‘Tour 0 đồng’ núp bóng cửa hàng chỉ bán cho người Trung Quốc

Nhận “tour 0 đồng”, các công ty lữ hành đưa khách Trung Quốc vào những cửa hàng bí mật để “chặt chém”, mang về nguồn thu khủng.   Một mục sư gửi lá thư vĩnh biệt người trong mộng, ký tên “từ Valentine của em” vào đúng ngày 14/2 – trước khi bị xử tử.
Quán nhỏ của gia đình bà Ngọ (TP Vinh, Nghệ An) luôn tấp nập thực khách nhờ hương vị gia truyền. Thực khách có thể quay lại với món chân gà nướng phố Bà Triệu từ mùng 3, sữa chua lá nếp Đinh Liệt từ mùng 4.
Đền thờ ông Hoàng Mười bên dòng sông Lam là một trong những điểm đến tâm linh nổi tiếng với khách du xuân.
Các khu ẩm thực đường phố của Singapore nổi tiếng với những quán bán đồ ăn đạt chất lượng quốc tế nhưng có giá bình dân.

Cuối tháng 3, 15 cửa hàng chỉ bán cho người Trung Quốc hoạt động trên địa bàn TP Hạ Long (Quảng Ninh) tấp nập khách bên trong, hàng nghìn lượt người ra vào mỗi ngày.

Tại trung tâm thương mại Hạ Long Marina Plaza (phường Hùng Thắng), có một loạt cửa hàng nằm khuất bên trong. Hàng chục chiếc xe 45 chỗ lần lượt nối đuôi nhau đỗ ngay khu đất rộng trước cửa vào trung tâm.

Vừa xuống xe, đoàn khách được một đội ngũ nhân viên tay cầm một tập thẻ phát cho từng người để vào bên trong cửa hàng ở tầng một. Chỉ những người có thẻ này mới được vào mua sắm. Bảo vệ ở đây cho biết “không đón khách Việt, chỉ đón khách Trung Quốc”.

‘Tour 0 đồng’ núp bóng cửa hàng chỉ bán cho người Trung Quốc

Những tập thẻ được treo trên lan can, đợi phát cho khách vào trung tâm thương mại. Qua hành lang, phía trên tầng hai có thêm hàng loạt cửa hàng khác. Ảnh: Minh Cương.

Ngoài bảo vệ trông xe, tại cửa chính và bên trong từ tầng một đến tầng hai có gần chục người cầm bộ đàm. Nhất cử nhất động của một chiếc xe khác thường hay người lạ đều được nhóm người này chú ý và lập tức thông báo qua bộ đàm.

Trên quốc lộ 18A (phường Hà Khẩu), một số cửa hàng chỉ bán cho người Trung Quốc từng bị dừng hoạt động nhiều lần, nay mở cửa trở lại dưới tên khác. Xe chở khách Trung Quốc tới đây thường đỗ phía cửa sau, cạnh chân đồi khuất tầm nhìn và xung quanh có những khoảng rộng đủ cho hàng chục xe 45 chỗ.

Cách quốc lộ 18A khoảng 2 km là một cửa hàng chỉ bán cho người Trung Quốc ở phường Tuần Châu. Cửa hàng này nằm phía sau một vườn keo, từ bên ngoài khó có thể phát hiện mọi hoạt động đưa đón khách tại đây. Các ngả đường đều có người cảnh giới dùng bộ đàm báo tin vào bên trong. Thời gian khách Trung Quốc được đưa đến các cửa hàng này thường từ 12h cho đến chiều.

“Những cửa hàng này kinh doanh mập mờ, họ bán giá sản phẩm cao gấp nhiều lần cho khách để thu về hàng trăm triệu đồng. Họ luôn có người cảnh giới và không cho khách Việt cũng như người lạ vào. Các công ty lữ hành cũng không đưa khách đến các điểm mua sắm như Vincom, Big C vì sợ khách bắt gặp những sản phẩm đã mua ở các cửa hàng phục vụ khách Trung Quốc với giá trên trời”, một cán bộ ngành du lịch nói.

Ông Hồ Quang Huy, Phó Chủ tịch TP Hạ Long cho biết, hiện nay trên địa bàn có 15 cửa hàng phục vụ khách du lịch Trung Quốc được cấp phép hoạt động. “Sở Du lịch cùng địa phương đã khảo sát doanh thu những cửa hàng này và ấn định lại. Hiện chúng tôi quản lý những cửa hàng này bằng cách áp dụng thanh toán bằng hóa đơn điện tử, kết hợp với máy tính tiền, phần mềm bán hàng và gắn camera ở quầy thanh toán. Khi nhận được phản ánh của người dân và báo chí rằng các cửa hàng này có dấu hiệu vi phạm, chúng tôi sẽ cho kiểm tra ngay”, ông Huy nói và phản đối việc phân biệt đối xử khách ở những cửa hàng này.

Theo ông Huy, việc quản lý những cửa hàng này có sự tham gia của nhiều cơ quan, ban ngành. Cục thuế tỉnh Quảng Ninh cho biết, tổng số tiền thuế mà 15 điểm bán hàng cho du khách Trung Quốc tại TP Hạ Long nộp năm 2017 là 936 triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Văn Bột, Phó Cục trưởng Cục thuế tỉnh Quảng Ninh, tất cả các điểm bán hàng đều tự khai và tự nộp thuế. Kết quả các đợt khảo sát do các đoàn liên ngành gửi về Cục thuế cho thấy, số thuế tự khai thấp hơn vài lần so với khoản thực thu. 

Phóng viên đã nhiều lần liên hệ với ông Phạm Ngọc Thủy, Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh, tuy nhiên ông từ chối trả lời.

Trả lời trong phiên chất vấn kỳ họp HĐND tỉnh Quảng Ninh đầu tháng 7/2017, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, bà Vũ Thị Thu Thủy, cho rằng các cửa hàng chỉ đón khách Trung Quốc chính là “bầu sữa” nuôi các “tour 0 đồng”.

Theo bà Thủy, các cửa hàng này do người Việt Nam đứng tên, nhưng điều hành đều là người Trung Quốc. Sau khi biết mình bị lừa, nhiều du khách Trung Quốc đã lên mạng xã hội nói xấu người Việt Nam.

‘Tour 0 đồng’ núp bóng cửa hàng chỉ bán cho người Trung Quốc

Một cửa hàng chỉ bán cho người Trung Quốc nằm cạnh chợ Vườn Đào, phường Bãi Cháy. Ảnh: Minh Cương.

Trước đó, cuối tháng 3/2017, báo chí phản ánh về “bí mật sau những cửa hàng chỉ bán cho người Trung Quốc” và vấn nạn “tour 0 đồng”. Thủ tướng đã giao UBND tỉnh Quảng Ninh xác minh, xử nghiêm các vi phạm liên quan hành vi chỉ bán hàng cho người Trung Quốc. Sau một thời gian chính quyền tỉnh vào cuộc chấn chỉnh, tình trạng này đang tái diễn.

Không chỉ Việt Nam, từ đầu năm 2015 đến nay, ngành du lịch Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc… cũng phải đối diện với vấn đề của “tour 0 đồng”. Các công ty lữ hành Trung Quốc nhận khách du lịch với giá 0 đồng. Khách chỉ phải trả tiền vé máy bay, còn tiền ăn ở, tham quan được miễn phí.

Tuy nhiên, đến điểm tham quan, họ bị chuyển cho những công ty mang danh “đối tác” của công ty lữ hành ban đầu. Du khách bị cắt giảm thời gian nghỉ tại khách sạn, ăn những bữa đơn giản và rẻ tiền, liên tục bị ép vào các cửa hàng mua sắm với giá gấp nhiều lần thị trường. 

Các công ty này giao dịch bằng ngoại tệ và có một hệ thống phân phối “khép kín” từ nhà hàng, khách sạn, vận tải… do người Trung Quốc “núp bóng” điều hành. Thái Lan ước tính ngành du lịch nước này thiệt hại 9 tỷ USD mỗi năm vì các “tour 0 đồng”.

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 03-02-2021 12:12:30

Danh mục đăng tin:Du lịch Trung Quốc,
Top