Gấu trúc, loài động vật vô dụng nhưng đáng yêu nhất thế giới

Từ lâu, loài động vật được xem là quốc bảo của Trung Quốc – gấu trúc, đã nổi danh trên toàn thế giới bởi độ… vô dụng đến đáng kinh ngạc. Quả thực là vậy. Chúng béo ị, lắm mỡ, lười di chuyển, tối ngày chỉ có ăn và ăn. Khả năng thích nghi lại kém so với các loài động vật khác. Nhưng vô dụng thì mặc vô dụng, gấu trúc vẫn là loài cực kỳ đáng yêu. Ở tất cả các vườn thú có sự xuất hiện của gấu trúc thì những chú gấu béo ị này luôn là ngôi sao thu hút khách tham quan.

Gấu trúc, loài động vật vô dụng nhưng đáng yêu nhất thế giới  

Lý do người ta lại yêu mến loài động vật vô dụng này

Gấu trúc, loài động vật vô dụng nhưng đáng yêu nhất thế giới

Theo tiến sĩ Edgar E. Coons, nhà thần kinh học hành vi tại ĐH New York, gấu trúc được xem là động vật đáng yêu nhất bởi lí do đơn giản: hình thể và hành vi của chúng kích hoạt bản năng làm cha mẹ trong con người.
Đôi mắt to có chấm đen bao quanh, mũi tẹt, đầu to tròn, lối đi đứng lạch bạch khiến con người dễ dàng liên tưởng gấu trúc với những em bé mới biết đi. Dù mắt gấu trúc thực tế không to, nhưng nhờ được “in” quanh bởi hai chấm đen nên ta có cảm giác đôi mắt của chúng to và tròn xoe. Mắt to thì đi liền với sự dễ thương, nếu không tin bạn cứ thử nhìn vào ai đó sở hữu mắt “bồ câu” xem.
Mũi tẹt cũng là một trong các dấu hiệu của trẻ thơ, bởi mũi của con người khi mới sinh sẽ thấp, sau mới cao dần lên theo thời gian. Gấu trúc mới sinh mũi tẹt, lớn lên… mũi vẫn tẹt nhưng vô tình lại khiến chúng mang nét “ngây thơ” hơn.
Chiếc đầu to cũng vậy, dù lúc bé hay đã lớn thì khi so tỉ lệ cơ thể, đầu gấu trúc vẫn to hơn so với nhiều động vật khác. Thực ra, mục đích chiếc đầu to không phải để gấu trúc làm nũng với con người, mà để chứa các cơ bắp hàm mạnh mẽ giúp chúng có thể nhai được thức ăn cứng là tre trúc.
Còn dáng đi lạch bạch thì dễ hiểu bởi… chân chúng ngắn, thích nghi cho lối sống leo trèo trên đồi núi và di chuyển chậm của gấu trúc.
Tất cả những đặc điểm kể trên do quá trình tiến hóa đã ngẫu nhiên kết hợp lại trên cùng một cơ thể, từ đó tạo nên loài vật gây “đốn tim” nhất quả đất.

+ Thật khó để cưỡng lại sự đáng yêu của loài vậy này

Gấu trúc, loài động vật vô dụng nhưng đáng yêu nhất thế giới

Ảnh: @hongqi

+ Những chú gấu trúc trong khu bảo tồn ở Thành Đô, Trung Quốc

Gấu trúc, loài động vật vô dụng nhưng đáng yêu nhất thế giới

Ảnh: @millerthacchiller

+ Di sản thất tình

Gấu trúc, loài động vật vô dụng nhưng đáng yêu nhất thế giới

Ảnh: @hnyuuu

Gấu trúc Trung Quốc từng bị phương Tây coi là “trào lưu” trong môn săn bắn

Gấu trúc, loài động vật vô dụng nhưng đáng yêu nhất thế giới

Bài viết của tạp chí iRead được đăng tải trên blog của Sina cho biết, gấu trúc vốn là loài động vật sinh sống cách biệt với loài người, ở trong các dãy núi sâu tại khu vực – Tây Tạng. Trong các thư tịch cổ của Trung Quốc có gọi tên loài vật này là con “beo”, tuy nhiên gần như không thể tìm được những ghi chép xác thực về chúng, cũng không có hình ảnh. Có truyền thuyết nói, loài “quái thú” này thường chạy xuống núi và… ăn hết đinh ốc trên các cổng thành.
Trong cuốn sách “Theo dấu gấu trúc” phát hành năm 1929 đã mô tả lại cảnh săn bắn gấu trúc. “Chúng tôi cùng nổ súng về phía con gấu trúc đang chạy xa, hai phát đều trúng đích. Con gấu gục xuống, nhưng đã nhanh chóng bò dậy và chạy vào rừng sâu” – Cuốn sách của anh em Roosevelt “con” viết.
iRead cho biết, cuốn sách trên đã tạo thành một tiền lệ, và mở đầu phong trào tới Trung Quốc săn gấu trúc của người phương Tây. Theo đó, từ năm 1936 tới 1946, số lượng gấu trúc còn sống được vận chuyển khỏi Trung Quốc có tới hơn 16 con, còn số tiêu bản xuất hiện tại các viện bảo tàng khắp thế giới là hơn 70 bộ.
Trong giai đoạn này, gấu trúc được phương Tây xem là một truyền thuyết thần bí, và người phương Tây đổ tới Trung Quốc săn gấu chủ yếu xuất phát từ tâm lý tò mò. Đây là thời kỳ mà nhận thức của phương Tây đối với gấu trúc Trung Quốc chỉ dừng lại ở mức độ “con mồi”.
Phải tới năm 1961, khi Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) còn đang trong giai đoạn trù bị, chú gấu trúc Xixi mà Vườn thú London trao đổi với Bắc Kinh đã nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà khoa học, và sau đó trở thành biểu tượng của tổ chức này.

Thời kỳ chuyển mình thành “quốc bảo” của gấu trúc

Gấu trúc, loài động vật vô dụng nhưng đáng yêu nhất thế giới

Trong tác phẩm nói về vấn đề “ngoại giao gấu trúc” của Trung Quốc, tác giả Nhật Bản Ienaga Masayuki tiết lộ, cho tới năm 1938, chính quyền Trung Quốc vẫn còn xem gấu trúc là loài động vật có hại. Người bản địa tại Tứ Xuyên còn ra sức giúp đỡ người Tây săn gấu trúc, bởi công việc này được trả thù lao bằng cả năm làm ruộng của nông dân.
Chính quyền Trung Quốc khi đó cũng nhận ra “cơn sốt gấu trúc” tại phương Tây, cho nên vào năm 1941, chính phủ Dân Quốc đã tặng Mỹ 2 con gấu trúc nhằm cảm ơn sự viện trợ từ nước này. Đây chính là sự kiện mở màn cho mô hình “ngoại giao gấu trúc” thời cận hiện đại.
Từ dã thú trong rừng sâu trở thành đại lễ để tặng các quốc gia đồng minh chính là bước chuyển mình mấu chốt trong hình tượng chú gấu trúc.
Sau khi nước CHND Trung Hoa thành lập năm 1949, “quốc lễ gấu trúc” đầu tiên đã được dành tặng cho Liên Xô vào năm 1957.
Trong thập niên 1960, Trung Quốc cũng tặng gấu trúc cho Triều Tiên.
Bước sang những năm 1970, nhờ “phá băng” quan hệ với phương Tây, Trung Quốc đã tặng gấu trúc cho Mỹ, Nhật, Pháp, Anh, Tây Đức, Mexico và Tây Ban Nha. Đây là giai đoạn mà “ngoại giao gấu trúc” chủ yếu chịu ảnh hưởng từ chính sách ngoại giao của chính quyền Trung Quốc cũng như sự ảnh hưởng từ quốc tế.

Khám phá Trung tâm Bảo tồn gấu trúc lớn nhất Trung Quốc

Gấu trúc, loài động vật vô dụng nhưng đáng yêu nhất thế giới

Nằm cách thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) khoảng 10km, Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn gấu trúc Thành Đô được thành lập năm 1987. Đây là nơi nghiên cứu và bảo tồn gấu trúc lớn nhất ở Trung Quốc hiện nay. Trung tâm hiện có 195 cá thể gấu trúc trong danh sách nuôi dưỡng.
Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có 95 con đang sống tại đây, vì số còn lại đã được các vườn động vật nhiều nước trên thế giới hoặc các địa phương khác của Trung Quốc mượn hoặc thuê về nuôi.
Gấu trúc chỉ sinh sống ở các tỉnh Tứ Xuyên, Cam Túc của Trung Quốc. Hiện nước này có hơn 2.000 cá thể gấu trúc, trong đó 70% được phân bố tại tỉnh Tứ Xuyên. Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn gấu trúc Thành Đô được gọi với cái tên đơn giản là Công viên gấu trúc. Mỗi năm, cơ sở này đón khoảng 3 triệu du khách tới tham quan và ngắm những chú gấu trúc dễ thương.

Cùng nhìn qua những hình ảnh đáng yêu của “di sản” nhé

Gấu trúc, loài động vật vô dụng nhưng đáng yêu nhất thế giới

Ảnh: @zuoanyixi
Xem gấu trúc trong môi trường sống tự nhiên của chúng và tận hưởng cuộc gặp gỡ gần gũi với những động vật quý hiếm này.

+ Hôm nay di sản mệt

Gấu trúc, loài động vật vô dụng nhưng đáng yêu nhất thế giới

Ảnh: @wuyyying

+ Một chú gấu trúc lười biếng đang nằm trên đá

Gấu trúc, loài động vật vô dụng nhưng đáng yêu nhất thế giới

Ảnh: @shuxin00

+ Tre là thức ăn yêu thích của gấu trúc

Gấu trúc, loài động vật vô dụng nhưng đáng yêu nhất thế giới

Ảnh: @melodyp

Tổng hợp

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 16-10-2019 15:55:02

Danh mục đăng tin:Du lịch Trung Quốc, Khám Phá Trung Quốc,
Top