Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.
Nhóm Quản lý Nội dung của Wiki Tiếng Việt luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Bài viết này đã được xem 37.449 lần.
Diện tích toàn phần của một hình là tổng diện tích của tất cả các mặt của nó. Để tìm diện tích hình trụ, bạn cần tìm diện tích của hai đáy và cộng với diện tích của mặt xung quanh. Công thức tính diện tích hình trụ là A = 2πr2 + 2πrh.
Các bước
Tính diện tích của 2 hình tròn (2 x (π x r2))
-
1Hình dung hai mặt đáy của hình trụ. Hãy tưởng tượng hình dạng của hộp súp vì nó có hình trụ. Bạn sẽ thấy mặt trên và mặt dưới của nó đều như nhau. Cả hai đều là hình tròn. Bước đầu tiên để tìm diện tích toàn phần của hình trụ là tìm diện tích của hai hình tròn này.[1]
-
2Tìm bán kính hình trụ. Bán kính là khoảng cách từ tâm đường tròn đến một điểm trên đường tròn đó, được ký hiệu bằng chữ “r.” Bán kính hình trụ cũng bằng bán kính của hình tròn đáy. Trong ví dụ này, bán kính của hình tròn đáy là 3 cm.[2]
- Nếu là bài toán đố, bán kính có thể là dữ kiện được cho trước. Bài toán cũng có thể cho dữ kiện đường kính, tức là khoảng cách từ điểm bên này đến điểm bên kia trên đường tròn và đi qua tâm hình tròn. Bán kính có chiều dài bằng nửa đường kính.
- Bạn có thể dùng thước đo bán kính nếu đang tính diện tích toàn phần của một vật thật hình trụ.
-
3Tính diện tích cùa hình tròn bên trên. Diện tích hình tròn bằng số pi (~3.14) nhân với bình phương bán kính của nó. Phương trình được viết là π x r2, viết cách khác là π x r x r.
- Để tìm diện tích đáy, bạn chỉ việc thay bán kính 3 cm vào phương trình để tim diện tích hình tròn: A = πr2. Cách làm như sau:[3]
- A = πr2
- A = π x 32
- A = π x 9 = 28,26 cm2
-
4Thực hiện tương tự cho hình tròn ở đầu kia. Sau khi đã tìm được diện tích của một đáy, bạn sẽ phải cộng thêm cả diện tích của đáy thứ hai. Bạn có thể làm các bước tương tự như đã làm với đáy thứ nhất, hoặc bạn nhận ra hai đáy này là như nhau. Có lẽ bạn không cần dùng phương trình tính diện tích hình tròn cho đáy thứ hai nếu hiểu điều này.[4]Quảng cáo
Tính diện tích của mặt xung quanh (2π x r x h)
-
1Hình dung mặt xung quanh của hình trụ. Khi tưởng tượng hình dạng của hộp súp, bạn sẽ thấy nó có đáy trên và đáy dưới. Hai đáy này nối với nhau bằng “thành” hộp. Bán kính của thành hộp cũng là bán kính của đáy, nhưng khác với đáy, phần thành xung quanh còn có chiều cao.[5]
-
2Tìm chu vi của hình tròn. Bạn sẽ cần tìm chu vi để tìm diện tích của mặt xung quanh. Để tìm chu vi hình tròn, bạn chỉ cần nhân bán kính với 2π. Như vậy, chu vi có thể được tính bằng cách nhân 3 cm với 2π. 3 cm x 2π = 18,84 cm.[6]
-
3Nhân chu vi của đường tròn với chiều cao của hình trụ. Phép tính này sẽ cho ra diện tích của mặt xung quanh. Nhân chu vi (= 18,84 cm) với chiều cao (5 cm). 18,84 cm x 5 cm = 94,2 cm2.[7]Quảng cáo
Cộng hai kết quả với nhau ((2) x ( π x r2)) + (2π x r x h)
-
1Hình dung toàn bộ hình trụ. Đầu tiên, bạn sẽ tưởng tượng ra hai đáy của hình trụ và tính tổng diện tích của chúng. Tiếp theo, hãy nghĩ về mặt xung quanh nối hai đáy của hình trụ và tính diện tích đó. Lần này, hãy nghĩ về toàn bộ hình trụ và tính diện tích toàn bộ bề mặt của nó.[8]
-
2Nhân đôi diện tích của một đáy. Bạn chỉ cần nhân kết quả 28,26 cm2 với 2 để có diện tích của 2 đáy. 28.26 x 2 = 56.52 cm2. Như vậy là bạn đã có tổng diện tích của 2 đáy.
-
3Cộng diện tích của mặt xung quanh với diện tích đáy. Sau khi cộng diện tích của 2 đáy với diện tích mặt xung quanh, bạn sẽ tìm được diện tích toàn phần của hình trụ. Mọi việc bạn cần làm là cộng diện tích của 2 đáy (56,52 cm2) với diện tích xung quanh (94,2 cm2). 56,52 cm2 + 94,2 cm2 = 150,72 cm2. Diện tích toàn phần của một hình trụ có chiều cao 5 cm và đáy hình tròn với bán kính 3 cm là 150,72 cm2.[9]Quảng cáo
Lời khuyên
- Nếu chiều cao hoặc bán kính bao gồm căn bậc hai, hãy tham khảo bài viết Cách để nhân căn bậc hai và cách để cộng và trừ căn bậc hai để có thêm thông tin.
Cảnh báo
- Luôn luôn nhớ nhân đôi diện tich đáy để cộng cả đáy thứ hai vào phép tính.
Tham khảo
- ↑ http://www.math.com/tables/geometry/surfareas.htm
- ↑ http://www.aaamath.com/exp79x10.htm
- ↑ http://www.aaamath.com/exp79x10.htm
- ↑ http://www.math.com/tables/geometry/surfareas.htm
- ↑ http://www.math.com/tables/geometry/surfareas.htm
- ↑ http://www.aaamath.com/exp79x10.htm
- ↑ http://www.aaamath.com/exp79x10.htm
- ↑ http://www.math.com/tables/geometry/surfareas.htm
- ↑ http://www.mathopenref.com/cylinderareamain.html
Về bài Wiki Tiếng Việt này
Cách để Tính Diện tích Toàn phần của Hình trụ - Wiki Toán học Tiếng Việt
Diện tích toàn phần của một hình là tổng diện tích của tất cả các mặt của nó. Để tìm diện tích hình trụ, bạn cần tìm diện tích của hai đáy và cộng với diện tích của mặt xung quanh. Công thức tính diện tích hình trụ là A = 2πr2 + 2πrh.
Nhóm Quản lý Nội dung của Wiki Tiếng Việt luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 37.449 lần.