Rừng đá Thạch Lâm – phong cảnh thần thiên ở Trung Quốc

Thạch Lâm cách Côn Minh 78km, thuộc huyện tự trị dân tộc Di Thạch Lâm, tỉnh . Tạo hóa đã ưu ái cho Thạch Lâm một phong cảnh thần tiên của đá và nước. Những cột đá nằm trong một khu vực rộng tới 350 km2, tập trung nhất là khu công viên đá Thạch Lâm.

Khu phong cảnh Thạch Lâm rộng 12 km2, là một cụm địa mạo dung nham lớn nhất tại Trung Quốc, cũng như trên thế giới. Ở đây có nhiều đá, với hơn 400 ngã tư và hơn 200 điểm phong cảnh. 

Thạch Lâm là một khu “Rừng sâu” do nham đá tạo nên. Khu phong cảnh Đại Thạch Lâm nằm ở giữa của cả khu phong cảnh Thạch Lâm. Nó là khu phong cảnh có tính đại diện nhất và có lịch sử lâu đời nhất. Thạch Lâm ở đây có đường nét thông thoáng nhất, đá màu tro xám, là địa mạo Caxto điển hình trên thế giới.

Rừng đá Thạch Lâm - phong cảnh thần thiên ở Trung Quốc

Những tảng đá này nhô lên từ dưới mặt đất trông giống như những măng đá nhô lên trong hang động. Có tảng mang hình của một ngôi chùa, có tảng gợi đến hình ảnh loài động vật hay cả hình dáng con người. Rất nhiều trong số đó có hình dáng như những thân cây cổ thụ đã hóa đá nằm rải rác khắp nơi, tạo cho du khách cảm giác như lạc vào một mê cung có một không hai trên thế giới.

Các nhà địa chất nghiên cứu nơi này cho rằng, Thạch Lâm là một ví dụ hoàn hảo của địa hình Karst. Nó được hình thành khoảng 270 triệu năm trước trong kỉ Than đá của thời Đại cổ sinh. Các chuyển động liên tục của thạch quyển (lớp vỏ cứng ngoài cùng của hành tinh có đất đá) đã khiến cho nước biển bao phủ khu vực này rút đi, tạo cơ hội cho những vách núi đá vôi phát triển. Trong giai đoạn lịch sử đầu tiên của khu vực này, nơi đây được bao phủ bởi đất bazan và trầm tích. Vượt qua nhiều hoạt động nâng và xói mòn của địa chất cùng các điều kiện khí hậu thủy văn đặc biệt, từng lớp rừng đá mới được phân tầng, phát triển như hiện giờ. Tuy nhiên, người dân nơi đây lại có một truyền thuyết riêng để giải thích về nguồn gốc hình thành địa hình đặc biệt của Thạch Lâm. Truyền thuyết kể lại rằng, khu rừng đá này đã được tạo ra bởi những người khổng lồ bất tử. Họ đã phá vỡ cả một quả núi khổng lồ ra thành rất nhiều mảnh vỡ nhỏ – đó chính là những “cái cây đá” chúng ta nhìn thấy hiện nay.

Rừng đá Thạch Lâm - phong cảnh thần thiên ở Trung Quốc

Thạch Lâm tập trung một loạt các dạng đá vôi điển hình trên khắp thế giới. Không chỉ có những núi đá vôi sắc nhọn với các rìa lưỡi dao mà rừng đá này còn chứng kiến sự tồn tại của núi đá vôi hình nấm và hình tháp. Chính nhờ sự đa dạng và phong phú về chủng loại của đá vôi mà Thạch Lâm còn được gọi là “Bảo tàng rừng đá vôi” – cái tên nêu cao cả giá trị khoa học và thẩm mỹ của khu vực.

Đại Thạch Lâm do trái núi đá tập trung chi chít tạo nên. Bước đi trong rừng đá này, chỉ mấy bước là bị trái núi khác chắn lối. Các trái núi và trụ đá ở đây có hình dạng thực phong phú đa dạng, có dạng như người hoặc như vật, vô cùng sống động. Ví dụ như ”Mẫu tử giai du” trông chẳng khác nào bà mẹ đang dắt tay con dạo bước; còn “Tượng cứ thạch đài” thì trông như một con voi đang đứng trên đỉnh núi. Những khối đá tượng hình như vậy ở đây có tới ngót hàng trăm.

So với Đại Thạch Lâm thì Tiểu Thạch Lâm có phần khiêm nhường hơn, vách đá dày đã ngăn Tiểu Thạch Lâm thành một viên lâm, trong đó phong cảnh nổi tiếng nhất là “A Sư Ma”, hình dạng trụ đá này rất giông nàng A Sư Ma xinh đẹp trong truyền truyết của dân tộc Di địa phương: Nàng đầu đội khăn, vai đeo gùi, vô cùng duyên dáng.

Rừng đá Thạch Lâm - phong cảnh thần thiên ở Trung Quốc

Ở phía Bắc khu phong cảnh Thạch Lâm có một cụm rừng đá được gọi là “Nãi Cổ”. “Nãi cổ” trong tiếng dân tộc Di có nghĩa là cổ xưa hoặc màu đen, các ngọn đá và trụ đá ở đây cao to chi chít, đứng từ xa nhìn sang chẳng khác nào một ngôi thành lũy cổ hùng vĩ tráng lệ, leo lên trên nhìn xuống là những phiến đá nằm gốì tiếp nhau chẳng khác nào một biển đá màu đen. Dưới “Nãi cổ” còn là thế giới hang động rất kỳ diệu, đã hình thành cảnh quan Caxtơ lập thể, với trên mặt đất có Thạnh Lâm, dưới lòng đất thì có nham động.

Những ngọn đá và trụ đá ở Thạch Lâm thường biến đổi màu theo thời tiết. Khi trời mưa, Thạch Lâm từ màu tro xám biến thành màu đem sẫm. Khi mưa tạnh trời nắng, thì chỉ trong vòng một phút đồng hồ là đá từ màu đen lại biến thành màu hỗn tạp, sau đó mới dần dần trở lại màu tro xám.

Rừng đá Thạch Lâm - phong cảnh thần thiên ở Trung Quốc

Trong khu vực được bảo tồn này, những tảng đá vôi nằm xen kẽ với nhiều danh lam tuyệt đẹp như thác nước Dadieshui, hồ Changhu và cả hang “mây tím” Ziyundong… tất cả tạo nên một khu vực tham quan “toàn diện” cho du khách.

Không chỉ độc đáo với những tháp đá, cột đá, nhũ đá, với những tảng đá khổng lồ được xếp thành những hình thù kỳ thú tạo nên một mê cung độc nhất vô nhị trên thế giới. Mà khu rừng này còn chứa một loại động vật hết sức đặc biệt đó là loài vượn cáo Sifaka, vốn chỉ sống trên đảo Madagascar. Du khách sẽ được thưởng thức vũ điệu sinh tồn của loài động vật quý hiếm này.

Một điều thú vị khác không kém phần hấp dẫn khách du lịch là câu chuyện tình yêu tuyệt đẹp gắn liền với khu rừng đá này. Có câu truyện ngụ ngôn kể về một người con gái xinh đẹp của dân tộc Yi tên là Ashima. Cô yêu một chàng trai nghèo trong làng nhưng không được chấp thuận. Sau đó, cô bị con trai của lãnh chúa độc ác bắt cóc. Chàng trai kia đã đấu tranh và cuối cùng cũng cứu được Ashima nhưng hai người bị đuổi bắt ráo riết, phải chạy vào Thạch Lâm. Tại đây, Ashima đã bị một cơn lũ dìm chết và cô biến thành một hòn đá lớn. Hàng năm vào ngày 24/6 âm lịch, người dân tộc Yi vẫn tổ chức lễ hội với các trò chơi như đấu vật và múa hát để tưởng nhớ về câu chuyện tình buồn đó.

Năm 1984, Thạch Lâm được Chính phủ Trung Quốc phê chuẩn là Khu thắng cảnh trọng điểm quốc gia. Ngày 12/3/2004, Thạch Lâm được các chuyên gia của tổ chức bình chọn địa chất thế giới thuộc UNESCO công nhận là Vườn địa chất thế giới. Nếu có dịp du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành https://travel.duhoctrungquoc.vn/, du khách đừng bỏ qua địa danh tuyệt vời này nhé!

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 09:48:30

Danh mục đăng tin:Du lịch Trung Quốc, Khám Phá Trung Quốc,
Top