12 lễ hội hấp dẫn của các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc

1. LỄ HỘI SỜ NGỰC

Nam giới có thể tùy ý sờ ngực các cô gái trong ba ngày tháng 7 Âm lịch mà không bị coi là hành vi khiếm nhã, thiếu tôn trọng. Lễ hội sờ ngực hay lễ hội ma quỷ, là một nét văn hóa truyền thống của người dân tộc Di sống ở tỉnh .

Hàng năm, cứ vào ngày 14 – 16/7 Âm lịch, ngoài việc đốt vàng mã cúng tế, tất cả nam và nữ khi ra ngoài đường đều phải tuân thủ quy định của lễ hội sờ ngực. Đàn ông phải sờ ngực phụ nữ một cách nhiệt tình, còn phụ nữ phải đón nhận việc đó một cách vui vẻ. Mọi người đều coi việc sờ và “được sờ” này sẽ mang đến may mắn cát tường cho bản thân.

12 lễ hội hấp dẫn của các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc

Theo tục lệ, các chàng trai và cô gái còn độc thân sẽ ra ngoài đường tụ tập tham dự lễ hội và tìm đối tác. Khi tìm được người ưng ý, hai người sẽ nắm tay nhau cùng đi vào rừng tùng trên núi… Nhưng ngày nay đa số mọi người, bao gồm cả khách du lịch đến đây, nếu trên đường gặp cô gái mình thích đều có thể tùy ý sờ ngực để lấy may. Các cô gái cũng không vì vậy mà tức giận, ngược lại đều cảm thấy vui vẻ.

Tuy liên quan đến vấn đề giới tính nhưng người dân tộc Di lại coi đây là một ngày lễ truyền thống. Trong thời gian lễ hội diễn ra, nam thanh nữ tú vui chơi, đánh đàn ca hát nhảy múa làm cho không khí trở nên sôi động.

Trong 3 ngày này các cô gái chỉ mặc đồ che kín một bên ngực, còn một bên để hờ hững. Người ta quan niệm bên ngực được che kín chính là để gìn giữ cho chồng tương lai, còn với ngực để lộ, mọi người đều có thể không cần kiêng nể mà động chạm. Các cô gái bên ngoài tỏ ra e thẹn và chạy trốn nhưng lại hoàn toàn không có ý trách móc hay giận dữ nào.

2. LỄ HỘI LUSHENG

12 lễ hội hấp dẫn của các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc

Lễ hội Lusheng là lễ hội nổi tiếng nhất của nhóm thiểu số Miao (Hmong). Lễ hội này được tổ chức bất cứ nơi nào có người Miao, nhưng lớn nhất và nổi tiếng nhất là ở Kaili, tỉnh . Trong lễ hội sẽ có một loạt các hoạt động truyền thống như múa Miao và nhào lộn. Người Miao sẽ đến từ các làng lân cận và tụ tập lại với nhau trong đấu trường Lusheng, mặc trang phục dân tộc tốt nhất của họ, bao gồm cả những chiếc mũ bạc cho phụ nữ. Những người phụ nữ nhảy theo âm nhạc do những người đàn ông điều tiết và lễ hội còn bao gồm đấu bò cùng đua ngựa. Bài hát và điệu nhảy thường là một phần của các nghi lễ tán tỉnh truyền thống của Miao, và lễ hội Lusheng là thời gian tuyệt vời cho những nam thanh, nữ tú Miao trẻ tuổi gặp nhau.

3. LỄ HỘI DAO GAN JIE

Người dân Lisu tổ chức lễ hội Dao Gan Jie trong 2 ngày 7 & 8 tháng 2 Âm lịch hàng nằm, nhằm tưởng nhớ vị quan Wang Ji – người sinh sống trong triều đại nhà Minh, được biết đến như một anh hùng vĩ đại của người Lisu. Bản thân Wang Ji là người Hán, nhưng anh đã sống trong bộ lạc Lisu, và đào tạo những thành niên trẻ của làm trở thành chiến binh tài giỏi, để bảo vệ vùng đất của họ trước nhữ kẻ xâm lược.

Wang Ji đã sống ở Lisu trong nhiều năm, và dạy cho họ tất cả những kỳ thuật nông nghiệp và quân sự khác. Tuy nhiên, Wang Ji đã bị đầu độc, sau đó đóng khung vì tội phải quốc, nhưng nhờ sự giúp đỡ của anh đối với Lisu, nên người dân nơi đây luôn nhớ về công lao đó, và tưởng nhớ cái chết của ông cũng như vinh danh bằng lễ hội Dao Gan Jie.

12 lễ hội hấp dẫn của các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc

Trong lễ hội Dao Gan Jie, những người tham gia sẽ đi bộ trên lửa bằng chân trần trên than nóng, và nhiều hoạt động khác như leo lên cột lửa, múa kiếm lửa, leo kiếm… Leo kiếm trong đó là một trong những trò nguy hiểm nhất, người dân Lisu sẽ phải cạnh tranh nhau, leo lên những chiếc thang làm bằng dao gắn vào cọt tre. Họ phải thực hiện trò chơi bằng chân trần, và không có găng tay, người đầu tiên tới đỉnh sẽ thực hiện các động tác nhào lộn, sau đó đốt pháo trước khi trèo xuống. Màn trình diễn tuyệt vời này là một điều mà du khách nên xem nếu tới đúng thời điểm lễ hội được tổ chức.

4. LỄ HỘI LỬA LÀNG HONGWAN

Nằm ở khu vực miền núi phía Tây của huyện Maiwan, tỉnh Vân Nam, là nơi sinh sống của hơn 300 hộ gia đình, trong đó có 1.200 là người dân tộc Ai (1 nhánh của người Yi). Đây là nơi cư trú của người Yi cổ xưa, và là ngôi làng cuối cùng của người Yi ở Trung Quốc. Và lễ hội lửa làng Hongwan là lễ hội cổ xưa của người Yi, được tổ chức vào ngày 3 tháng 2 Âm lịch hàng năm.

12 lễ hội hấp dẫn của các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc

Trong lễ hội, những chàng trai trẻ trong làng sẽ tập trung tại sân chơi của một trường tiểu học vào sáng sớm, và họ vẽ lên mình những hình ảnh kỳ lạ, có liên quan đến lửa trên mặt, và thân trên. Trên người họ mặc một chiếc váy màu nâu, và có sử dụng dây buộc, trên đầu là cỏ dại, vỏ lá cây, cây trồng,… Trong sự kiện họ la hét một cách điên loại để thể hiện những ham muốn của linh hồn, và giải phóng niềm đam mê. Còn người già trong làng sẽ hát và nhảy những bài hát của người Yi trên đường phố, họ thổi lá hoặc sáo trúc hoặc chơi các bài hát bằng cây đàn nhị tự chế. Vào buổi trưa, bữa tiệc đường phố được bắt đầu, dân làng đặt những cây thông tươi được thu thập từ ngọn núi gần đó như một bàn ăn, và bắt đầu bữa tiệc. Sau bữa ăn là màn đốt lửa gỗ, và những điệu nhảy của Bimo – một phù thủy trong làng.

5. LỄ HỘI ĐUỐC

Cũng là một lễ hội lửa của dân tộc Yi, nhưng khác với lễ hội lửa làng Hongwan, lễ hội Đuốc ở Sở Hùng, Vân Nam lại là một lễ hội lớn hơn được diễn ra vào ngày 24 tháng 6 âm lịch (thường là giữa tháng 8). Sự kiện này không chỉ có người dân tộc Yi tham gia, mà còn có một số lượng lớn người dân tộc thiểu số khác, kể cả người Bai. Lễ hội được tổ chức để tôn vinh Atilaba – một người khổng lồ đã xua đuổi bệnh dịch châu chấu bằng cách sử dụng cây làm đuốc.

12 lễ hội hấp dẫn của các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc

Các gia đình trong làng sẽ thắp sáng một cây đuốc trong nhà, đặt ở vị trí mà mọi ngóc ngách trong nhà đều nhận được ánh sáng. Bên cạnh đó họ cũng sẽ đốt đuốc bên ngoài và thắp sáng những cánh đồng. Lễ hội Đuốc sôi động nhất là khi một đống lửa lớn được thắp lên, và mọi người sẽ quây quần cung nhau, tham gia ca hát, nhảy múa,…

6. LỄ HỘI MUNAO ZONGGE

MuNao ZongGe là một lễ hội lớn, với sự tham gia của hàng trăm người khác nhau. Đây là lễ hội truyền thống lớn nhất của dân tộc Jingpo ở tỉnh tự trị Đại Đức được diễn ra 15 ngày đầu của tháng đầu tiên trong năm mới âm lịch.

12 lễ hội hấp dẫn của các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc

 

Lễ hội bắt đầu bằng một nghi lễ hiến tế long trọng, và một nghi thức đặc biệt để trao vương miện cho các vũ công hàng đầu. Tiếp theo đó là người dân, và khách từ các dân tộc khác nhau sinh sống ở Dehong sẽ tham gia vào điệu nhảy đại chúng, trong tiếng trống mạnh mẽ, và âm nhạc dân gian. Những điệu nhảy này thường có số lượng người lớn, và có nhiều cách di chuyển phức tạp. Sẽ có nhiều nhóm nhảy khác nhau tham gia vào nghi lễ, và sẽ có một người dẫn đầu để giúp họ không đi nhầm. Mỗi bước nhảy đều rất quan trọng, nên thường là vũ công giỏi nhất dẫn đầu. Cho dù có bao nhiều người tham gia lễ hội đi chăng nữa, thì đội hình sẽ không bao giờ trở nên lộn xộn.

7. LỄ HỘI PAN WANG

Sau 1.000 năm di cư, người Yao đã trở thành dân tộc thiểu số phân bố rộng rãi nhất ở Trung Quốc, và lễ hội Pan Wang hàng năm của họ như là một mô hình thu nhỏ của văn hóa lịch sử độc đáo của người Yao. Lễ hội còn được biết đến với tên gọi khác là sự trở lại của nhà vua, là lễ hội lớn của người Yao để hiến tế nhà vua.

12 lễ hội hấp dẫn của các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc

Lễ hội Pan Wang được tổ chức vào tháng 10 Âm lịch hàng năm tại , . Nội dung của lễ hội Panwang chủ yếu là để tôn thờ Pan Wang, và tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian. Vào ngày lễ hội được tổ chức, người Yao sẽ mặc quần áo đặc trưng của dân tộc, và có một số lượng người tham gia rất đông. Trong lễ hội, mỗi gia đình phải sử dụng rượu và thịt hảo hạng để thờ cúng Panwang, cũng như tổ tiên của gia đình, và xua đuổi tà ác.

8. LỄ HỘI ĐÈN BƠ

Cứ ngày 25/10 hàng năm theo lịch Tây Tạng, các tu viện, đền, chùa lại tưng bừng tổ chức lễ hội đèn bơ để tưởng niệm Tsong Khapa – người đã sáng lập ra giáo phái Gelug của Phật giáo Tây Tạng.

12 lễ hội hấp dẫn của các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc

Vào ban ngày, mọi người hành hương tới các đền, chùa và cầu mong những điều tốt lành sẽ đến với họ. Khi đêm về, buổi thắp sáng đèn bơ sẽ được tổ chức. Trong lễ hội, các tín đồ sẽ thắp hàng ngàn cây đèn bơ khác nhau thành nhiều hình ảnh, và cả đức Phật tại những ngôi đền chùa và nhà của mình.

Vào ban đêm, mọi người cũng bắt đầu tổ chức các cuộc thi hát đối kháng, đôi khi cuộc thi được kéo dài trong một vài ngày. Nơi diễn ra lễ hội nổi bật nhất chính là ở Lhasa.

9. LỄ HỘI SHOTON

Shoton là phiên âm của hai từ tiếng Tây Tạng có nghĩa là “Bữa tiệc Yoghurt”. Vào thời cổ đại, mọi người phải đi vào ẩn thất trên núi để đền tội. Vào ngày cuối cùng của lễ hội, mọi người sẽ cùng ăn yoghurt và nhảy múa theo các vũ điệu truyền thống.

12 lễ hội hấp dẫn của các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc

Để chào mừng lễ hội Shoton (30 tháng 6 theo lịch Tây Tạng), các nghệ sĩ sẽ biểu diễn tại Norbulingka. Bên cạnh đó, một buổi lễ thường niên trưng bày tranh của Đức Phật được tổ chức tại Tu viện Drepung. Các vở opera địa phương cũng được thêm vào các lễ hội tổ chức xung quanh các tu viện ở Lhasa.

10. LỄ HỘI NAADAM

Naadam là một lễ hội thể hiện sự tinh vi và hùng hồn của văn hóa du mục, nó được tổ chức như một lễ kỷ niệm tôn vinh nền độc lập dân tộc, là sự kết hợp xuất sắc của và thể thao. Đây là một lễ hội có từ lâu đời, ít nhất là vào thời Đế chế Mông Cổ, khi Thành Cát Tư Hãn, biến lễ kỷ niệm truyền thống thành một ngày lễ chính thức.

12 lễ hội hấp dẫn của các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc

Lễ hội được tổ chức với 3 môn thể thao chính là đấu vật, cưỡi ngựa và bắn cung, kết hợp với các yếu tốc nghệ thuật như ca hát, nhảy múa và biểu diễn.

 

Thời điểm tổ chức lễ hội Naadam là vào tháng 7, khi mà thời tiết nóng nhất, và những đồng cỏ xanh tươi nhất trên thảo nguyên Mông Cổ. Ngoài 3 trò chơi chính, một cuộc thi bắn súng nhỏ sẽ được tổ chức bên cạnh. Và trong lễ hội bánh xèo với thịt là một phần không thể tách rời.

11. LỄ HỘI TÉ NƯỚC

Có nguồn gốc từ các nghi lễ trong Phật giáo, nhiều lễ hội nước khác nhau đã được tổ chức trên khắp Châu Á. Ở Trung Quốc, lễ hội được tổ chức bởi những người dân tộc Thái, và cũng giống với lễ hội Songkran ở Lào và Thái Lan. Về cơ bản đây là một lễ hội truyền thống mang tính chất tôn giáo, nhưng khi được tổ chức vào thời hiện đại, thì không khí của lễ hội trở nên vui vẻ và sôi động hơn rất nhiều.

12 lễ hội hấp dẫn của các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc

Lễ hội té nước được tổ chức vào tháng 4 – thời điểm được xem là nóng nhất ở Tây Song Bản Nạp.  Lễ hội được tổ chức trong nhiều ngày, mọi người khi thức dậy vào sáng sớm sẽ tắm Phật, sau đó bắt đầu ăn mừng. Trong thời gian này, mọi người dùng nước tinh khiết để văng vào nhau, như để cầu nguyện cho một
năm mới tốt lành hơn. Thông thường, những ngày đầu của lễ hội là để cho cái cũ qua đi, và ngày cuối cùng là để chào đón cái mới.

12. LỄ HỘI ĐƯỜNG PHỐ THÁNG 3

12 lễ hội hấp dẫn của các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc

Lễ hội đường phố tháng 3 thực sự được tổ chức bởi nhiều nhóm dân tộc khác nhau, nhưng lễ hội của dân tộc Bai ở Đại Lý là đến nay nổi tiếng nhất. Một ngôi chợ ngoài trời lớn được dựng lên dưới chân núi Cangshan bán mọi thứ có thể tưởng tượng được. Các thương gia đến từ khắp Trung Quốc tham gia, và có thức ăn, đồ thủ công, trà, nhạc cụ và thậm chí cả vật nuôi. Lễ hội này được coi là quan trọng đối với nền kinh tế địa phương và được nhiều người dân địa phương cũng như du khách mong đợi. Lễ hội đã trở nên phổ biến qua nhiều năm và ngày lễ hội có thể khá đông đúc, nhưng Lễ hội đường phố tháng 3 vẫn là một trải nghiệm không thể nào quên.

12 lễ hội dân tộc thiểu số trên đây đã nêu bật sự đa dạng của các ngày truyền thống kỷ niệm của Trung Quốc. Chỉ cần tham gia vào một trong số các lễ hội này, du khách sẽ thêm nhiều trải nghiệm độc đáo và khó quên cho chuyến du lịch Trung Quốc

Source URL:https://www.tourtrungquoc.net.vn/van-hoa-am-thuc/12-le-hoi-hap-dan-cua-cac-dan-toc-thieu-so-o-trung-quoc.html

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 21:02:03

Danh mục đăng tin:Ẩm thực Trung Hoa, Văn hoá - Con người,
Top