Nga lo cuộc chiến Mỹ – Huawei phá huỷ thế giới công nghệ

Nga cho rằng lệnh cấm mà chính quyền Tổng thống Donald Trump dành cho Huawei có thể tác động xấu tới thế giới công nghệ.Galaxy Note10+ mở một số tựa game nhanh hơn nhưng khả năng đa nhiệm chưa tốt bằng iPhone 11 Pro Max do một vài ứng Đồng hồ GT 2 của Huawei có ngoại hình đẹp, kết nối với cả iPhone và các máy Android nhưng tính năng còn chưa nhiều.Với bút S Pen và hệ thống cảm biến hình ảnh, Galaxy Note10+ có thể quay phim với hiệu ứng lạ như xóa phông, nhiễu sọc…Em đang là sinh viên năm thứ 3, em đã dùng Galaxy J7 Prime được 3 năm rồi.

Trong một phỏng vấn tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg diễn ra hôm 7/6 tại Nga, Phó Thủ tướng Nga Maxim Akimov đánh giá những gì Mỹ đang làm với Huawei sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

Nga lo cuộc chiến Mỹ - Huawei phá huỷ thế giới công nghệ

Phó Thủ tướng Nga Maxim Akimov. Ảnh: Bloomberg.

Theo Akimov, động thái đưa Huawei vào danh sách cấm của chính quyền Trump là “không thân thiện” và “một chiều”. “Họ (Mỹ) đang phá hủy thế giới này. Những mảnh đạn sẽ làm tổn thương mọi người”, Akimov nói. Tuy vậy, ông không đưa ra giải thích chi tiết.

Giữa tháng 5, Mỹ đã liệt Huawei cùng 68 công ty Trung Quốc khác vào diện “nguy cơ an ninh quốc gia”, không cho phép xây dựng hạ tầng 5G tại nước này, đồng thời thúc ép các đồng minh như Pháp và Anh làm điều tương tự. Tuy nhiên, phía Nga lại có động thái trái ngược.

Tuần trước, Huawei đã với hãng viễn thông MTS của Nga để triển khai 5G. Thỏa thuận được ký bên lề cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moskva ngày 5/6. “Dự án có thể tốn khoảng 500 tỷ rúp (7,7 tỷ USD) và mất hai năm để xây dựng”, Akimov chia sẻ.

Bên cạnh đó, ông Akimov cũng đề cập đến việc Nga ngắt mạng khỏi Internet thế giới. Tuy vậy, ông cho rằng đây không phải là hành động “cô lập đất nước khỏi thế giới bên ngoài”.

Trước đó, Duma Quốc gia, tức Hạ viện Nga, dự cho phép ngắt kết nối Internet và được Nga gọi là “Internet chủ quyền”, chính thức trở thành luật và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/11.

Luật này lập tức vấp phải sự chỉ trích dữ dội của các nhà lập pháp theo hướng trung lập, cũng như chuyên gia quốc tế. Một số nhà phê bình cáo buộc điện Kremlin đang tìm cách kiểm duyệt thông tin trực tuyến của các đảng đối lập trong bối cảnh niềm tin của người dân vào Putin ngày một suy yếu. Những chuyên gia khác thậm chí còn so sánh nó với Great Firewall – “Vạn lý trường thành trên mạng” của Trung Quốc.

Như Phúc (theo Bloomberg)

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 23-10-2019 14:36:41

Danh mục đăng tin:Tin tức Trung Quốc,
Top