Những điều thú vị chỉ có ở Tử Cấm Thành, Trung Quốc

Nổi tiếng là một trong những địa điểm du lịch Trung Quốc thu hút du khách tới thăm quan, chiêm ngưỡng, Tử Cấm Thành còn lưu giữ nhiều huyền thoại huyền bí xa xưa, những điều bí mật và các sự thật thú vị ít người biết đến.

Tử Cấm Thành hay Cố cung tọa lạc ở thủ đô Bắc Kinh là một cung điện của các hoàng đế Trung Quốc thời xưa, được xây dựng nguy nga tráng lệ. Là viện bảo tàng lớn nhất trên thế giới, cất giữ các báu vật quan trọng nhất của người Trung Quốc như cổ vật, các bức hội họa và trở thành niềm tự hào Trung Hoa.

Sở hữu đồ sộ và nổi tiếng là vậy nhưng Tử Cấm Thành còn có những điều thú vị ít ai biết hết, cùng dulichvietnam khám phá cố cung huyền bí, uy nghi của Trung Quốc.

Nhiều người còn tự hỏi rằng: liệu Tử Cấm Thành là cung điện hay là một thành phố bởi diện tích ở đây vô cùng lớn với 980 tòa nhà có diện tích 720.000 m². Ra đời để trở thành hoàng cung cho một vị hoàng đế với hàng ngàn căn phòng, hàng trăm tòa nhà là đặc biệt là nơi trú ngụ “độc quyền” của Hoàng đế Trung Hoa. Vì thế, Tử Cấm Thành chỉ dành cho đàn ông ở ngoại trừ gia đình Hoàng đế, cũng chính điều đó mà ra đời tên gọi “cấm” (forbidden), hay Cố cung (Forbidden City).

Kiến trúc Tử Cấm Thành vô cùng nguy nga, tráng lệ. Mỗi chi tiết dù nhỏ đến lớn đều xa xỉ, từ những vật liệu quý hiếm như đá quý, ngói men ngọc, gỗ quý,…Điều đặc biệt, hầu hết các mái nhà đều được lợp ngói lưu ly màu vàng – màu tôn quý nhất, thể hiện sự uy nghi nhất dành riêng cho đế vương theo quan niệm người dân Trung Hoa.

Không dừng lại ở đó, Tử Cấm Thành còn lưu giữ hơn 1.000.000 báu vật quý hiếm bao hồm các loại đồ cổ và châu báu từ các triều đại phong kiến lưu giữ lại.

Được xây dựng từ năm 1406, hoàn thành và đi vào sử dụng vào năm 1420, hành trình 14 năm xây dựng Tử Cấm Thành với gần một triệu công nhân, là công trình xa hoa đẫm mồ hôi và công sức của vô số người dân lúc bấy giờ.

Cấu tạo từ những khối đá hàng trăm tấn với khoảng đường vận chuyển khoảng cách 43 dặm (gần 70 km). Những khối đá này đều được vận chuyển thủ công bằng xe lăn dưới thời tiết mùa đông giá lạnh. Tương truyền rằng, trong suốt quảng đường dài, những người công nhân nghĩ ra cách, cứ khoảng vài dặm lại đào một chiêc giếng để lấy nước đổ trên mặt đường để nó đóng băng giúp cho việc đẩy khối đá đi thuận lợi và dễ dàng hơn.

Tử Cấm Thành sinh ra cho các bậc vua chúa, họ nổi tiếng là những người tài giỏi nhưng cũng là những ông vua có lối sống trụy lạc. Theo Tạp chí Ancient Origins ghi nhận, các vị hoàng đế này có tới hơn 9.000 cung tần mỹ nữ giải thích tại sao Tử Cấm Thành lại có nhiều phòng như vậy.

Với lượng lớn cung tần mỹ nữ như thế, ước tính phải mất 24 năm mới đi hết lượt, tuy nhiên không phải ai cũng được gọi tên. Họ phải “chờ đợi” trong tình trạng chân bị bó từ bé vì thế cũng khó chạy trốn được. Đặc biệt, họ là những người phụ nữ đẹp nhưng họ lại được xem là nô lệ tình dục, có thể chết nếu không làm theo lệnh vua. Sau khi bị đánh cắp từ gia đình, họ như “bặt vô âm tín” gia đình không biết sống chết ra sao.

Bí mật về Tử Cấm Thành, Trung QuốcTử Cấm Thanh giam giữ hàng nghìn cung tần, mỹ nữ
Khi hoàng đế qua đời, cũng là lúc họ bị mang ra “hành xử”, treo lủng lẳng dưới đám tang của ông ta để thỏa cơn ghen của hoàng hậu, điều này thật sự kinh hoàng.

Tử Cấm Thành sinh ra đã “cấm” người dân lai vãng, nơi chỉ dành cho hoàng tộc, nhà vua, nếu chưa có lệnh không ai được phép đặt chân vào. Thậm chí, nơi đây được bảo vệ nghiệm ngặt qua mấy lớp cổng thành.

Thế nhưng, trong truyền thuyết kể lại rằng, vào năm 1851 thời vua Hàm Phong có 1 người bán bánh bao tên Vương Khố Nhi, một ngày ông tình cờ nhặt được thẻ bài vào cung. Liều mình thử vài lần với tấm lệnh bài không gặp khó khăn gì, ông quyết định đem bánh báo vào cung bán. Sau một thời gian, vô tình khoe khoang với anh họ thì bí mật đã bị bại lộ và cuối cùng ông bị đội cấm vệ bắt giữ khi chưa kịp trốn ra Bắc Kinh.

Một quần thể kiến trúc kỳ vĩ, lớn lao của người dân Trung Hoa ít ai ngờ tới lại được thiết kế từ một người Việt Nam danh xưng Nguyễn An.

Lịch sử lưu lại rằng, vào thời nhà Hồ, quân Minh sang xâm lược Đại Việt và bắt giữ nhiều thanh niên nước ta về Trung Quốc. Chính vào thời điểm đó, Nguyễn An (1381 – 1453) bị bắt làm thái giám để phục vụ cho hoàng cung nhà Minh lúc bấy giờ. Cho đến khi Minh Thành Tổ – Chu Đệ cho ra quyết định xây dựng một công trình lớn này thì Nguyễn An được lệnh phái làm “tổng đốc công” bởi được biết thì Nguyễn An là một kiến trúc sư tài ba vô cùng nổi tiếng.

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 13-10-2019 14:26:17

Danh mục đăng tin:Du lịch Trung Quốc, Khám Phá Trung Quốc,
Top