Máy tính của bạn cần thêm bộ nhớ? Bài viết này sẽ trình bày một vài bước đơn giản để giúp bạn gắn thêm ổ cứng mới và làm tăng không gian lưu trữ trên máy tính.

Các bước

  1. 1
    Kiểm tra xem bạn cần Chuẩn giao tiếp dữ liệu ATA Song song - Parallel hay Chuẩn giao tiếp dữ liệu ATA Nối tiếp - Serial ATA. Trong lúc máy tính đời cũ hơn hỗ trợ IDE (Parallel ATA), máy mới chỉ hỗ trợ Serial ATA. Nếu không chắc, hãy mở thùng máy, quan sát và xác định loại ổ cứng đang được sử dụng. Việc bạn dùng cùng loại ổ cứng đã được cài đặt sẽ an toàn hơn, kể cả khi dường như thùng máy cũng có ổ cắm dành cho loại ổ cứng khác.
    • Ổ IDE sử dụng cáp ruy-băng rộng và dẹt và có thể có chân nối cần được lắp đặt.
    • Ổ SATA có cáp mỏng hơn và không có chân nối.
  2. 2
    Đảm bảo có chỗ cho ổ cứng phụ, dưới đây là cách để làm:
    1. Khởi động lại máy tính và vào trình đơn BIOS.
    2. Vào "Standard CMOS Settings Or IDE Config" (Cấu hình IDE Hoặc Thiết lập CMOS Chuẩn).
    3. Trong trình đơn này, bạn sẽ tìm thấy bốn thiết lập có tên lần lượt là: PRIMARY MASTER (Ổ chính Thứ nhất):, AUTO/PRIMARY SLAVE (Ổ dự phòng Thứ nhất/Tự động):, SECONDARY MASTER (Ổ chính Thứ hai):, SECONDARY SLAVE (Ổ dự phòng Thứ hai):. Chuyển toàn bộ các trường về chế độ tự nhận diện.
    4. Khởi động lại máy tính.
  3. 3
    Tìm vị trí mà mọi dây cáp ruy-băng dẹt (hoặc cáp SATA, loại cáp nhỏ hơn và thường có màu đỏ) được nối đến bo mạch chủ (hình 3). Tìm cáp tương ứng với ổ cứng tự do được tìm thấy ở bước 1-6, bất kể đó là ổ thứ nhất hay ổ thứ hai.
  4. 4
    Kiếm cho mình một ổ cứng thật sự. Đến cửa hàng máy tính hoặc mua trực tuyến từ Newegg hay những nhà bán lẻ khác. Đảm bảo mua đúng loại ổ cứng (SATA hay IDE (PATA)). Nếu định thay thế ổ cứng hiện có (xem phần cảnh báo đối với việc thay thế ổ cứng), hãy đảm bảo là ổ mới đủ dung lượng để bù đắp cho dung lượng mà bạn sẽ mất đi.
  5. 5
    Tắt máy tính.
  6. 6
    Rút hết các loại dây ra khỏi phần sau của máy tính và đưa nó ra khỏi bàn.
  7. 7
    Tháo ốc vít thùng máy. Nếu đó là máy Dell, bạn chỉ cần ấn chốt tháo ở đằng sau hoặc hai bên của thùng máy. Nếu gặp khó khăn, hãy tham khảo cách tháo thùng máy trong tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tính. Cất ốc vít ở nơi an toàn để không làm mất chúng. Gỡ phần vỏ ở bên ra khỏi thùng máy và dẹp nó sang một bên.
  8. 8
    Tìm vị trí mà các dây cáp ruy-băng dẹt (hoặc cáp SATA, loại cáp nhỏ hơn và thường có màu đỏ) được nối đến bo mạch chủ (hình 3). Tìm cáp tương ứng với ổ cứng tự do được tìm thấy ở bước 1-6, bất kể đó là ổ thứ nhất hay ổ thứ hai.
  9. 9
    Lắp chân nối để ổ cứng biết nó sẽ là ổ chính hay ổ dự phòng (chỉ với ổ IDE). Chân nối là bộ những chân cắm nằm ở phần lưng của ổ cứng. Một số chân được bọc bằng nắp nhựa hoặc cao su. Tìm sơ đồ hoặc chỉ dẫn lắp chân nối để sử dụng như ổ chính/dự phòng dành cho ổ cứng mới của bạn. Lưu ý rằng nếu khe cắm mà bạn đang sử dụng (thứ nhất hoặc thứ hai) có thể sử dụng cho cả ổ chính và ổ dự phòng, hãy thiết lập để ổ cứng hoạt động như một ổ chính (hình 4). Nếu đang sử dụng ổ SATA, bạn không cần thay đổi chân cắm bởi thiết bị SATA nào cũng dùng cáp riêng của nó và nhiều thiết bị IDA có thể dùng chung một cáp.
  10. 10
    Tìm hốc trống trong thùng máy. Dùng ốc vít đi kèm ổ cứng hoặc thùng máy để cố định ổ cứng (hình 5).
  11. 11
    Nối cáp tìm thấy ở bước 6 với ổ cứng. Nếu không được, hãy chắc là chốt an toàn đã được đặt thẳng hàng với lỗ cắm (hình 6).
  12. 12
    Nối cáp điện Molex (đầu nối nhỏ hơn với những sợi đỏ, vàng và đen – hình 7). Ổ SATA sẽ có loại cáp điện khác tại nguồn.
  13. 13
    Lắp lại phần vỏ thùng máy đã gỡ ra và vặn lại ốc vít.
  14. 14
    Cắm lại mọi cáp vào phía sau của máy. Nếu trước đó bạn đã tháo nguồn điện, lúc này, hãy nối lại.
  15. 15
    Khởi động lại máy tính. Vào BIOS khi khởi động (trong hầu hết trường hợp, bạn có thể làm vậy bằng cách nhấn F10 hoặc DEL khi máy tính bắt đầu khởi động). Kiểm tra phần tự động nhận diện của BIOS để đảm bảo rằng ổ cứng thứ hai đã được phát hiện. Trên màn hình hiển thị ổ chính/dự phòng thứ nhất, ổ chính/dự phòng thứ hai, bạn sẽ thấy tên ổ cứng mới.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nên dùng ổ SATA thay vì IDE bởi chúng thường nhanh hơn và cáp ruy-băng rộng của ổ IDE có thể gây cản trở sự lưu thông khí trong thùng máy.
  • Nếu có dấu hiệu cho thấy có vấn đề trong BIOS, đảm bảo rằng ổ cứng ban đầu đã được thiết lập làm ổ cứng "Master" (Chính); hoặc nếu ổ cứng ban đầu được nối với bộ chân nối, đảm bảo rằng nó nằm ở đầu cuối của cáp IDE (hãy chắc là bạn có cáp ruy-băng chân nối. Chúng được đánh dấu cho từng đầu nối). Cũng đừng cắm cáp ngược hướng.
  • Cố duy trì khoảng trống giữa các ổ cứng để không khí có thể lưu thông và cải thiện khả năng làm mát.
  • Cân nhắc mua (hoặc tạo) một ổ cứng phụ cắm ngoài nếu máy tính hỗ trợ USB. Chúng được cắm trực tiếp vào cổng USB và hoạt động như bất kỳ ổ cứng nào khác, trừ việc bạn sẽ phải thao tác thêm một số bước nếu muốn khỏi động máy tính từ chúng.
  • Ổ cứng SATA hoạt động gần tương tự như vậy. Hãy đọc hướng dẫn trên bao bì để cài đặt. Tuy nhiên, hãy cẩn thận. Chỉ bo mạch chủ hỗ trợ SATA mới chấp nhận những ổ cứng này.

Cảnh báo

  • Hướng dẫn này không dành cho máy Macintosh. Ngoài ra, thùng máy dạng vỏ sò (chẳng hạn như máy Dells kích thước nhỏ) có thể sẽ hoạt động khác.
  • Đừng thay đổi gì khác trên thiết lập CMOS. Từng thiết lập thay đổi cách máy tính hoạt động và bạn có thể vô tình khiến máy tính không hoạt động được.
  • Dù bạn có thể thay đổi ổ cứng chứa hệ thống tập tin gốc (ổ C:), điều này không hề dễ dàng. Đừng dùng những chỉ dẫn này để thay ổ hệ thống. Ổ dữ liệu có thể được thay thế (nếu chúng không nằm trên ổ cứng của ổ hệ thống). Lưu ý rằng có khả năng bạn sẽ phải tạm thời để nguyên ổ cũ trong máy nhằm chuyển dữ liệu sang ổ mới. Nếu không thể làm điều đó (chẳng hạn như trường hợp không còn khe cắm), có thể bạn sẽ cần đến bộ chuyển đổi USB sang IDE (PATA) hoặc USB sang SATA để chuyển dữ liệu.
  • Hầu hết các loại ổ cứng đều nhạy cảm với phóng tĩnh điện (ESD). Hãy tiếp đất cẩn thận khi thao tác những bước trên (hay bất kỳ công việc liên quan đến điện nào khác). Nếu không thể, đừng cố thực hiện khi đang đi chân trần trên thảm hay trong những điều kiện tương tự. Đồng thời, để giảm thiểu rủi ro, hãy cầm giữ ổ cứng càng ít càng tốt, chỉ lấy ra rồi bỏ vào chứ đừng chơi đùa với chúng.

Bài viết Wiki Tiếng Việt có liên quan

Wiki Tiếng Việt: Chạy tập tin HTML trên Visual Studio CodeChạy tập tin HTML trên Visual Studio Code
Wiki Tiếng Việt: Kết nối tai nghe với máy tínhKết nối tai nghe với máy tính
Wiki Tiếng Việt: Kết nối bàn phím không dây với máy tínhKết nối bàn phím không dây với máy tính
Wiki Tiếng Việt: Scan tài liệu trên máy in CanonScan tài liệu trên máy in Canon
Wiki Tiếng Việt: Sửa lỗi bàn phím nhập sai ký tựSửa lỗi bàn phím nhập sai ký tự
Wiki Tiếng Việt: Thiết lập lại bàn phímThiết lập lại bàn phím
Wiki Tiếng Việt: Thêm tính năng cảm ứng cho laptop nếu không có AirbarBiến laptop thành thiết bị có màn hình cảm ứng nếu không có AirBar (những giải pháp thay thế AirBar)
Wiki Tiếng Việt: Tháo Ổ cứng Máy vi tínhTháo Ổ cứng Máy vi tính
Wiki Tiếng Việt: Sạc pin sạc dự phòngSạc pin sạc dự phòng
Wiki Tiếng Việt: Cài đặt Webcam cho Máy tính hoặc LaptopCài đặt Webcam cho Máy tính hoặc Laptop
Wiki Tiếng Việt: Thêm máy in HP vào mạng Wi FiThêm máy in HP vào mạng Wi Fi
Wiki Tiếng Việt: Khởi động máy tính từ ổ cứng gắn ngoàiKhởi động máy tính từ ổ cứng gắn ngoài
Wiki Tiếng Việt: Cài đặt máy in không dây CanonCài đặt máy in không dây Canon
Wiki Tiếng Việt: Phá hủy một ổ đĩa cứngPhá hủy một ổ đĩa cứng
Quảng cáo

Về bài Wiki Tiếng Việt này

Wiki Tiếng Việt là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 34 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 5.694 lần.
Chuyên mục: Linh kiện Máy tính

Cách để Thêm ổ cứng phụ - Wiki Linh kiện Máy tính Tiếng Việt

Máy tính của bạn cần thêm bộ nhớ? Bài viết này sẽ trình bày một vài bước đơn giản để giúp bạn gắn thêm ổ cứng mới và làm tăng không gian lưu trữ trên máy tính.

Trang này đã được đọc 5.694 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo