Hai câu chuyện về học sinh phổ biến nhất Trung Quốc năm 2018

Bức ảnh về cậu bé vượt băng tuyết tới trường và nữ sinh Mỹ mặc sườn xám dự dạ hội lan truyền mạnh mẽ và được nhiều người quan tâm.Để diễn tả sự sạch sẽ, bạn dùng “As clean as a cloud” hay “As clean as a whistle”?Quốc gia được thành lập năm 2011 sau cuộc xung đột kéo dài hơn 50 năm.Đại học Tasmania tặng hai suất học bổng 50% và 100% ngành Kinh tế của trường cùng visa ở lại ba năm sau tốt nghiệp cho học sinh Việt Nam.

Ngày 29/12, SCMP liệt kê 10 câu chuyện xã hội ở Trung Quốc đã được đăng tải trên trang này và trở nên phổ biến nhất nhằm tổng kết năm 2018. Hai trong số đó liên quan đến học sinh mà đứng đầu là câu chuyện xúc động về “cậu bé băng tuyết” Wang Fuman.

Hai câu chuyện về học sinh phổ biến nhất Trung Quốc năm 2018

Bức ảnh Wang Fuman được chụp hôm 8/1. Ảnh: Fu Heng

Tháng 1/2018, Fu Heng, hiệu trưởng một trường học ở vùng nông thôn Trung Quốc đăng bức ảnh học trò 8 tuổi với băng giá bám đầy tóc và lông mày lên mạng xã hội. Bức ảnh đã nhanh chóng lan truyền, được chia sẻ bởi hàng triệu người và Wang Fuman trở thành nhân vật truyền cảm hứng khắp thế giới.

Bức ảnh được ghi lại sau khi Wang Fuman đi bộ trên quãng đường dài gần 5 km từ nhà ở vùng nông thôn thuộc tỉnh để tới trường làm bài kiểm tra. Em chỉ mặc một chiếc áo khoác mỏng trong thời tiết -9 độ C. Kết quả, băng giá đầy trên tóc, bàn tay em tím tái, nứt nẻ.

Sau khi bức ảnh được chia sẻ rộng rãi, nhiều người gửi tiền giúp đỡ. Wang Fuman được mọi người cảm phục và đặt biệt danh “Ice Boy” (cậu bé băng tuyết).

Hai câu chuyện về học sinh phổ biến nhất Trung Quốc năm 2018

Bức ảnh nữ sinh Mỹ mặc sườn xám đi dạ hội gây tranh cãi ở Trung Quốc hồi tháng 5. Ảnh: Keziah Daum

Một câu chuyện khác liên quan đến học đường trở nên phổ biến ở Trung Quốc năm 2018 là việc Keziah Daum, 18 tuổi, học sinh trung học ở Woods Cross (bang Utah, Mỹ) đăng bức ảnh mặc sườn xám đỏ đi dự dạ hội ở trường hồi tháng 5 lên Twitter. Bức ảnh đã gây ra cuộc tranh cãi sôi động.

Có người buộc tội Keziah Daum “chiếm dụng văn hóa Trung Quốc“. Tuy nhiên, nhiều người Trung Quốc lại cảm ơn Daum vì đánh giá cao văn hóa của quốc gia châu Á này. Họ cho rằng Daum mặc sườn xám ở dạ hội không phải là “chiếm dụng văn hóa” mà là “sự nhận thức sâu sắc về văn hóa”.

Keziah Daum cũng đã lên tiếng chia sẻ cô thích và chọn chiếc sườn xám đỏ thêu họa tiết chỉ vì thấy chiếc váy đẹp và trang nhã chứ không hề biết lịch sử của loại trang phục này. Bản thân cô cũng không bao giờ tưởng tượng những bức ảnh đăng lên mạng xã hội lại gây tranh cãi nhiều như vậy.

“Một người nói cho tôi biết sườn xám đại diện cho quyền lực của người phụ nữ. Tôi cho rằng đây là thông điệp tuyệt vời với bất kỳ phụ nữ trẻ tuổi nào”, Daum nói.

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 23-10-2019 11:01:33

Danh mục đăng tin:Tin tức Trung Quốc,
Top