Long Vương và Na Tra trong thần thoại Trung Hoa

1. LONG VƯƠNG

Rồng

Truyền thuyết Trung Hoa cho rằng rồng có đủ loại lớn nhỏ, với nhiều hình dạng khác nhau, có thể bay vọt lên trời cao hay lặn xuống biển sâu. Hình ảnh rồng thường đi cùng với phượng hoàng và ngọc trai. Rồng là biểu tượng của trí huệ, của hoàng đế và những cảnh giới vượt khỏi cõi phàm.

Thần long ôn hòa của Trung Hoa là sinh vật mang theo đặc tính của 9 loài. Chúng cũng có một loạt khả năng siêu nhiên như điều khiển nước, lửa, gió và băng, sống cả trên cạn, dưới nước và trên không. Ngoài ra chúng còn có khả năng biến hình, tạo mây và nhiều thần thông khác.

Và như chúng ta sắp tìm hiểu, những vị Long Vương đều sở hữu đoàn quân có lính tôm, tướng cua, rùa và cá chép.

Câu chuyện về Long Vương

Mỗi vùng nước, từ đại dương bao la đến dòng suối, thác nước hay thậm chí mỗi giếng nước đều nằm dưới sự cai quản của rồng. Truyền thuyết kể rằng Nữ Oa đã giao nhiệm vụ cho Tứ Hải Long Vương cai quản 4 vùng biển xung quanh Đông Thắng Thần Châu. Kể từ đó, Long Vương sống trong những Thủy Cung nguy nga dưới đáy đại dương.

Long Vương và Na Tra trong thần thoại Trung Hoa

Thủy Cung được thiết kế tương tự như cung điện của vua trên mặt đất nhưng có những đặc điểm khác biệt ở dưới nước: Cổng chính được làm từ mã não để lộ ra những tinh thể trong suốt phức tạp, ngói lợp mái được làm từ vỏ sò cầu vòng, và có những con rồng phù điêu cuộn xung quanh cột trụ khảm ngọc. Long vương ngồi trên một ngai ngọc khảm đủ loại đá quý lấp lánh. Trong cung điện, lối đi dát vỏ bào ngư dẫn tới vườn ngự uyển đầy san hô và các loại rong biển phong phú, uốn lượn theo dòng nước.

Long Vương và Na Tra trong thần thoại Trung Hoa

Long Vương của bốn vùng Đông, Nam, Tây và Bắc Hải thường xuất hiện dưới nhân dạng có hình rồng mặc long bào, chuyên bảo vệ các vùng biển tương ứng và thần dân dưới đáy đại dương của họ. Theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng Đế trên thiên thượng, bốn vị Long Vương này quản việc tụ mây làm mưa cho những vùng đất liền kề với vương quốc của họ.

Rất nhiều bút tích trong lịch sử Trung Hoa có nhắc tới Long Vương. Trong đó, những câu chuyện nổi tiếng nhất là từ Phong Thần diễn nghĩa và Tây Du Ký

Sử sách ghi lại

Trong nhiều năm qua, những câu chuyện dân gian đã xuất hiện thông qua biểu diễn vũ múa Shen Yun. Nhưng những câu chuyện hoàn chỉnh thì phức tạp và chi tiết mà một vở kịch múa khó lòng biểu đạt hết được. Phần thú vị nhất là gì? Mỗi giai thoại đều đến từ những câu chuyện thần thoại, kết nối trời, đất và biển trong nền văn hóa đầy cảm hứng thần truyền của Trung Hoa.

Vượt khỏi sân khấu

Vở diễn Hầu vương đại náo long cung của Shen Yun 2016 có nhân vật Đông Hải Long Vương. Tôn Ngộ Không, nhân vật chính trong câu chuyện, đang muốn tìm vũ khí. Một con khỉ già nói với Ngộ Không rằng cung điện của Đông Hải Long Vương có kho vũ khí nhiều vô kể. Tôn Ngộ Không tìm đến, làm náo động long cung và tìm thấy cây gậy Như Ý nặng 13.500 cân. Sau đó Tôn Ngộ Không tháo chạy về Hoa Quả Sơn.

Chuyện vẫn chưa hết. Đại Thánh được thần khí nhưng cũng chưa hài lòng, sau đó lại đòi Long Vương một bộ chiến bào thật đẹp để mặc. Không thoát được sự bám riết phiền nhiễu của con khỉ, Đông Hải Long Vương gióng trống chiêng mời 3 anh em của mình từ 3 vùng biển còn lại đến. Cuối cùng họ cũng góp được cho Đại Thánh một bộ đồ gồm có giáo giáp vàng, mũ lông phượng và giày bằng kim cang huyền thiếc. Lúc đó Tôn Ngộ Không mới thấy vừa ý và chịu rời khỏi cung điện.

Đệ tử thứ tư

Những vở diễn của Shen Yun như: Tề thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không, Ngộ Không hàng phục Trư Bát Giới, và Sa Tăng quy phục đều kể về câu chuyện ba người trở thành đệ tử của Đường Tăng, phò trợ Sư phụ hoàn thành chuyến đi thỉnh kinh khó khăn. Nhưng trong tiểu thuyết của Ngô Thừa Ân, còn một vị đệ tử nữa là Bạch Mã Long.

Long Vương và Na Tra trong thần thoại Trung Hoa

Khi Bồ Tát Quán Âm cứu khổ cứu nạn đang trên đường sắp xếp đệ tử đi giúp Đường Tăng, Bồ Tát đã gặp một con rồng sắp bị xử trảm. Con rồng này là tam thái tử của Tây Hải Long Vương, do vô tình phá hủy viên ngọc vô giá của cha mà mắc tội, Bồ Tát liền biến tam thái tử thành ngựa cho Đường Tăng cưỡi, nói rằng sau khi hoàn thành sứ mệnh sẽ cho trở về thành hình rồng và trả tự do. Trong chương cuối của Tây Du Ký, Bạch Mã Long được tắm trong Bể Hóa Rồng, mọc lại sừng, vẩy vàng, râu bạc và cũng được phong tước vị.

Long Vương cứu bốn thầy trò

Sau khi kết thân với bốn thầy trò Đường Tăng, các vị Long Vương đã cứu họ nhiều lần trên đường thỉnh kinh. Trong một lần gặp nạn, bốn người bị bắt bởi yêu quái ở núi Sư Tử và sắp bị cho vào một cái nồi nấu chín. Bởi vì ăn thịt Đường Tăng sẽ được trường sinh bất tử nên trên đường thỉnh kinh, yêu quái nào cũng thèm muốn, ra sức bắt cóc vị sư phụ không có chút phép thuật gì.

May mắn là Ngộ Không đã triệu hồi được Bắc Hải Long Vương – người quản việc làm băng và tạo tuyết. Đứng trên mây, Long Vương biến ra gió lạnh để ngăn không cho lửa nấu chín bốn người, cứu họ thoát khỏi một cơn hoạn nạn

Hậu quả sau khi đại náo Thủy Cung

Vở diễn Na Tra đại náo thủy cung của Shen Yun 2014 lấy cảm hứng từ một câu chuyện trong Phong Thần diễn nghĩa. Tấm màn sân khấu khép lại với cảnh Na Tra rút gân con rồng độc ác, vốn là con trai của Đông Hải Long Vương.

Câu chuyện tiếp tục với Long Vương cùng các huynh đệ dọa sẽ nhấn chìm ngôi làng của Na Tra. Họ cũng dâng tấu lên Ngọc Hoàng để đòi gia đình Na Tra phải chịu trách nhiệm. Để tránh liên lụy tới cha mẹ và bách tính, Na Tra đã hy sinh bản thân mình. Cảm động trước lòng hiếu nghĩa của Na Tra, Long Vương đã quên đi mối thù và quay về Thủy Cung.

2. NA TRA

Theo truyền thuyết, tất cả bắt đầu từ 3.000 – 4.000 năm về trước, vào đời triều đại nhà Thương ở phía đông bắc Trung Quốc. Một chỉ huy quân sự, Li Jing, khắc khoải chờ đợi sự ra đời của đứa con thứ ba của ông. Và ông lo lắng với lý do chính đáng – bầu thai vợ ông đã kéo dài 3 năm 6 tháng.

Đêm trước khi lâm bồn, vợ ông, bà Yin, nằm mơ thấy một Đạo sĩ quét cây chổi thần trên bụng bà. Ông yêu cầu bà chấp nhận đứa bé được ban cho mình, và gọi bé là “Na Tra”.

Ngày hôm sau, Lady Yin đã sinh ra một viên thịt tròn to lớn. Bị sốc và thất vọng, chồng bà nghi ngờ sự bất thường này là ma quỷ và rút gươm ra. Ông bắt đầu tấn công khối thịt, cắt trên bề mặt và khám phá, trước sự ngạc nhiên của ông, một bé trai hoạt bát, trưởng thành.

Ngay sau đó, vị Đạo sĩ đến và đề nghị nhận cậu bé làm đệ tử. Cả hai cha mẹ đồng ý, Đạo sĩ bèn sau đó ban cho Na Tra một vũ khí kỳ diệu – vòng côn luân (qian
kun lun).

Mức độ sức mạnh đặc biệt của Na Tra sẽ sớm được tiết lộ. Vào một ngày nóng nực, Na Tra hăm hở đi giải nhiệt, đi tắm trong một biển gần đó. Tuy nhiên không để ý biết sức mạnh mà vũ khí kỳ diệu của mình có được, cậu bé lấy vòng côn luân ra – có hình dạng của một vòng như hulahoop nhưng nặng hơn cho bất kỳ người nào có thể nhấc nó – và quay nó vòng vòng, để rồi cuối cùng gây ra chấn động lớn sâu dưới đáy nước.

Long Vương và Na Tra trong thần thoại Trung Hoa

Các chấn động gây ra bởi Na Tra rung chuyển thủy cung của Long Vương Biển Đông. Long vương tức giận ra lệnh một trong những trinh sát của mình để tìm ra ai hay điều gì đã gây ra sự hỗn loạn. Khi phát hiện ra Na Tra, chỉ là một cậu bé, là thủ phạm của những “trò hề” bên bờ biển, tên trinh sát cho rằng sẽ giết cậu bé một cách dễ dàng. Chỉ một cú đánh của vòng côn luân, vậy mà, Na Tra đã giết tên trinh sát. Biết được chuyện này, Long Vương gửi con trai yêu thích nhất của mình đối phó với Na Tra. Na Tra giết luôn ông ta.

Nổi cơn thịnh nộ, Long vương thề sẽ báo cáo tội phạm của Na Tra đến Ngọc Hoàng – thượng đế của các tầng trời và cõi âm. Na Tra, tuy nhiên, lao đến cửa cung điện Ngọc Hoàng và đến đó trước Long vương. Sử dụng quyến rũ vô hình, cậu bé tập kích Long Vương và giao một vòng cú đấm trước khi ông có thể thấy được Ngọc Hoàng.

Có lẽ những gì đã làm Na Tra đáng yêu, bỏ sức mạnh cậu bé sang một bên, là sự sôi nổi, tính cách hài hước của anh hùng dân gian bất chấp tuổi tác này. Cuối cùng, những nhân vật như cậu bé Na Tra, “mời gọi” chúng ta tham gia vào một thế giới kỳ diệu, một thế giới mà chân trời của khả năng con người được kéo dài, luôn luôn cho sự hoàn thiện hơn.

Còn rất nhiều thú vị đằng sau hai nhân vật Long Vương và Na Tra trong thần thoại Trung Hoa. Nếu có dịp du lịch Trung Quốc, du khách hãy dành thời gian tìm hiểu thêm về nét văn hóa này để hành trình khám phá của du khách trở nên có ý nghĩa hơn nhé! Chúc các du khách vui vẻ!

Source URL:https://www.tourtrungquoc.net.vn/van-hoa-am-thuc/long-vuong-va-na-tra-trong-than-thoai-trung-hoa.html

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 22:20:43

Danh mục đăng tin:Ẩm thực Trung Hoa, Văn hoá - Con người,
Top