Trung Quốc dùng camera nhận diện người lái xe không giấy phép

Hệ thống camera phát hiện người và phương tiện vi phạm giao thông mà cảnh sát Trung Quốc áp dụng năm ngoái đã có kết quả bước đầu.Galaxy Note10+ mở một số tựa game nhanh hơn nhưng khả năng đa nhiệm chưa tốt bằng iPhone 11 Pro Max do một vài ứng Đồng hồ GT 2 của Huawei có ngoại hình đẹp, kết nối với cả iPhone và các máy Android nhưng tính năng còn chưa nhiều.Với bút S Pen và hệ thống cảm biến hình ảnh, Galaxy Note10+ có thể quay phim với hiệu ứng lạ như xóa phông, nhiễu sọc…Em đang là sinh viên năm thứ 3, em đã dùng Galaxy J7 Prime được 3 năm rồi.

Hôm 14/8, đại diện Cảnh sát Trung ương Trung Quốc cho biết đã phát hiện 126.000 phương tiện nghi ngờ không có giấy phép hợp lệ trong năm 2018 bằng hệ thống camera chuyên dụng.

“Công nghệ camera mới có thể nhận diện nhanh khuôn mặt tài xế và chi tiết phương tiện vi phạm. Dựa trên cơ sở dữ liệu có sẵn, việc tìm ra danh tính người phạm sẽ được xác định nhanh, chính xác hơn, từ đó hỗ trợ tốt hơn trong quản lý người vi phạm luật giao thông”, Sun Zhengliang, Bí thư Đảng ủy của bộ phận Nghiên cứu Khoa học Quản lý Giao thông Công cộng (thuộc Bộ Công an Trung Quốc), phát biểu tại Diễn đàn an ninh giao thông tổ chức hôm 14/8 tại Hợp Phì, tỉnh .

Cũng theo đại diện này, cơ quan này đang lên kế hoạch mở rộng mạng lưới camera nhận diện khuôn mặt nhằm xác định các hành vi đáng ngờ khi tham gia giao thông đến các tỉnh và thành phố khác. Trong đó, các dữ liệu sẽ được chia sẻ với nhau.

Trung Quốc dùng camera nhận diện người lái xe không giấy phép

Camera giao thông trên một đường phố tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Ảnh: SCMP.

AI Intellifusion (có trụ sở tại ) hiện là nhà cung cấp công nghệ quét khuôn mặt cho cảnh sát giao thông nước này từ năm 2018. Tại Handan, tỉnh , cảnh sát địa phương đã hợp tác với một start-up có tên Gosunyun Robot (có trụ sở tại Quảng Châu) để đưa robot sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào điều khiển giao thông trực tiếp, cung cấp hướng dẫn cho lái xe.

Bên cạnh đó, nhận diện khuôn mặt cũng được ứng dụng cho người học lái xe, cho phép họ dùng khuôn mặt để đăng ký và hoàn thành khóa học lý thuyết thay vì phải chờ đợi nhiều thủ tục. Từ đó, khoảng thời gian thi lý thuyết đến thực hành cũng rút ngắn đáng kể.

Những năm qua, Trung Quốc liên tục áp dụng nhận diện khuôn mặt vào mọi mặt đời sống xã hội nước này, từ bắt tội phạm, giao thông, an ninh sân bay, phân loại rác, phát hiện ung thư đến phát triển xe tự lái. Công nghệ này là nhân tố chính để phát triển hệ thống chấm điểm công dân dựa trên hành vi của họ.

Theo thống kê năm 2016, thị trường hệ thống camera giám sát của Trung Quốc (bao gồm thiết bị và phần mềm quản lý) đạt 6,4 tỷ USD. Các công ty nhà nước và tư nhân đã lắp 176 triệu chiếc camera giám sát, đứng đầu thế giới về số lượng.

Ngược lại, Mỹ và châu Âu không mặn mà với công nghệ nhận diện khuôn mặt do lo ngại về quyền riêng tư. Mới đây, thành phố Somerville thuộc bang Massachusetts và Los Angeles (Mỹ) tuyên bố cấm cảnh sát và chính quyền sử dụng phần mềm có công nghệ này. Điều lệ bảo vệ số liệu chung (GDPR) được Liên minh Châu Âu thông qua vào tháng 5/2018 có điều khoản quy định các thông tin sinh học bao gồm nếp nhăn trên khuôn mặt đều thuộc về người sở hữu, nếu muốn sử dụng phải nhận được sự đồng ý của họ. Ngay cả tại Trung Quốc, không ít người lo ngại mình bị thông qua camera.

Bảo Lâm (theo SCMP)

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 23-10-2019 14:42:10

Danh mục đăng tin:Tin tức Trung Quốc,
Top