11 đặc sản không thể bỏ qua khi du lịch Chiết Giang, Trung Quốc

Chiết Giang nằm ở ven biển, là một nơi có non xanh nước biếc, sản vật phong phú, còn được gọi là “vùng đất lắm cá nhiều gạo”. Người dân nơi đây rất coi trọng bữa cơm cũng như các món ăn của họ. Dưới đây là 11 món ăn của vùng được liệt vào danh sách top các món ngon nhất:

Thịt Đông Pha

Khi được nhìn thấy và thưởng thức món thịt Thịt Đông Pha thì du khách sẽ thấy cái tên mỹ miều này vô cùng hợp với nó. Nguyên liệu chính của món ăn này là thịt heo, đầu bếp phải chọn những miếng thịt 4 phần mỡ và 6 phần nạc ngon nhất rồi cắt thành những miếng to, sau đó được kết hợp tinh tế với nhiều gia vị khác nhau tạo nên món ăn có hương vị thơm ngon đậm đà và vô cùng đẹp mắt.

Món ăn này được tạo ra bởi Tô Đông Pha. Sinh ra dưới thời nhà Tống (1036-1101), ông là một trong Bát đại gia Đường Tống, ông là một nhà thơ, nhà văn, và cũng là nhà thư pháp, hội họa bậc nhất thời đó. Không chỉ vậy, ngay về mặt chế biến món ăn, ông cũng rất giỏi. Khi ông xúc phạm hoàng đế và bị phạt đày đến , ông thường tự tay nấu ăn cho bạn bè của mình. Trong các món ăn do Tô Đông Pha chế biến thì “Thịt kho tàu” là món sở trường nhất.

Năm đó Tây Hồ bị cỏ mọc chiếm mất nửa hồ, sau khi nhận chức, Tô Đông Pha đã phát động rất nhiều dân công tới nhổ cỏ, làm sạch hồ, đất bùn được vớt lên từ dưới hồ dùng để đắp một con đê dài, và xây cầu để nối các dòng chảy, làm sống lại vẻ đẹp của Tây Hồ. Việc xây con đê dài giúp cải thiện môi trường, đem lại lợi ích thủy lợi cho nhân dân, lại tăng thêm cảnh sắc cho Tây Hồ. Sau này hình thành nên “Tô Đề Xuân Hiểu” một trong 10 cảnh đẹp của Tây Hồ.

11 đặc sản không thể bỏ qua khi du lịch Chiết Giang, Trung Quốc

Khi đó, người dân ca tụng Tô Đông Pha đã làm được một việc tốt cho địa phương, còn nghe nói ông rất thích ăn món thịt kho tàu, nên tới mùa xuân, dù không hẹn trước nhưng họ đều đem thịt lợn đến tặng cho ông để thể hiện tấm lòng của mình. Tô Đông Pha nhận được nhiều thịt lợn như vậy, cảm thấy nên chia sẻ với dân công đã giúp đỡ nạo vét Tây Hồ.

Thế là ông kêu người nhà cắt thịt thành từng miếng, rồi chế biến theo công thức mà ông tạo ra, và đem theo rượu tặng kèm, phân phát cho từng gia đình theo bảng tên dân công. Khi người nhà của ông nấu món thịt này, họ đã nghe nhầm câu nói “ đem theo rượu tặng kèm” thành “đem theo rượu nấu kèm”, và kết quả đã chế ra món thịt kho tàu có hương vị của rượu. Mọi người ăn món thịt kho do Tô Đông Pha mang đến và cảm thấy hương vị rất đặc biệt lại cực kỳ ngon miệng.

Từ đó mọi người tán dương món ăn ngon và tiếng lành đồn xa, khi đó trong số những người đến bái Tô Đông Pha làm sư phụ, ngoài việc học thư pháp, văn chương của ông, họ còn muốn học cả món “Thịt Đông Pha”. Nhà hàng Lâu Ngoại Lâu đã học theo cách nấu món ăn của Tô Đông Pha, và cung cấp cho thế giới, đồng thời món ăn này cũng không ngừng được cải tiến và lưu truyền cho đến ngày nay.

Ngày nay, Thịt Đông Pha là món ăn quen thuộc có trong bữa ăn hàng ngày của người Chiết Giang. Du khách có thể thưởng thức món này ở mọi nhà hàng, tiệm ăn ở đây. Ở mỗi nơi sẽ có cách chế biến khác nhau nhưng nhìn chung hương vị ở đâu cũng rất ngon.

Mỳ Phiến Nhi Xuyên

Là một món mỳ rất nổi tiếng, bên trên có các loại nguyên liệu như rau cải chua, măng, thịt nạc thái miếng. Món ăn này có lịch sử hơn 100 năm. Đầu tiên là tiệm cổ Khuê Nguyên Quán ở Hàng Châu mở ra, điểm đặc biệt là rau và măng rất tươi, khiến cho thực khách vô cùng yêu thích.

11 đặc sản không thể bỏ qua khi du lịch Chiết Giang, Trung Quốc

Truyền thuyết khi Tô Đông Pha khi tới Hàng Châu làm quan đã từng nói một câu: “Không có thịt sẽ khiến người ta gầy đi, không có măng sẽ khiến người ta tầm thường”. Rau cải chua, măng, thịt,.. những nguyên liệu mà họ dùng để chế biến món mỳ này, nghe nói cũng được qua nghiên cứu kỹ lưỡng. 3 nguyên liệu này cắt thành miếng, sau đó đem luộc trong nước sôi, người ta còn gọi đây là “Phiến Nhi Xuyên”.

Cua xanh Tam Môn

Tam Môn là vùng đất nổi tiếng với hơn 200 năm kinh nghiệm nuôi cua xanh, cua ở đây đặc biệt to, chắc thịt, khỏe, màu sắc tươi sáng và vị thịt tươi ngon. Ngoài Chiết Giang, món cua xanh này còn nổi tiếng ở nhiều vùng khác của Trung Quốc như , .

11 đặc sản không thể bỏ qua khi du lịch Chiết Giang, Trung Quốc

Cua Xanh Tam Môn, thích hợp với nhiệt độ từ 7 – 37℃, độ mặt là 2.6 – 55‰, là giống ăn thịt đào hang, ban đêm mới ra ngoài. Thịt cua xanh chứa đến 18 loại axit amin, giàu protein và ít chất béo nên món ăn này khá đắt đỏ. Ngoài chế biến thức ăn, người dân ở đây còn sử dụng cua xanh như một liệu quý hiếm có giá trị dinh dưỡng rất cao.

Cá giấm Tây Hồ

Cá giấm Tây Hồ, là một món ăn mang hương vị truyền thống của Hàng Châu – Chiết Giang. Món ăn này có nguyên liệu từ chính những con cá tươi sống được đánh bắt ở Tây Hồ. Trước khi chế biến, cá thường bị bỏ đói trong khoảng 1 – 2 ngày để loại bỏ hết những tạp chất bên trong ruột cá.

11 đặc sản không thể bỏ qua khi du lịch Chiết Giang, Trung Quốc

 

Điểm độc đáo của việc chế biến món ăn này là sự đòi hỏi rất nghiêm khắc về độ lửa. Cá chỉ được chiên trong khoảng 3 – 4 phút là vừa tới. Chiên xong thì cần rưới lên trên một lớp sốt chua ngọt, mang lại vẻ bóng mịn cho món ăn, vây ngực thẳng, thịt cá mềm, vừa có vị cua, lại có vị chua ngon, tươi ngon rất đặc biệt.

Gà ăn mày

Món gà ăn mày là một đặc sản rất nổi tiếng của Chiết Giang. Hương thơm thoang thoảng của thớ thịt gà cùng mùi lá sen, thớ thịt mềm cùng cách chế biến độc đáo với các loại gia vị khiến gà “ăn mày” chinh phục nhiều du khách.

Cái tên “gà ăn mày” là món độc đáo của người Trung Quốc, không biết cái tên bắt nguồn từ đâu, nổi danh trên thế giới. Và đây là nguồn gốc của cái tên độc đáo, lạ lùng này, món ăn gắn với câu chuyện về một người ăn xin trong khi đói bụng đã bắt trộm con gà ở sân nhà ven đường. Trong khi đang vầy lửa và Dự bị làm gà thì hoàng thượng và cận thần đi qua. Sợ quá, người hành khất liền lấy bùn rồi bọc gà lại, ném vội vào lửa. Mùi thơm của gà tỏa ra cuốn hút bệ hạ. Rồi đây, món ăn này được đưa vào thực đơn trong cung và trở thành món ăn nổi tiếng.

11 đặc sản không thể bỏ qua khi du lịch Chiết Giang, Trung Quốc

Ngày nay, gà ăn mày được biến tấu với nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác nhau, tạo nên sự lạ miệng. Muốn món ăn này ngon cần chọn một con gà nặng hơn một kg, là giống gà thả trong vườn, thịt săn chắc, vài lá sen khô, đất thó và dầu mè.

Thịt gà sau khi làm sạch được ướp với, nước tương, hoa hồi, rượu, dầu đinh hương, hạt tiêu, muối, quê, đường và chút bột nêm cho đượm đà. Để nhồi, người ta cho thêm thịt lợn, măng, gừng, tôm, hành củ… xào qua rồi nhét trong bụng gà, khâu kín.

Ướp gà trong vài giờ để các loại gia vị ngấm sâu vào thớ thịt. Bọc bằng lá sen trước khi bọc đất để làm sạch lớp gà và thịt thoảng hương vị của lá sen.

Việc bọc đất cũng đòi hỏi phải rất tỉ mỉ để sao cho không chỗ nào bị mỏng quá hay dày quá khiến gà bị cháy xém hoặc không chín. Tiếp đó ta cho gà lên bếp nướng, đến khi phần đất thó nứt ra, mùi thịt thơm cùng các loại gia vị lan tỏa. Khi đó gà đã chín, có xác xuất thưởng thức.

Gà ăn xin chỉ ăn nóng mới cảm nhận hết vị ngon, ngọt. Du khách có thể cảm nhận được vị lá sen thoang thoảng, nấm hương, mùi thơm của tiêu, cay của ớt và miếng gà ăn không bị ngán. Món ăn này được nhiều du khách đến Trung Quốc ham chuộng.

Chân giò

Chân giò có vẻ ngoài bắt mắt, thịt tươi, hương thơm độc đáo, hương vị hấp dẫn, hội tụ cả 4 điểm về sắc, hương, vị, hình, vì vậy tên khác của món này là “Tứ tuyệt” được ra đời như vậy. Trước đây nó được coi là cống phẩmTrung Quốc, có ngấm tinh hoa của thịt.

11 đặc sản không thể bỏ qua khi du lịch Chiết Giang, Trung Quốc

Chân giò Kim Hoa được làm từ lợn “chim hai đầu”, phần đùi sau, thịt non, rồi cho thêm muối, chỉnh hình, lật giở, phơi nắng, phơi gió, rất nhiều tháng mới làm ra nó. Nghe nói thời Nam Tống kháng Kim có danh tướng Tông Trạch là tổ sư phụ của món chân giò, có truyền thuyết kể là ông ấy đem chế biến thịt lợn ở quê nhà rồi mang vào cung, dâng lên hoàng thượng, hoàng thượng thấy thịt ở bên trong đỏ như lửa, từ đó đặt tên cho món ăn này là “Chân giò Kim Hoa”

Bánh lúa mạch thịt lợn

Bánh lúa mạch thịt lợn còn được gọi là “bánh lúa mạch thịt viên”, đây là một trong những món ăn dân dã thu hút được rất nhiều thực khách ở Chiết Giang. Cách chế biến cũng giống như cách mà mọi người thường làm bánh lúa mạnh nhân rau. Chỉ có điều là kích thước của bánh nhỏ hơn một chút. Băm nhỏ thịt để làm nhân bánh, vỏ bánh làm từ bột lúa mạch dẻo thơm. 

11 đặc sản không thể bỏ qua khi du lịch Chiết Giang, Trung Quốc

Điều thú vị khi thưởng thức món bánh này là người ta dùng 3 chiếc đũa, tay trái cầm một chiếc đũa để giữ cố định chiếc bánh trong đĩa, tay phải sẽ cầm một đôi đũa để gắp bánh, rồi chấm nước tương, dấm, tùy theo khẩu vị.

Bánh ú Gia Hưng

11 đặc sản không thể bỏ qua khi du lịch Chiết Giang, Trung Quốc

Đây là đặc sản nổi tiếng và có truyền thống từ lâu đời ở vùng Gia Hưng. Nguyên liệu chính của món ăn này là gạo nếp. Những gói bánh ú thu hút thực khách bởi vị béo nhưng không hề ngấy, mặn ngọt vừa phải cùng nhân làm bằng thịt tươi hương thơm hấp dẫn. Đây là món ăn tiện lợi, đơn giản, dễ mua, dễ ăn và được người dân Chiết Giang rất ưa chuộng.

Bánh trôi nước

Là một trong những món ăn vặt nổi tiếng của Ninh Ba, cũng là một trong những món ăn vặt tiêu biểu cho Trung Quốc, món ăn có lịch sử lâu đời. Bánh trôi nước Ninh Ba được bắt nguồn từ triều Tống.

11 đặc sản không thể bỏ qua khi du lịch Chiết Giang, Trung Quốc

Khi đó người dân các vùng đều thích ăn một món ăn mới, dùng một loại mứt quả để làm nhân, bên ngoài dùng bột gạo nếp nặn thành hình tròn. Bánh ăn có vị thơm ngọt, rất thú vị. Bởi vì viên gạo nếp này khi nấu chín ở trong nồi vừa nổi vừa chìm, cho nên còn được gọi là “phù viên tử” (viên nổi), sau này có nơi sửa “Phù Nguyên Tử” thành Nguyên Tiêu. Khác với người phương Bắc, người Ninh Ba có tập tục truyền thống là cùng gia đình ăn bánh trôi nước vào sáng ngày xuân.

Bánh xốp Ngô Sơn

11 đặc sản không thể bỏ qua khi du lịch Chiết Giang, Trung Quốc

Bánh xốp Ngô Sơn còn có tên “Đại Cứu Giá”, “Bánh Áo Tơi”. Đến nay nó đã có 700 đến 800 năm lịch sử, được coi là “Ngô Sơn đệ nhất điểm tâm”. Bánh có màu vàng, xếp lớp nhiều tầng, trên nhọn dưới tròn, hình giống Kim Sơn, có phủ một lớp đường trắng như bông, giòn mà không vỡ, có dầu mà không ngấy, hương vị thơm ngọt.

Củ ấu Nam Hồ

Củ ấu Nam Hồ là một đặc sản nổi tiếng ở Gia Hưng, nhờ có nó mà Nam Hồ cũng trở nên nổi tiếng, có người còn gọi món này là “củ ấu vàng”, “củ ấu hoành thánh”, “củ ấu hoà thượng”…

11 đặc sản không thể bỏ qua khi du lịch Chiết Giang, Trung Quốc

Thường thì củ ấu cũng có góc nhọn, nhưng củ ấu Nam Hồ – Gia Hưng thì có góc tròn, vỏ màu xanh lục, 2 cạnh tròn trơn, vỏ mỏng, thịt mềm, nhiều nước, ngọt , thơm, đặc sắc hơn rất nhiều loại khác. Củ ấu Nam Hồ không chỉ dùng để ăn, nấu món ăn, mà còn dùng để làm bánh, ủ rượu, nấu đường,… Người nấu nướng sẽ chọn củ ấu non có màu xanh biếc, đặc biệt là khi vừa luộc thì vị rất tuyệt, nấu chín thì sẽ chọn củ ấu già có màu vàng nâu, rửa sạch rồi nấu chín, sẽ có vị đậm đà, thịt và gạo vừa miệng.

Về chuyện củ ấu không có đầu nhọn dài, dân gian lưu truyền một truyền thuyết như sau. Nghe nói, khi vua Càn Long du Giang Nam có ghé qua Gia Hưng, người dân nơi đây dâng lên vua món củ ấu từ Nam Hồ, lúc đó củ ấu có đầu nhọn. Khi vua Càn Long thưởng thức nó thì không may bị đầu nhọn làm bị thương, vậy là Càn Long hạ lệnh không được để củ ấu Nam Hồ mọc đầu nhọn nữa. Năm sau đó, củ ấu ở Nam Hồ đúng thật không còn đầu nhọn nữa.

Nếu có dịp đến Chiết Giang trong chuyến du lịch Trung Quốc, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức 11 đặc sản nổi tiếng đã được https://travel.duhoctrungquoc.vn/ giới thiệu trên đây nhé! Chắc chắn hương vị của chúng sẽ khiến du khách phải “ngây ngất”.

Thông tin bài viết được thu thập và tổng hợp từ Nguồn Internet chỉ mang tính chất tham khảo.- Email: support@duhoctrungquoc.vn

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 19:21:25

Danh mục đăng tin:Ẩm thực Trung Hoa, Văn hoá - Con người,
Top