 -1279), một nghệ nhân có tên Tất Thăng (990 – 1051) đã sáng chế ra chữ rời (hoạt tự) giúp việc in ấn trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đầu tiên, ông khắc từng chữ một lên đất sét rồi đem nung cứng trên lửa. Những mảnh hoạt tự có khắc chữ này sau đó sẽ được gắn lên một tấm bảng sắt để tạo thành một văn bản. Sau đó, tấm bảng này sẽ được tháo rời để lấy các ký tự đất sét ra dùng lại.

Kỹ thuật này sau đó được truyền rộng ra nhiều nước như Triều Tiên, Nhật Bản, rồi thông qua người Mông Cổ truyền sang các nước phương Tây. Sự ra đời của kỹ thuật ấn loát hoạt tự đã đẩy mạnh tốc độ giao lưu, phát triển văn hóa giữa các nước trên thế giới, do đó có thể coi đây là một phát minh lớn của Trung Quốc đối với thế giới.

12. Thuật châm cứu

Căn cứ theo cuốn “Hoàng đế Nội kinh” của Trung Quốc, châm cứu đã được sử dụng rộng rãi như một phương pháp trị liệu ở đất nước này từ rất lâu, thậm chí trước khi được ghi chép trong sách vở. Ngoài ra, khá nhiều loại kim châm cứu đã được phát hiện trong lăng mộ của Trung Sơn Tĩnh vương – Lưu Thắng; ông mất vào khoảng 200 năm TCN. Đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy châm cứu đã được sử dụng ở Trung Quốc hơn 2.000 năm trước. Đến thế kỷ 16, châm cứu bắt đầu được truyền bá rộng rãi sang Châu Âu.

Mặc dù đã ra đời cách đây khá lâu nhưng cho đến ngày nay thuật châm cứu Trung Quốc vẫn không hề mất đi giá trị, thậm chí còn ngày càng được mọi người trên thế giới tin dùng.

13. Xe cút kít

Nghe có vẻ khá buồn cười và khó tin nhưng vào thời điểm mà lao động vẫn dựa nhiều vào sức người thì đây là một phát minh vĩ đại. Một vị tướng thời Hán có tên Jugo Liang đã nghĩ ra loại xe này mà 1.000 năm sau người Châu Âu mới làm được điều tương tự. Ban đầu, xe cút kít được dùng trong vận chuyển quân sự. Người Trung Quốc nhận ra ưu thế của nó và họ giữ kín phát minh này trong hàng thế kỷ.

24 phát minh vĩ đại của người Trung Quốc cổ đại

14. Rượu

Trước đây, người ta tin rằng khoảng đầu thế kỷ thứ 3 TCN, người Trung Quốc đã nghĩ ra cách chế biến các thực phẩm như đậu nành và giấm sử dụng kỹ thuật lên men hay chưng cất. Không lâu sau đó, rượu ra đời.

Bằng chứng xác thực nhất là vào năm 2013, một mảnh gốm có niên đại 9.000 năm tuổi đã được phát hiện ở tỉnh , Trung Quốc cho thấy sự xuất hiện của rượu sớm hơn 1.000 năm so với dự đoán ban đầu rằng các cư dân của bán đảo Ả Rập được cho là những người ủ rượu đầu tiên trên thế giới.

Vào thời đó rượu thường được sử dụng như một vật phầm cúng tế Trời Đất hay tổ tiên vào thời Trung Hoa cổ đại. Nhiều nghiên cứu cho thấy bia với hàm lượng cồn từ 4-5% đã được tiêu thụ rộng rãi vào thời đó và thậm chí còn được nhắc đến trong các văn tự khắc trên mảnh xương tiên tri từ triều đại nhà Thương (1.600 TCN – 1.046 TCN).

15. Mì Ống

Có lẽ du khách sẽ cho rằng mì ống do người Ý nghĩ ra nhưng không, sự thực là người Trung Hoa cổ đại đã sáng tạo ra món ăn này từ 4.000 năm trước. Họ vượt qua cả người Ý hay người Ả Rập tới 2.000 năm trong việc này.

Vào năm 2006, các nhà khảo cổ học tìm thấy một bát mì 4000 năm tuổi ở gần Tây Tạng nằm sâu 3m dưới lòng đất. Đó là loại mì cổ nhất thế giới được tìm thấy, nó được làm bằng hai loại hạt kê và cả 2 đều đã được trồng tại Trung Quốc khoảng 7.000 năm nay. Ngày nay, người Trung Quốc vẫn dùng chúng để làm ra các sợi mì.

16. Sản xuất trà

Theo truyền thuyết, trà được phát hiện lần đầu tiên bởi Thần Nông – ông tổ của ngành nông nghiệp Trung Quốc cổ đại vào khoảng năm 2.737 TCN. Vào thời nhà Đường (618 – 907) trà đã trở thành một thức uống phổ biến trong mọi tầng lớp xã hội. Cuốn “Trà Kinh” được viết bởi Lục Vũ vào triều đại nhà Đường đã giải thích các phương pháp pha trà, thưởng trà cũng như chi tiết về các loại trà khác nhau. Cuốn sách này được coi là tư liệu chuyên khảo đầu tiên trên thế giới về trà.

Và cây trà lớn nhất và cổ nhất trên thế giới tọa lạc ở Lâm Thương, Trung Quốc với niên đại khoảng 3.200 năm tuổi. Ở đất nước này, trà không chỉ đơn thuần là một thứ đồ uống mang tính phổ thông mà quan trọng hơn nó còn thể hiện một nét đặc trưng của văn hóa dân tộc.

24 phát minh vĩ đại của người Trung Quốc cổ đại

17. Diều

Chiếc diều đầu tiên đã được chế tạo vào khoảng 3000 năm trước đây bởi người Trung Hoa cổ đại.

Vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, Lỗ Ban và Mặc Tử đã chế ra các con diều mang hình dạng cánh chim một cách riêng rẽ. Cảm hứng của hai ông đã nhanh chóng được người khác đón nhận. Phiên bản diều đầu tiên được làm bằng gỗ, gọi là Muyuan (diều gỗ). Vào thời kỳ đầu diều được sử dụng chủ yếu cho các mục đích quân sự như gửi tin nhắn, mang thuốc nổ tấn công pháo đài địch, đo khoảng cách, sức gió và ra hiệu.

Theo thời gian, diều dần dần được phát triển trở thành một món đồ chơi được ưa thích trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam.

18. Tàu lượn

Đây là phát minh lấy từ ý tưởng là diều. Khoảng 800 năm sau khi diều ra đời, người Trung Quốc đã thành công trong việc tạo ra các cánh diều đủ lớn và có hình dạng khí động học phù hợp để chở các vật nặng tương đương con người. Chỉ là vấn đề thời gian trước khi ai đó quyết định thử bỏ đi dây diều và buộc mình vào đó.

Lịch sử ghi lại rằng có một người đã bay tới 2 dặm và hạ cánh an toàn, tuy nhiên không phải ai cũng có may mắn như thế. Các “chuyến bay” của người Trung Quốc sớm hơn người Châu Âu tới trên 1.300 năm.

19. Tơ lụa

Nghề dệt lụa xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc có thể từ rất sớm khoảng năm 6.000 TCN. Ban đầu, chỉ có vua mới được dùng hoặc ban tặng cho người khác; tuy nhiên sau đó thì lụa dần dần được các tầng lớp xã hội ở Trung Quốc dùng rồi lan ra đến các vùng khác của châu Á. Lụa nhanh chóng trở thành một thứ hàng cao cấp ở những nơi mà thương nhân người Hoa đặt chân tới, bởi nó bền và có vẻ đẹp óng ánh. Nhu cầu về lụa thì nhiều và nó trở thành một ngành thương nghiệp xuyên quốc gia. Tháng 7/2007, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những mẫu vải lụa được dệt và nhuộm một cách tinh xảo trong một ngôi mộ ở tỉnh có từ đời nhà Đông Chu (Eastern Zhou Dynasty), cách đây khoảng 2.500 năm.

Bằng chứng đầu tiên về việc mua bán tơ lụa là việc phát hiện sợi tơ trong tóc của một xác ướp Ai Cập. Lụa đã được đưa tới tiểu lục địa Ấn Độ, Trung Đông, Châu Âu và Bắc Phi thông qua con đường tơ lụa nổi tiếng.

Các vị vua Trung Hoa đã cố gắng giữ bí mật nghề nuôi tằm nhằm giữ thế độc quyền của người Trung Hoa. Tuy nhiên, người Triều Tiên đã học được nghề này vào khoảng năm 200 TCN, sau đó là người Khotan cổ vào khoảng nửa đầu thế kỷ 1 CN. và người Ấn Độ khoảng năm 300 CN.

24 phát minh vĩ đại của người Trung Quốc cổ đại

20. Nĩa

Khi nói đến thìa nĩa, người ta có thể nghĩ ngay đến ẩm thực phương Tây. Nhưng những phát hiện từ lần khai quật gần đây tại ngôi mộ của Tần Thủy Hoàng (259 TCN – 210 TCN), hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, lại cho thấy người Trung Quốc đã chế tạo ra những chiếc nĩa với kiểu dáng hiện đại từ hàng trăm năm trước.

Trả lời cho câu hỏi tại sao người Trung Quốc ngày nay không còn sử dụng nĩa mà lại dùng đũa. Có ý kiến cho rằng, trước đây vào thời nhà Thương khoảng 4.000 năm trước, giới quý tộc Trung Quốc cổ đại chọn dùng nĩa trong bữa ăn.

Nhưng sau này, khi dân số dần gia tăng, nhu cầu sử dụng tiết kiệm tài nguyên khiến việc chuẩn bị bữa ăn nhanh chóng mà không tốn nhiều nguyên liệu trở nên hết sức cấp thiết. Do đó, để nấu nướng nhanh hơn, người Trung Quốc xưa đã cắt trước thịt/rau thành các miếng nhỏ. Việc này khiến dao/nĩa trở nên không còn cần thiết, và chúng dần được thay thế bằng một dụng cụ tiện dụng hơn – đũa tre. Kể từ đó, người Trung Quốc chuyển từ dao nĩa sang đùng đũa trong các bữa ăn hàng ngày.

21. Công cụ gieo hạt

Công cụ gieo hạt là một thiết bị giúp gieo hạt xuống đất với độ sâu đồng đều rồi bao phủ bằng đất. Nếu không có công cụ này, những người nông dân sẽ phải gieo hạt bằng tay, dẫn tới tình trạng lãng phí và sinh trưởng không đồng đều. Theo ghi chép, thiết bị gieo hạt đã bắt đầu được những người nông dân Trung Quốc sử dụng từ thế kỷ thứ 2 TCN. Thiết bị này đã giúp công việc đồng áng trở nên dễ dàng hơn và cải thiện đáng kể sản lượng cây trồng.

22. Thiết bị gieo hạt

Những người nông dân Trung Quốc bắt đầu sử dụng thiết bị gieo hạt từ thế kỷ thứ 2 TCN. Thiết bị này giúp cho công việc trở nên dễ dàng hơn và cải thiện sản lượng cũng như chất lượng nông sản ở Trung Quốc.

23. Bàn chải đánh răng (năm 1498)

Chiếc bàn chải đầu tiên ở Trung Quốc (năm 1498) được chế tạo bằng cách sử dụng lông ngựa thô, xương hoặc tre.

24 phát minh vĩ đại của người Trung Quốc cổ đại

24. Ô dù (1.700 năm trước)

Việc phát minh ra ô dù có thể được truy nguồn về quá khứ 3.500 năm trước đây tại Trung Quốc. Theo truyền thuyết, Lỗ Bản – một người thợ mộc đã chế tạo ra chiếc dù sau khi nhìn thấy những đứa trẻ lấy lá sen để che mưa. Chiếc dù do ông chế tạo có một cái khung mềm dẻo và được phủ lên trên bằng một tấm vải.

Trên đây là những bằng chứng xác thực cho thấy trí tuệ siêu phàm và khả năng sáng tạo của người xưa lớn như thế nào. Chúng ta thường tự hào rằng khoa học – kỹ thuật hiện nay phát triển như thế nào, thành tựu cao ra sao nhưng có nhiều thứ nếu không nhờ những phát minh cổ đại thì chưa chắc chúng đã xuất hiện trong cuộc sống hiện nay.

Nếu du khách là người yêu thích vùng đất Trung Hoa và muốn khám phá nhiều hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành https://travel.duhoctrungquoc.vn/ nhé!

Thông tin bài viết được thu thập và tổng hợp từ Nguồn Internet chỉ mang tính chất tham khảo.

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 21:50:09

Danh mục đăng tin:Ẩm thực Trung Hoa, Văn hoá - Con người,
Top