Người Trung Quốc hoạt động du lịch 'chui' ở Khánh Hòa

Hướng dẫn viên quốc tịch Trung Quốc bị cho là hành nghề trái phép ở Khánh Hòa, khi lượng khách nước này tới Nha Trang du lịch tăng trong những tháng qua. SingaporeNgoài các nhà hàng nổi tiếng, du khách có thể phải chờ 4 tháng mới tới lượt tham quan bãi rác trên đảo Semakau.
Váng đậu trong tiếng Nhật là yuba – ăn kèm vừng và xì dầu, được người dân xứ sở hoa anh đào yêu thích nhờ bổ dưỡng mà thanh đạm.Ngoài một triệu vé 0 đồng của Vietjet, một số hãng còn mở bán vé giá rẻ, tạo điều kiện cho du khách đi nước ngoài ngắm lá đỏ.
Dài 70 m, rộng 10 m, mô hình tàu ngầm làm bằng bê tông được đặt trên vùng núi huyện Cam Lâm.
Khác với ban ngày, khu chợ ở trung tâm thành phố tập trung hàng nghìn du khách từ khắp nơi đổ về tham quan, mua sắm, ăn uống tối 1/9.

Tại bến tàu du lịch Cầu Đá ở phường Vĩnh Nguyên, Nha Trang từ sáng sớm đã đông nghẹt. Nhiều người nói tiếng Trung Quốc, cạnh đấy có một thông dịch viên Việt Nam xếp hàng chờ mua vé tham quan các đảo.

Người Trung Quốc hoạt động du lịch 'chui' ở Khánh Hòa

Khách Trung Quốc đổ về Khánh Hòa du lịch rất đông, trong 5 tháng đầu năm đạt 175.000 lượt, tăng 5 lần so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Xuân Ngọc

Trên những thuyền du lịch còn neo lại ở bến, khách Trung Quốc mặc áo phao, ngồi kín chỗ đang tập trung nghe người đàn ông nói bằng giọng Trung Quốc. “Anh ta là hướng dẫn viên Trung Quốc, đang thuyết trình cho hành khách nước này biết về 4 đảo sẽ đi trong hôm nay”, một thông dịch viên đoàn khách này cho biết.

Chị này nói rằng đã tốt nghiệp đại học, chuyên ngành tiếng Trung, ra trường thì xin vào công ty chuyên tổ chức du lịch cho khách Trung Quốc ở Khánh Hòa. “Hơn 30 người từ tới Nha Trang, được người Trung Quốc làm hướng dẫn viên. Tôi đi cùng chỉ để mua vé vào và phiên dịch tiếng Trung sang Việt ở các điểm du lịch”.

Cũng theo lời chị, công ty không sử dụng hướng dẫn viên Việt Nam, mà sử dụng người Trung Quốc. “Tôi có nhiệm vụ đi cùng đoàn tới những địa điểm tham quan rồi vào mua vé, dịch tiếng Trung Quốc sang Việt Nam cho hướng dẫn viên nước này. Thù lao mỗi ngày được 600.000 đồng, nhận tiền từ công ty”, chị cho biết.

Còn ở tháp bà Ponagar, chiếc ô tô loại 52 chỗ chạy đến cổng, một nam thanh niên cùng người đàn ông (quốc tịch Trung Quốc) nhảy xuống. Ít phút trò chuyện bằng tiếng Trung Quốc với người này, cậu thanh niên chạy tới mua vé vào cổng tháp bà. Xong nhiệm vụ, thanh niên đứng chờ, còn người đàn ông lúc nãy đi cùng đoàn và thuyết trình cho khách bằng tiếng Trung Quốc.

Người Trung Quốc hoạt động du lịch 'chui' ở Khánh Hòa

Người đàn ông quốc tịch Trung Quốc (áo trắng) thuyết trình cho hai vị khách nước này tại khu danh thắng quốc gia Hòn Chồng, Nha Trang. Ảnh: Xuân Ngọc.

Thuyết trình về di tích tháp bà cho một đoàn khách Trung Quốc cạnh bên, anhNguyễn Văn Thường (hướng dẫn viên du lịch quốc tế Việt Nam) khẳng định đó là hướng dẫn viên người Trung Quốc.

Anh Thường cho biết, rất nhiều người Trung Quốchành nghề hướng dẫn viên “chui” hoạt động rầm rộ tại Khánh Hòa, bởi các tour du lịch của nước này thuộc dạng khép kín, hợp tác với một công ty tại địa phương để đón khách. “Họ không hiểu nhiều về lịch sử Việt Nam lẫn các địa danh tại địa phương, nên thường thuyết trình cho khách Trung Quốc một cách máy móc, có khi các sự kiện văn hóa, con người đã bị nói sai sự thật”, anh Thường nói.

Hướng dẫn viên nam còn cho hay, họ xả rác lung tung, đôi khi hút thuốc ở những nơi công cộng dù đã gắn biển cẩm. “Chắc do hướng dẫn viên nước này không biết tiếng Việt nên chẳng đọc nội dung”, anh Thường lý giải.

Nhiều điểm tham quan khác ở Nha Trang nhưdanh thắng quốc gia Hòn Chồng cũng xảy ra tình trạng tương tự. Khi có đoàn khách Trung Quốc, đa phần do người nước này hướng dẫn, còn thông dịch viên người Việt mua vé vào cho đoàn.

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa yêu cầu Sở Du lịch phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra các khách sạn, nhà nghỉ cùng những hoạt động kinh doanh du lịch để chấn chỉnh tình trạng người nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc hoạt động hướng dẫn viên “chui” ở TP Nha Trang.

Thống kê từ Sở Du lịch Khánh Hòa, 5 tháng đầu năm có gần 1,5 triệu lượt khách đến du lịch, trong đó khách Trung Quốc là 175.000 lượt, tăng 5 lần so với cùng kỳ năm trước.

“Số lượng khách tăng là tín hiệu đáng mừng, nhưng cho thấy có nhiều vấn đề phát sinh, cụ thể hướng dẫn viên thạo tiếng Trung Quốc còn thiếu, nhiều hạn chế. Điều này khiến nhiều hướng dẫn viên nước này đang hoạt động trái phép tại địa phương”, Sở du lịch Khánh Hòa nhìn nhận.

Lãnh đạo sở này nói, theo quy định, hướng dẫn viên du lịch phải có quốc tịch Việt Nam. “Hiện nay, rất nhiều người Trung Quốc vào Khánh Hòa bằng visa du lịch, hành nghề hướng dẫn viên chui, chúng tôi đang trong quá trình xử lý”.

Bên cạnh đó, sân bay quốc tế Cam Ranh được thiết kế với công suất 1,5 triệu khách một năm, song cảng hàng không quốc tế phải đón hơn 1,8 triệu khách trong 5 tháng đầu năm; cùng khách Trung Quốc đổ về Khánh Hòa, khiến sân bay Cam Ranh quá tải.

Người Trung Quốc hoạt động du lịch 'chui' ở Khánh Hòa

Hai nam thông dịch viên, người Việt Nam mua vé cho đoàn khách Trung Quốc vào các khu du lịch. Ảnh: Xuân Ngọc

Về vấn đề này, Tổng cục Du lịch có văn bản đề nghị Khánh Hòa chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đón khách du lịch Trung Quốc; những người đang hành nghề hướng dân viên du lịch trái phép.

Nhà chức trách Khánh Hòa đã yêu cầu các đơn vị liên quan vào cuộc điều tra, rà soát các hoạt động lữ hành, khách quốc tế đặc biệt là Trung Quốc để sớm phát hiện những trường hợp sai phạm, hoạt động kinh doanh trái pháp để xử lý theo quy định.

Xem thêm:

Xuân Ngọc

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 22-07-2021 23:56:16

Danh mục đăng tin:Du lịch Trung Quốc,
Top