Khách Trung Quốc tức giận vì bị phân biệt trong quán cà phê của Australia

Trong hóa đơn, cửa hàng ở Sydney không ghi tên của Chen mà viết “người châu Á”. Lâm ĐồngKhác với ban ngày, khu chợ ở trung tâm thành phố tập trung hàng nghìn du khách từ khắp nơi đổ về tham quan, mua sắm, ăn uống tối 1/9.
Tới tỉnh , du khách sẽ được biết thêm đặc sản đậu phụ cấy nấm mốc để lên men tới mức phủ lông trắng.Ngoài một triệu vé 0 đồng của Vietjet, một số hãng còn mở bán vé giá rẻ, tạo điều kiện cho du khách đi nước ngoài ngắm lá đỏ.
Sự kiện hấp dẫn thực khách vì màn biểu diễn khéo léo của đầu bếp và những món ăn nổi tiếng của Nhật Bản, Việt Nam.
“Biến hình” từ khổng lồ thành tí hon là một trong những trải nghiệm tại 5 điểm đến gây ảo ảnh cho du khách.

Katherine Chen, người Trung Quốc, đã tới quán cà phê ở Surry Hills, ngoại ô Sydney, Australia để mua đồ ăn. Cô gọi món bánh mì nướng nho khô. Khi nhận đồ và trả tiền, Chen phát hiện có điều khác biệt trên hóa đơn của mình. Thay vì ghi tên thực khách, cửa hàng đã nhìn vào màu da để ghi nhớ thông tin về Chen: “người châu Á”,Sunđưa tin ngày 6/12.

Khách Trung Quốc tức giận vì bị phân biệt trong quán cà phê của Australia

Chen bất ngờ vì nhân viên quán ăn gọi mình là “người châu Á”. Ảnh: Sun.

Thực khách 36 tuổi ban đầu cảm thấy ngạc nhiên trước cách gọi này. Chia sẻ trên Whimn, cô khẳng định không cảm thấy bị xúc phạm quá nhiều vì điều này. “Tôi biết là những người làm trong ngành dịch vụ đôi khi sẽ tìm ra một đặc điểm nhằm phân biệt khách hàng. Gọi là người châu Á là cách mô tả dễ dàng nhất với họ về tôi”.

Tuy vậy, Chen xác định đây là một vấn đề nghiêm trọng và cần được giải quyết triệt để. “Sự việc là một ví dụ về việc phân biệt. Nếu tôi là người da trắng, sẽ không ai gọi tôi là ‘Người da trắng’. Hơn nữa, tôi là một người thân thiện, phục vụ có thể hỏi tên tôi để ghi vào hóa đơn”.

Đây không phải lần đầu tiên các thực khách châu Á bị phân biệt đối xử khi đến các quốc gia như Australia, Mỹ hay châu Âu. Ngày 3/12, Next Shark đưa tin về việc một người Mỹ gốc Philippines tên John Festejo bị phân biệt tại quán cà phê ở Vacaville, California, Mỹ. Thay vì gọi anh là John, nhân viên lại dùng từ “Chang” để gọi anh đến lấy đồ. Cuối cùng, John cũng nhận được lời xin lỗi từ quản lý cửa hàng.

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 31-10-2024 14:49:38

Danh mục đăng tin:Du lịch Trung Quốc,
Top